Đạo giáo nhận rằng không có gì là hoạ, là phúc, do đó mà đặc biệt tạo cho người Trung Hoa cái tính tình ưa nhàn. Tư tưởng cốt yếu của đạo đó ở chỗ cho hiện sinh quan trọng hơn sự biến hoá[1], tư cách quan trọng hơn sự thành công, và tĩnh thắng được động. Con người chỉ có thể bình thản được khi không bị dao động vì hoạ phúc ở đời. Chúng ta còn nhớ truyện “Tái ông thất mã” trong sách Hoài
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 81
“Một ông lão ở biên cương mất con ngựa. Người ta lại hỏi thăm, ông bảo: “Biết đâu đó chẳng phải là phúc?”. Ít ngày sau, con ngựa trở về, theo sau là một bầy ngựa Hồ rất tốt. Người ta lại mừng ông, ông đáp: “Biết đâu đó chẳng phải là hoạ?”. Thấy có nhiều ngựa, con ông già đâm ham cưỡi ngựa, té gãy giò. Người ta lại chia buồn, ông đáo: “Biết đâu đó chẳng phải là phúc?”. Năm sau, rợ Hồ lấn cõi, tráng đinh ra trận, mười người chết tới chín. Duy có con ông vì khập khiểng nên khỏi ra trận mà cha con được sống với nhau”.
Triết lí đó giúp ta chịu được ít nhiều cái bất hạnh trong đời vì ta tin rằng trong cái hoạ có cái phúc cũng như huy chương có mặt trái thì có mặt phải. Nếu một người nghĩ rằng không có gì là quan trọng thì đối với người ấy không có gì là quan trọng cả; và như vậy người ấy có thể bình tĩnh, khinh sự dao động lăng xăng, khinh sự thành công vì còn thích sự thành công là còn sợ thất bại, càng thành công lớn thì càng sợ té đau. Những phần thưởng hão huyền của danh vọng sánh sao được với cái lợi mênh mông của sự ẩn dật. Đạo gia cho rằng kẻ sĩ sáng suốt thì khi thành công không cho rằng mình đã thành công mà khi thất bại cũng không chắc rằng mình đã thất bại; còn kẻ chưa thật sáng suốt mới tin chắc rằng thành công cùng thất bại đều là tuyệt đối và xác thực.
Do đó mà Đạo giáo khác với Phật giáo: mục đích của Phật giáo là không cần gì ở đời, còn mục đích của Đạo giáo là không muốn cho đời cần mình. Chỉ những người không muốn cho đời cần mình mới có thể vô ưu, và chỉ những người vô ưu mới có thể sung sướng. Nghĩ vậy cho nên Trang Tử, triết gia nổi danh nhất, tài trí nhất trong phái Đạo gia thường khuyên ta đề phòng, đừng nên nổi danh quá, hữu ích quá, lo giúp đời nhiều quá. Heo mà mập quá thì bị làm thịt để cúng tế, chim mà lông đẹp quá thì bị thợ săn bắn trước hết. Ông lại kể một ngụ ngôn: hai người đi quật một ngôi mộ để trộm bảo vật, cầm búa đập bể sọ và hàm răng người chết, chỉ vì kẻ này ngu xuẩn dặn người thân đặt một viên ngọc trong miệng mình khi liệm xác.
Những điều tôi trình bày trong đoạn trên đưa tới kết luận tất nhiên này là “Thế thì tại sao ta không
sống một đời nhàn tản?”.
6. BA TẬT CỦA NGƯỜI MĨ
Nhân sinh quan của người Mĩ ngược hẳn với người Trung Hoa. Trong một xưởng nọ, tôi thấy một tấm bảng lớn với hàng chữ này: “Mới chỉ gần ngay thì vẫn chưa được”. Người Mĩ khó chịu ở chỗ cầu toàn trách bị, khi một vật nào đã gần ngay thì họ còn muốn làm cho ngay hơn nữa, cho thật ngay, còn người Trung Hoa thì xính xái, cho gần ngay là được rồi.
Ba tật của người Mĩ là tăng hiệu năng, muốn đúng giờ và muốn thành công. Họ rất khổ, rất quạo quọ vì ba tật đó cướp mất của họ cái quyền nhàn tản, cái quyền hưởng một buổi chiều an nhàn, vui vẻ. Chúng ta phải quen với { này đi: ở đời không có gì là tai hoạ cả và bên cạnh cái nghệ thuật làm việc còn có một nghệ thuật cao cả hơn nữa là chẳng làm gì cả. Xét chung thì trả lời ngay các bức thư với không trả lời, kết quả đại loại cũng gần như nhau. Rút cục cũng chẳng có gì xảy ra cả, một bên không giúp cho người ta được một vài việc tốt, còn một bên tránh được cho người ta vài cái hại. Đa số các bức thư, có bỏ trong ngăn kéo ba tháng rồi lấy ra coi lại, sẽ thấy nếu trả lời thì thật là mất thì giờ vô ích. Viết thư có thể sẽ thành một thói xấu nó làm cho các văn sĩ, giáo sư thành những thầy kí rành nghề. Cho nên tôi hiểu tại sao Thoreau khinh những người Mĩ ngày nào cũng ra sở bưu điện.
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 82 Vấn đề tranh luận của chúng ta không phải ở điểm: sự hiệu năng có ích hay không. Tôi nhận rằng nhờ nó mà chúng ta có được những đồ dùng tốt, chế tạo kĩ lưỡng. Tôi luôn luôn tin những vòi nước Mĩ hơn là những vòi nước chế tạo ở Trung Hoa vì nó không rỉ nước. Vấn đề ở điểm này: những kẻ lăng xăng với những kẻ nhàn tản, thì kẻ nào khôn hơn? Có hiệu năng mới làm được việc, đồng {, nhưng thói hiệu năng cũng cướp thì giờ của ta, không cho ta rãnh rang để hưởng lạc, mà kích thích thần kinh ta quá vì cái tật cầu toàn trách bị. Một viên chủ bút Mĩ lo đến bạc đầu vì ông ta không muốn thấy một lỗi in nào trong tạp chí của ông. Viên chủ bút Trung Hoa khôn hơn: để cho độc giả cái thú tìm ra được ít nhiều lỗi trên báo. Hơn nữa, một tạp chí Trung Hoa có thể khởi đăng một truyện rồi nửa chừng bỗng quên phắt nó đi. Ở Mĩ mà như vậy thì các ông chủ bút cho là trời sập rồi; nhưng ở Trung Hoa điều đó chẳng quan trọng gì cả, chỉ vì nó chẳng có chút quan trọng nào. Và người Trung Hoa luôn luôn đúng kì nếu để cho họ thong thả. Rút cục họ cũng làm xong công việc đã dự tính, miễn là đừng tính sát quá.
Cái tốc độ của đời sống kĩ nghệ hiện tại không cho ta nhàn tản ưu du nữa. Tệ hơn nữa, nó bắt ta thay đổi quan niệm về thời gian mà người ta đo bằng chiếc đồng hồ, rồi biến luôn con người thành chiếc đồng hồ. Ở Trung Hoa cũng đương có tình trạng đó. Trong một xưởng hai vạn thợ thì tất nhiên phải đúng thời khắc, nếu ai muốn tới lúc nào tuz ý thì sự hỗn độn sẽ kinh khủng. Nhưng sự bắt buộc phải đúng giờ đó làm cho đời sống cực khổ, bực bội quá đi. Biết rằng chiều nay, đúng năm giờ ta phải tới một nơi nào đó, thế là mất toi cả buổi chiều, chỉ những lo ngai ngái sao cho khỏi trễ. Người Mĩ nào cũng sắp đặt thời khắc y như ở trường tiểu học: ba giờ chiều làm việc này, năm giờ làm việc kia, sáu giờ rưỡi thì thay quần áo, sáu giờ năm mươi kiếm tắc xi, bảy giờ tới lữ quán. Đời sống mà như vậy thì còn giá trị gì nữa?
Người Mĩ ngày nay đã tới một tình trạng bi đát là chẳng những họ lập thời khắc biểu cho hôm sau hoặc tuần sau, mà còn lập trước cho tháng sau nữa. Người Trung Hoa không khi nào hẹn gặp nhau ba tuần lễ trước khi và khi nhận được một thiệp mời thì sung sướng thay, họ không bắt buộc phải trả lời là nhận lời hay không. Họ có thể sẽ viết lên tấm thiệp chữ “sẽ tới” hoặc “đa tạ” rồi gởi trả lại; nhưng thường thường họ chỉ viết “nhận được rồi” mà chẳng cần cho biết quyết định ra sao: tới hay không tới. Một người Mĩ hay Âu sống ở Thượng Hải có thể sẽ bảo trước cho tôi biết rằng ngày 19 tháng 4 năm 1938[2], đúng ba giờ chiều, sẽ dự một hội nghị ở Ba Lê, rồi ngày 21 tháng 5 sẽ tới Vienne bằng chuyến xe lửa bảy giờ sáng. Người ta không thể đi du lịch mà tự làm chủ mình, muốn tới lúc nào thì tới, muốn đi lúc nào thì đi ư?
Nhưng, người Mĩ không biết nhàn tản, nguyên do quan trọng nhất là tại họ thích hoạt động, đặt hoạt động lên trên sự sinh tồn. Các ông Mĩ ham hoạt động vì họ muốn thoả lòng tự tôn và muốn cho bọn trẻ tôn trọng họ; người Trung Hoa cho họ là lố bịch. Già mà còn hăng hái hoạt động thì cũng không khác gì bắt một máy thu thanh trên đỉnh một giáo đường cổ rồi ra rả phát ra thứ nhạc Jazz vậy. Làm ông lão, chưa đủ sao? Có cần gì phải lúc nào cũng hoạt động không? Chúng ta thích những giáo đường cổ, những đồ cổ, mà chúng ta quên cái cốt cách đẹp đẽ của tuổi già. Hồi tráng niên mà không biết nhàn tản thì quả là một tội lớn đối với bản tính con người.
---
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 83
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 84
CHƯƠNG VIII
LẠC THÚ TRONG GIA ĐÌNH