TRONG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT CHỈ DUY CÓ CON NGƯỜI LÀ LÀM VIỆC

Một phần của tài liệu Một quan niệm về sống đẹp Nguyễn Hiếu Lê (Trang 74 - 76)

Vậy bữa tiệc nhân sinh đã bày trước mặt ta rồi đấy, chỉ còn mỗi một vấn đề là ta có thèm ăn hay không. Không phải món ăn là quan trọng, thèm ăn mới quan trọng. Khi xét loài người, điều lạ lùng nhất là cái quan niệm về sự làm việc và cái số lượng công việc mà loài người tự bắt mình phải làm. Vạn vật trong vũ trụ đều nhàn tản, duy có loài người là làm việc để sống. Con người bây giờ phải làm việc vì do những tấn bộ của văn minh, đời sống hoá ra phiền phức không tưởng tượng được: đủ các bổn phận, trách nhiệm, lo âu, chướng ngại, tham vọng, do xã hội tạo ra cả. Trong khi tôi ngồi viết ở đây, thì một con bồ câu lượn chung quanh gác chuông một giáo đường, ngay trước cửa sổ tôi, chẳng hề lo lắng rằng sẽ có cái gì ăn không. Tôi nhận rằng bữa cơm của tôi phiền phức hơn bữa ăn của con bồ câu và phải nhờ cả ngàn người làm việc, phải nhờ một hệ thống rất phức tạp về văn hóa, mậu dịch, vận chuyển, giao hàng, nấu nướng, tôi mới có vài món ăn trong mỗi bữa. Cho nên con người khó kiếm được miếng ăn hơn loài vật, và nếu một con thú rừng nào lạc vào thành phố, mà lại nhận thấy được kiếp lao động khó nhọc của chúng ta thì tất nó sẽ hoài nghi và kinh ngạc lắm.

Nó sẽ nghĩ rằng trong vạn vật chỉ có cái con vật đi hai chân là chúng ta mới làm việc. Trừ ít con ngựa kéo xe, vài con bò kéo cày, ngay những gia súc của chúng ta cũng không làm việc. Con chó săn của cảnh sát ít khi phải làm nhiệm vụ; con chó giữ nhà buổi sáng kiếm chỗ nắng ấm ngủ thẳng giấc rồi chơi giỡn gần suốt ngày, con mèo quí phái nhất định là không hề làm một việc gì để “mưu sinh” rồi, muốn đi chơi đâu thì đi. Con người siêng năng cũng bị nhốt trong chuồng, cũng bị thuần phục (như gia súc) mà lại không được xã hội nuôi, phải làm việc cực khổ để kiếm lấy miếng ăn. Tôi hoàn toàn nhận rằng nhân loại được hưởng nhiều cái lợi, như cái vui khoa học, cái vui đàm đạo và cái vui ảo tưởng. Nhưng vẫn còn sự tình cốt yếu này là đời sống chúng ta hoá ra phiền phức quá và chín mươi chín phần trăm hoạt động của ta chỉ để lo việc kiếm ăn mà sự tấn bộ làm cho việc kiếm ăn mỗi ngày một khó khăn cực nhọc, cực nhọc đến nỗi chúng ta mất thèm ăn đi, ăn mất ngon đi. Dù đứng vào quan điểm một con thú rừng hay quan điểm một triết gia thì sự tình đó cũng rất đỗi là vô lí.

Mỗi lần tôi đứng xa nhìn một châu thành hoặc đứng trên cao nhìn một biển nóc nhà thì tôi thấy kinh khoảng. Vài ba tháp chứa nước, vài ba tấm quảng cáo chìa phía lưng ra, có lẽ thêm một hai gác chuông giáo đường, rồi những sân trải hắc in làm mái cho những ngôi nhà bằng gạch, hay bê tông, ngôi nào cũng dựng đứng lên, vuông vắn, cứng ngắc, không ra cái hình dáng gì cả, trên nó cắm những ống khói phai màu, bẩn thỉu, những ăng ten máy thâu thanh và những dây chì phơi quần áo. Ngó xuống phố, tôi thấy những bức tường gạch đỏ hoặc xám nối tiếp nhau với những hàng cửa sổ cùng một kiểu, nhỏ, tối, sáo che khuất một nửa, và ở cửa thành cửa đặt một bình sữa hoặc vài chậu bông nhỏ xíu, èo ọt. Một em bé dắt chó trèo lên nóc

http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 75 nhà, ngồi ở cầu thang để hưởng chút ánh nắng mặt trời. Lại ngửng đầu lên, ngó ra xa, tôi thấy hàng dãy mái nhà trải tới chân trời, cứ vuông chành chạnh ra, xấu xí làm sao. Đó, nhân loại sống trong những khu như vậy đó. Người ta sống ra sao nhỉ, sau những cửa sổ tối tăm kia? Thật kinh hồn. Phía sau hai ba chiếc cửa sổ, mỗi đêm một cặp vợ chồng lên giường ngủ y như bồ câu chui vào chuồng vậy; sáng thức dậy, uống cà phê, rồi ông chồng ra phố, tới một nơi nào đó kiếm cơm cho gia đình, trong khi đó bà vợ rán quét tước, lau chùi một cách cương quyết, thất vọng để giữ cho căn nhà nhỏ được sạch sẽ. Khoảng bốn năm giờ chiều, vợ chồng dắt nhau ra ngồi ở cửa chuyện trò với hàng xóm và hít ít không khí mát mẻ. Đêm xuống, họ mệt đừ và đi ngủ. Đó, họ sống như vậy đó.

Có những kẻ phong lưu hơn, sống trong những căn nhà tốt hơn, có nhiều phòng, nhiều chụp đèn hơn. Mà cũng thứ tự, sạch sẽ hơn, rộng rãi hơn, hơn một chút thôi. Họ đỡ lo lắng về tiền nông hơn. Nhưng lại thêm bao nhiêu rắc rối về tình cảm, thêm bao nhiêu cuộc li dị, thêm bao nhiêu đêm ông chồng đêm không về nhà, thêm bao nhiêu cặp tôi tớ rủ nhau tìm cách vung phí để khuây khoả. Có Trời Phật chứng giám, họ cần quên những bức tường gạch đơn điệu, những sân đánh bóng này nữa chứ! Và tất nhiên bọn đàn ông đi coi đàn bà khoả thân. Do đó mà những chứng thần kinh thác loạn cũng nhiều hơn, thuốc aspirine cũng bán chạy hơn, bệnh đau bụng, đau bao tử, đau ruột dư, đau óc, đau gan, bệnh huyết áp, đường xí, mất ngủ, bón, mất ăn, mệt mỏi cũng nhiều hơn. Để cho bức hoạ được đủ, tôi phải thêm: chó nuôi cũng nhiều hơn mà trẻ con thì bớt đi. Thực ra trong bọn họ cũng có vài người sống vui vẻ, nhưng xét chung thì có lẽ không sung sướng bằng những kẻ làm lụng nhiều; và họ buồn chán hơn. Nhưng họ có xe hơi và có lẽ có cả một ngôi nhà nghỉ mát ở vùng quê. Vậy là ở nhà quê người ta làm việc cực khổ để có tiền ra tỉnh ở, và ở tỉnh người ta lại kiếm tiền cho nhiều để trở về nhà quê nghỉ.

Nếu bạn đi dạo một vòng trong châu thành, bạn sẽ thấy phía sau một phố chính với những mĩ viện lộng lẫy, những hàng bán hoa, những công ti vận hành, có một phố nữa với các tiệm thuốc, tiệm tạp hoá, tiệm bán đồ sắt, tiệm giặt ủi, các quán ăn rẻ tiền, các sạp báo. Đâu đâu cũng những tiệm, những quán đó. Họ sẽ sống ra sao? Tới đây làm gì? Giản dị lắm. Người thợ giặt giặt quần áo cho người hớt tóc, người hớt tóc lại hớt tóc cho người thợ giặt và người bồi quán ăn. Văn minh là như thế. Có lạ lùng không? Tôi cá rằng một số thợ giặt, thợ hớt tóc hoặc bồi quán ăn suốt đời không bao giờ ra khỏi châu thành. Nhờ trời, còn có những rạp hát bóng trong đó họ có thể trông chim hót trên cành lá đong đưa, thấy nước Thổ, nước Ai Cập, núi Hi Mã Lạp Sơn, núi Andes, thấy những cơn bão, những vụ đắm tàu, những cuộc lễ gia miện, thấy những con kiến, con sâu, con xạ thử, thấy con rắn mối đánh nhau với con bò cạp, thấy núi, sông, mây và cả mặt trăng nữa; thấy tất cả những cái ấy trên màn bạc.

Ôi! Nhân loại thông minh trí tuệ một cách kinh khủng! Tôi xin bái phục. Làm sao hiểu nổi cái văn minh nó bắt người ta làm việc cực khổ đến bạc đầu để kiếm ăn mà quên mất cái sự nghỉ ngơi, vui chơi.

2. THUYẾT NHÀN TẢN CỦA TRUNG HOA

http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 76 tính tình trái ngược nhau thì người ta lại phục nhau, cho nên tôi đoán rằng người Mĩ phục người Trung Hoa cũng ngang với người Trung Hoa phục người Mĩ. Tôi không biết phương Đông và phương Tây sau này có gặp nhau không; có dấu hiệu chắn chắn là hai bên đương tiến lại gần nhau đấy, và văn minh hiện đại càng tiến, phương tiện giao thông càng dễ dàng thì mỗi ngày hai bên càng gần nhau lại. Ít nhất là ở Trung Hoa người ta không phản đối văn minh cơ giới đó và người ta đương tìm cách dung hoà hai nền văn hóa, nền triết học cổ của Trung Hoa với nền văn minh kĩ thuật, để rán hợp nhất lại trong một lối sống thực tế. Còn ảnh hưởng của triết học phương Đông tới lối sống phương Tây thì không chắc chắn gì cả, không ai dám đoán trước về điểm đó được.

Văn minh cơ giới mau đưa loài người tới một thời đại nhàn nhã và con người sẽ bắt buộc phải tiêu khiển nhiều hơn mà làm việc bớt đi. Sẽ tới một lúc mà con người hoá ra mệt mỏi, chán ngán sự tiến bộ hoài huỷ về kĩ thuật; vì tôi không tin rằng khi đã có những điều kiện tốt đẹp nhất để sống rồi, con người vẫn còn làm lụng hoài như ngày nay. Có thể rằng con người lúc đó sẽ làm biếng hơn.

Theo tôi hiểu, văn hóa trước hết là sản phẩm của sự nhàn nhã. Hình như người nào minh triết thì không bận rộn, người nào bận rộn thì không minh triết. Người minh triết nhất là người nào nhàn tản ưu du nhất. Ở đây tôi không trình bày kĩ thuật cùng những cách nhàn tản ở Trung Hoa mà chỉ xin nói về cái triết học nó bồi dưỡng lòng ham nhàn tản thần tiên và tạo ra cái tính tình vô ưu, lạc thiên tri mệnh của văn nhân, thi nhân Trung Hoa – nói chung là của dân chúng Trung Hoa thôi. Cái tính khinh sự thành công mà sai mê đời sống đó do đâu mà phát sinh? Trước hết, tôi xin trình bày học thuyết nhàn tản của một tác giả ít có tên tuổi ở thế kỉ mười tám, Thư Bạch Hương: “Thời gian sở dĩ ích lợi là vì nó không được dùng tới. Thời nhàn hạ cũng như khoảng trống trong phòng”. Một thiếu nữ siêng năng nào mướn được một căn phòng nhỏ đầy đồ đạt, không còn chỗ trống thì ai cũng thấy không thư thái, vì không có chỗ để cử động nữa, cho nên khi được tăng lương thì đi kiếm ngay một căn phòng rộng hơn để có nhiều chỗ trống hơn. Chính những chỗ trống đó làm cho căn phòng dễ ở; những lúc nhàn hạ cũng vậy, làm cho đời ta dễ chịu hơn. Một bà giàu có, sống ở Park Avenue, mua một khu đất cạnh nhà để cho người ta khỏi cất một ngôi nhà chọc trời trên khu đó. Bà ta phải trả một số tiền lớn để có một khoảng đất hoàn toàn vô dụng, và tôi cho rằng chưa bao giờ bà dùng tiền một cách sáng suốt bằng lần đó.

Về điểm đó, tôi xin chép một kinh nghiệm bản thân. Ở Nữu Ước, tôi không sao thấy được cái đẹp của một ngôi nhà chọc trời; tới Chicago tôi mới hiểu được rằng một ngôi nhà chọc trời rất có thể uy nghi, rất đẹp, nếu trước mặt có đủ đất trống và ba phía kia có khoảng trống ít nhất là non một cây số. Về phương diện đó, Chicago có lợi thế hơn là khu Mahattan ở Nữu Ước, và những ngôi nhà lớn ở Chicago có nhiều khoảng trống chung quanh để người ta có thể đứng xa trông ngó được. Nói một cách bóng bẩy thì đời sống của chúng ta cũng hẹp quá, nên ta không thể thong thả bao quát được phần tâm linh của nó. Ta thiếu cái thế nhìn xa.

Một phần của tài liệu Một quan niệm về sống đẹp Nguyễn Hiếu Lê (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)