Ngày nay nữ quyền và những đặc quyền xã hội của phụ nữ có tăng lên, nhưng đó chỉ là bề ngoài, bề trong thì tôi cho rằng ngay ở Mĩ cũng vậy, phụ nữ cũng còn bị thiệt thòi. Tôi mong rằng cảm tưởng của tôi sai, rằng trong khi nữ quyền tăng lên thì cái thái độ phong nhã của đàn ông đối với đàn bà không giảm đi. Vì hai cái đó không nhất định phải đi đôi với nhau: Sự tôn trọng phụ nữ một cách chân thực và sự cho phép họ tiêu tiền, được đi đâu tuz {, được tạo xí nghiệp và được bầu cử. Tôi là một công dân của Cựu Thế giới và nhìn đời với nhãn quan cổ hủ, tôi cho rằng có những điều quan trọng và những điều không quan trọng, và phụ nữ Mĩ hơn hẳn các chị em của họ ở Cựu Thế giới về những điểm không quan trọng, còn những điểm quan trọng thì địa vị hai bên rất giống nhau.
Phụ nữ tìm đủ cách làm đẹp lòng đàn ông, họ rất săn sóc cái duyên dáng của thân thể họ, ăn bận một cách rất hấp dẫn. Và nghệ thuật đã làm cho đàn ông thời nay để ý tới nữ tính. Chưa bao giờ người ta “khai thác” thân thể phụ nữ như ngày nay, khai thác về thương mãi, từ những đường cong, những uyển chuyển của các bắp thịt tới những móng chân móng tay sơn màu; và tôi không hiểu tại sao phụ nữ Mĩ ngoan ngoãn, chịu cho người ta khai thác đến thế. Một người phương Đông[2], sẽ cho như vậy
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 88 là không tôn trọng đàn bà. Các nghệ sĩ gọi cái đó là cái đẹp, khán giả gọi cái đó là nghệ thuật, chỉ những nhà dàn cảnh và các ông bầu hát mới ngay thẳng gọi nó là sex-appeal (sự gợi tình của nữ tính) và đàn ông thường lấy vậy làm thích. Hiện tượng đó quả là hiện tượng đặc biệt của một xã hội tạo ra vì đàn ông, do đàn ông chỉ huy, một xã hội trong đó đàn bà khoả thân bị đem trưng ra trước công chúng vì mục đích thương mãi, còn đàn ông thì gần như không khi nào bị vậy, trừ vài anh mãi võ. Đàn bà ở trên sân khấu thì hở hang, gần như khoả thân, còn đàn ông ngồi dưới ngó lên thì ăn bận đàng hoàng, đeo cả cà vạt nữa. Nếu xã hội do đàn bà chỉ huy thì tình trạng đó có đảo ngược không nhỉ? Các nghệ sĩ nghiên cứu thân thể cả của đàn ông lẫn đàn bà, nhưng họ khó kiếm được những người đàn ông thân thể đẹp đẽ chịu làm kiểu cho họ. Các hí viện dùng sự khoả thể của đàn bà để câu khách. Mà các nhà quảng cáo thương mại cũng vớ lấy cái đó, đặt ra trăm phương ngàn kế để đập vào mắt khách hàng. Kết quả là phụ nữ ngày nay có cái ấn tượng sâu sắc rằng phải hi sinh cho nghệ thuật, phải nhịn ăn, bóp bụng, vận động đúng kỉ luật để cống hiến cho thế giới cái đẹp của mình. Cơ hồ như làm thân phận của đàn bà, trừ cách lợi dụng cái đẹp gợi tình của mình ra thì không có cách nào để câu đàn ông nữa.
Tôi cho rằng quá chú trọng vào vẻ đẹp gợi tình như vậy là có một quan niệm non nớt và phiến diện về bản chất của phụ nữ, là hiểu lầm về tính cách của ái tình, của hôn nhân, là coi phụ nữ chỉ như một người bạn chứ không phải là một người chủ trong gia đình. Đàn bà sẽ mất cái địa vị làm mẹ đi, chỉ có cái địa vị làm vợ; và tôi nhấn mạnh về điểm này là địa vị cao cả nhất của đàn bà là địa vị làm mẹ; khi đàn bà từ chối địa vị làm mẹ thì mất phần lớn cái tôn nghiêm đi, có thể thành một đồ chơi thôi. Mà ngày nay có bao nhiêu đàn bà không chịu có con vì sợ thân thể sẽ sồ sề, mất vẻ đẹp.
Và có bao nhiêu đàn bà đứng tuổi, cố tranh đấu một cách vô vọng với mớ tóc đương bạc, với quang âm thấm thoát? Đã không thể tranh đấu được thì sao không nhận rằng mớ tóc bạc cũng có cái đẹp của nó, như Chu Đỗ trong bài thơ dưới đây:
----“Tóc trắng lại thêm vài trăm cọng, ----Mấy lần nhổ hết, nó lại mọc.
----Chẳng bằng đừng nhổ, cho nó trắng, ----Tranh đấu làm chi cho thêm mệt”.
Người ta cho một đàn bà lí tưởng là thiếu nữ diễm lệ, thân thể hoàn toàn cân đối; tôi cho rằng đàn bà không lúc nào đẹp bằng lúc cúi trên cái nôi, không lúc nào tôn nghiêm bằng lúc bồng con, và không lúc nào sung sướng bằng nằm trên giường ôm con mà giỡn với nó. Có thể tôi có mặc cảm về mẫu tính, nhưng không sao, vì mặc cảm tâm lí đối với một người Trung Hoa không khi nào có hại cả. Nhưng tôi nghĩ rằng quan niệm của tôi về phụ nữ là do ảnh hưởng của l{ tưởng về gia đình của dân tộc tôi.
4. LÍ TƯỞNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRUNG HOA
Theo tôi, chương về Sáng tạo trong Sáng Thế Kí[3] cần phải viết lại. Trong truyện Hồng Lâu Mộng[4], nhân vật chính là Giả Bảo Ngọc, một thanh niên được chiều chuộng, đa cảm, thích gần gũi đàn bà và rất phục các chị em họ diễm lệ của chàng, hận rằng mình trót sinh làm nam nhi, có lần nói rằng đàn bà do nước tạo thành, còn đàn ông do đất sét tạo thành, vì đàn bà đều linh lợi, thông minh, kiều mị, khả ái như các cô chị em họ kia, còn đàn ông như chàng thì xấu xa, ngu độn, thô lỗ, tàn bạo. Nếu tác
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 89 giả Sáng Thế Kí là Bảo Ngọc thì chuyện Sáng tạo chắc đã khác: Thượng Đế lấy một nắm đất sét, nặn một hình người, hà hơi vào mũi và thành Adam (thuỷ tổ của đàn ông). Nhưng không bao lâu Adam nứt nẻ, rớt thành từng miếng. Thượng Đế bèn lấy một chút nước, nặn lại cục đất sét và cái nước thấm vô thân thể Adam đó, Thượng Đế gọi là Eve (thuỷ tổ của đàn bà), như vậy nhờ có Eve mà sinh mệnh của Adam mới hoàn thành. Theo tôi, đó ít nhất cũng là { nghĩa của hôn nhân. Đàn bà là nước, đàn ông là đất sét, nước thấm vào đất sét mà thành hình; đất sét giữ nước, mà nước lưu động, sinh hoạt được trong đất sét, nên mới có cụ thể.
Đời Nguyên, có một hoạ sư danh tiếng là Triệu Mạnh Phú; bà vợ họ Quản cũng là một hoạ sĩ danh tiếng cũng đã dùng thí dụ nước và đất sét đó tả tình vợ chồng. Lúc hai ông bà đã đứng tuổi, lòng yêu vợ của ông giảm đi, ông muốn cưới một người thiếp. Bà làm bài từ khúc nhỏ này, ông rất cảm động và thôi không nghĩ đến việc nạp thiếp nữa:
---“Anh của em, em của anh, ---Giữa chúng ta tình cực đậm đà, ---Cho nên nhiều khi nồng như lửa. ---Lấp một nắm đất sét,
---Nặn thành hình anh, ---Đắp thanh hình em.
---Rồi đạp phá cả hai hình chúng ta, nhào chung lại, ---Lại nặn thành hình anh,
---Lại đắp thành hình em. ---Trong chất đất của em có anh, ---Trong chất đất của anh có em, ---Anh với em, sống thì đắp chung mền, ---Mà chết thì liệm chung quách”.
Ai cũng biết đời sống và xã hội Trung Hoa lấy gia đình làm cơ sở. Lí tưởng về gia đình đó do đâu mà có? Câu hỏi đó ít ai đặt ra, vì người Trung Hoa cho điều đó là cố nhiên rồi; còn người ngoại quốc thì không đủ tư cách để giải đáp. Người ta biết rằng Khổng Tử đã cho chế độ gia đình là căn bản triết học, đã đặc biệt chú trọng tới quan hệ vợ chồng, coi nó là giềng mối của những quan hệ nhân loại, đã đề cao đức hiếu, sự thờ phụng tổ tiên.
Lí tưởng về chế độ gia đình hiển nhiên chống với lí tưởng về chủ nghĩa cá nhân. Nó quan niệm rằng mỗi người không phải là một cá nhân mà là một phần tử của gia đình; nó dựa trên cái thuyết mà tôi gọi là “trào lưu sinh hoạt”, trong cái triết lí coi sự thực hành thiên tính là mục đích tối hậu của luân lí và chính trị. Không một người nào có thể sống lẻ loi được. Khi nghĩ tới một người nào, nếu ta không coi người đó là một người con, hoặc một người anh, một người cha, một người bạn, thì coi người đó là cái gì? Là một vật trừu tượng chăng? Người Trung Hoa vốn thiên về tư tưởng sinh vật học, cho nên nghĩ ngay đến những quan hệ về phương diện sinh vật học của con người. Do đó gia đình thành một đơn vị tự nhiên và hôn nhân cũng thành một sự kiện gia đình, chứ không phải của cá nhân; và sự nối dõi thành một bổn phận thiêng liêng. Thế kỉ mười bảy, một nhà Nho tên là Nhan Nguyên[5] về già, đi lang thang khắp trong nước để cố tìm một người anh ruột, mong rằng anh có con trai để nối dõi, vì ông không có thể có con được.
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 90 Trong cuốn “Nước tôi và dân tộc tôi”[6], tôi đã trỏ cái tệ bệnh của chế độ gia đình quá chấp nhất đó,
nó có thể biến thành một thái độ tự tư rất có hại cho quốc gia. Nhưng chế độ nào của loài người mà chẳng có tệ bệnh, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa quốc gia của phương Tây chẳng vậy ư? Tệ bệnh của chủ nghĩa quốc gia đã hiện rõ ở châu Âu ngày nay: Quốc gia đã dễ dàng biến thành một quái vật, như ở vài nước, và nuốt chửng những tự do cá nhân, cả hạnh phúc cá nhân nữa.
Cảm giác về ý thức gia đình và danh dự gia đình có lẽ là hình thức duy nhất của tinh thần đoàn thể trong đời sống Trung Hoa. Mỗi phần tử trong gia đình phải thận trọng mỗi hành vi để nhà mình, họ mình không thua sút nhà khác, họ khác. Mỗi đứa con loang toàng làm xấu hổ cho bản thân mà luôn cả cho họ hàng cũng y như một cầu thủ bắt hụt banh mà làm xấu hổ cho toàn đội. Còn người con nào thi đậu cũng như một cầu thủ ăn được một bàn; vẻ vang cho bản thân mà cũng luôn cả cho họ hàng nữa.
Trong khung cảnh gia đình, con người trải qua nhiều giai đoạn từ tuổi thơ tới tuổi thanh niên, tuổi thành nhân và tuổi lão niên: mới đầu được người thân săn sóc, rồi lớn lên, lại săn sóc lại người thân, về già thì được cấp dưỡng; mới đầu thì phải vâng lời và kính trọng người trên rồi càng lớn càng được vâng lời và kính trọng trở lại. Khung cảnh đó thêm màu sắc nhờ có thêm người đàn bà ở ngoài vào làm vợ, làm dâu, chứ không phải làm một vật trang sức hoặc một món đồ chơi; tôi nói làm vợ, làm dâu cũng không đúng hẳn, phải nói là làm một phần tử cần thiết và cốt yếu cho cây đại thụ là gia đình; vì có người đàn bà đó thì dòng dõi mới tiếp tục được. Mà sức mạnh của mỗi chi phái trong họ đều tuz người đàn bà đó, tuz huyết thống, sức khoẻ, sắc đẹp, sự giáo dục của họ. Cho nên người chủ gia đình rất thận trọng trong sự lựa dâu mà cha mẹ nào cũng có bổn phận dạy dỗ con gái để khi xuất giá, nó khỏi làm nhục mình. Theo thuyết “trào lưu sinh mệnh”[7] của tôi, áp dụng vào chế độ gia đình, thì sự trường tồn gần thành ra thực hiện được, thành một cái gì cụ thể. Ông nội nào nhìn cháu đi học cũng cảm thất rằng mình sống trong đứa cháu đó, và khi nắm tay nó hoặc bẹo má nó, cũng biết rằng da thịt nó là da thịt mình, dòng máu nó là dòng máu mình. Đời của mình chỉ là một phần tử của một cái cây lớn là gia đình, hoặc chỉ là một đợt trong cái trào lưu sinh mệnh bất tận, cho nên vui vẻ mà chết. Nỗi quan tâm nhất của cha mẹ ở Trung Hoa là trước khi nhắm mắt thấy con cái cưới gã đáng hoàng, vì có trông thấy nàng dâu, chàng rễ, họ mới tưởng tượng được đời sống của con cái họ sau này ra sau mà mà an tâm được.
Do đó mà đời sống lí tưởng của người Trung Hoa là chính mình không làm nhục tổ tiên và không có những đứa con làm nhục tổ tiên. Ông quan nào khi từ chức cũng thường đọc hai câu này:
----“Có con, vạn sự đủ;
----Không quan, một thân vui”
---- (Hữu tử, vạn sự túc, ----Vô quan, nhất thân khinh).
Cũng do đó mà Trung Hoa có nhiều đàn bà goá chịu ở vậy gian nan cực khổ suốt đời nuôi con nhỏ, hi vọng sau này nó thành người, làm vẻ vang cho tổ tiên.
Một quan niệm về gia đình như vậy đáng gọi là thoả mãn vì nó để ý tới tất cả các trạng thái của con người về phương diện sinh vật học; nên Khổng Tử đặc biệt chú ý tới nó. Chính thể lí tưởng của ông có
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 91 nhiều sinh vật tính một cách dị thường. Ông bảo: “Người già được sống yên ổn, trẻ em được săn
sóc[8], trong không có thiếu nữ ế chồng, ngoài không có con trai không vợ” (Lão giả an chi, thiếu giả
hoài chi; nội vô oán nữ, ngoại vô khoáng phu). Đó là mục đích tối hậu của chính trị, chứ không phải chỉ là một chi tiết đâu. Triết lí nhân tính đó được coi là thứ triết lí đạt tình. Khổng Tử muốn rằng tất cả thiên tính của con người đều được thoả mãn, có vậy mới được yên ổn về đạo đức mà sự yên ổn về đạo đức mới thật sự là sự yên ổn. Đó là một thứ chính trị lí tưởng, mục đích là không cần dùng chính trị mà cũng trị được dân, vì khi nào bản tâm của con người được an ổn thì xã hội mới ổn định.
---
[1] Nguyên văn là Sex appeal, một danh từ Mĩ không thể dịch ra tiếng Pháp hoặc ra tiếng Việt được: nó tựa như tiếng charme của Pháp hoặc tiếng duyên của ta nhưng hàm nghĩa gợi tình hơn, gần như gợi tính dục nữa. Bản Trung Hoa dịch là tính đích hấp dẫn (sự hấp dẫn của nữ tính).
[2] Hồi tác giả viết cuốn này. Nay đã khác.
[3] Chương trong Thánh kinh về sự sáng tạo thế giới.
[4] Tiểu thuyết tả chân danh tiếng nhất đời Thanh, của Tào Tuyết Cần (1719-1764).
[5] Hiệu Tập Trai (1635-1704), một triết gia trong phái kinh học đời Thanh: nghiên cứu thẳng các kinh truyện, chứ không theo Hán học hay Tống học.
[6] My country and my people. Cuốn này rất nổi danh, giới thiệu Trung Hoa với Âu Mĩ.
[7] Nghĩa là sinh mệnh truyền đời nọ đến đời kia liên miên bất đoạn, như những đợt sóng trên một dòng nước. *Nguyên văn tiếng Anh là: “stream-of-life”. (Goldfish)+.
[8] Bản tiếng Pháp dịch: người trẻ phải tập yêu và tập trung thành (les jeunes doivent apprendre à aimer et à être fidèles). *Nguyên văn tiếng Anh là: "the young shall learn to love and be loyal". (Goldfish)].