Theo tôi hiểu thì chế độ gia đình Trung Hoa đặc biệt chú trọng tới trẻ em và người già; vì tuổi trẻ và tuổi già chiếm nửa đời sống của ta, cho nên hai tuổi đó đều cần được cuộc sống vừa ý. Trẻ em yếu đuối hơn người già, không thể tự săn sóc lấy được, nhưng chúng lại không cần nhiều tiện nghi vật chất như người già. Một em nhỏ ít cảm thấy những thiếu thốn về vật chất cho nên một đứa bé nhà nghèo thường thấy sung sướng ngang một đứa bé nhà giàu, nếu không phải là hơn. Nó có thể đi chân không mà thích hơn đi giày dép, còn người già mà phải đi chân không thì khó chịu và khổ tâm lắm. Thỉnh thoảng nó cũng có những nỗi buồn thoáng qua, nhưng rồi nó quên liền. Nó không nghĩ tới tiền, không lo ki cóp như người già. Lí do là nó chưa bị đời sống bức bách như người lớn. Thói quen của nó chưa thành hình, nó chưa thành nô lệ một nhãn hiệu cà phê nào đó, và có thứ gì uống thứ đó. Nó chưa có thành kiến về chủng tộc và tuyệt nhiên không có chút thành kiến về tôn giáo. Ý tưởng và
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 92 khái niệm của nó chưa thành những nếp cố định. Cho nên, các cụ già cần được giúp đỡ, săn sóc hơn trẻ em, các cụ có những lo lắng, những dục vọng rõ ràng hơn.
Dân tộc Trung Hoa thời thượng cổ đã có cái { thức kính mến tuổi già. Tinh thần đó chỉ có thể ví được tinh thần hiệp sĩ và tinh thần hào hoa phong nhã đối với phụ nữ của phương Tây. Nó được phô diễn minh bạch trong lời khuyên này của Mạnh Tử: “Người tóc bạc không phải đội nặng ở ngoài đường” (Ban bạch giả bất phụ đái ư đạo lộ hĩ), đó là mục đích tối hậu của một chính trị tốt. Ông cũng kể bốn hạng người khốn khổ nhất là hạng quan (đàn ông goá vợ), quả (đàn bà goá chồng), cô (trẻ con mồ côi), độc (người già không có con). Về hai hạng trên, quan và quả, thì chính phủ phải có một chính sách kinh tế để cho trai có vợ mà gái có chồng. Về các trẻ em mồ côi, theo chỗ tôi thấy thì Mạnh Tử không nói phải xử trí ra sao, nhưng thời nào cũng có những viện mồ côi cũng như những viện dưỡng lão, mặc dù những viện này không thể thay thế gia đình được. Trẻ em mà còn cha mẹ thì được cha mẹ nâng niu rồi, điều đó rất tự nhiên, chẳng cần nhắc nhở ai nữa, vì người Trung Hoa đã nói: “Nước
bao giờ cũng chảy xuôi”; nhưng còn cái tình con cháu đối với cha mẹ ông bà thì phải được văn hóa
bồi dưỡng nó mới nảy nở. Người nào cũng yêu con; nhưng chỉ người có văn hóa mới kính yêu cha mẹ. Kết quả là ở Trung Hoa, đạo hiếu thành một nguyên tắc được mọi người công nhận, và theo nhiều văn nhân, học giả, thì lòng mong được phụng dưỡng cha mẹ trong tuổi già đã thành một khát vọng. Người Trung Hoa không ân hận gì bằng không được săn sóc cha mẹ khi các người sắp mất, không có mặt bên giường cha mẹ khi các người tắt thở. Hồi xưa có người đi làm ăn xa, về tới nhà thì cha mẹ đã khuất núi, đau xót vô cùng, ngâm lên hai câu này:
----“Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, ----Muốn nuôi cha mẹ mà trời không cho”
---- (Thụ dục tĩnh nhi phong bất tức, ----Tử dục dưỡng nhi thân bất tại).
Khi so sánh đời sống phương Đông và phương Tây, tôi không thấy hai bên có những chỗ bất đồng tuyệt đối, trừ điểm này: thái độ đối với người già. Những chỗ bất đồng về thái độ hai bên đối với nam nữ, làm việc, sự du hí, sự thành công đều là tương đối cả. Những quan hệ giữa vợ chồng ở phương Tây không khác ở phương Đông là bao, ngay đến quan hệ giữa cha mẹ con cái, những quan niệm về tự do cá nhân, về dân chủ, những quan hệ giữa dân chúng và nhà cầm quyền cũng vậy. Nhưng về thái độ đối với người già thì phương Tây trái hẳn phương Đông. Điều đó hiện rõ trong cách hỏi tuổi nhau hoặc nói tuổi mình cho người ta biết. Ở Trung Hoa, hai người mới quen nhau, sau khi hỏi tên họ nhau rồi, tất hỏi đến “quí canh”[1] (tuổi) của nhau. Nếu đối phương khiêm nhường đáp mới hai mươi ba hoặc hai mươi tám tuổi thì người ta an ủi liền rằng tiền đồ còn dài và vẻ vang, còn được hưởng nhiều phúc. Nhưng nếu đối phương đáp là ba mươi lăm hoặc ba mươi tám tuổi thì người hỏi vội tỏ ngay vẻ tôn kinh, khen là có phước; mà đối phương càng cao thì lòng tôn kinh càng tăng. Ở Trung Hoa, những ông lão hành khất, râu bạc phơ cũng được đối đãi đặc biệt. Những người vào tuổi trung niên mong tới lúc làm lễ thọ ngũ tuần; hạng thương gia giàu có và hạng quan liêu thì bốn chục tuổi đã làm lễ thọ linh đình. Lễ thọ lục tuần quí hơn lễ ngũ tuần, lễ thất tuần lại quí hơn lễ lục tuần, và người nào làm lễ bát tuần thì được khen là Trời riêng hậu đãi.
Tuổi già được trọng như vậy, trách chi nhiều người chẳng muốn già. Trước hết người già đặc quyền nói, còn người trẻ phải làm thinh mà nghe; cho nên tục ngữ Trung Hoa có câu: “Thiếu niên dùng tai
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 93
chứ không dùng miệng” (Thiếu niên dụng nhĩ bất dụng khẩu). Ai mà chẳng muốn được nói và được
người khác nghe mình, cho nên về già thì càng có nhiều cơ hội hưởng cái vui đó. Mà người trẻ thì cứ tuần tự đợi lúc lớn tuổi sẽ đến phiên được trọng như vậy.
Mặc dầu tôi đã quen với đời sống phương Tây và biết thái độ của người phương Tây đối với người già, mà bây giờ đôi khi tôi còn thấy chướng tai khi họ nói chuyện với nhau. Chẳng hạn một bà lão nọ có nhiều cháu nội rồi, bảo rằng mỗi lần trông thấy thằng cháu lớn, là bà lại khó chịu. Ý bà muốn nói rằng thấy nó lớn quá mà nhớ đến tuổi cao của mình. Một bà lão khác, tóc cũng đã trắng xoá, bên cạnh ai nói về tuổi tác của bà là bà quay mặt đi, không muốn nghe, thái độ đó, thực tôi không hiểu nổi. Một lần khác, thấy một bà lão lên thang máy, tôi nhường chỗ cho bà, sơ { nhắc đến tuổi già của bà, bà ta bất bình, nói với một bà khác ngồi bên: “Gã đó tưởng còn trẻ hơn tôi nhiều lắm ư?”. Nghe một ông lão còn khang kiện khoe với người khác rằng mình còn “trẻ”, hoặc nghe người khác khen ông lão còn “trẻ”, tôi cứ cho rằng có sự lầm lẫn về ngôn ngữ. Phải còn là “già còn khoẻ mạnh”, chứ sao lại nói là còn “trẻ”? Già mà còn khoẻ mạnh là hạnh phúc lớn nhất của con người; như vậy mà gọi là “trẻ”, chẳng hoá ra giảm giá trị của hạnh phúc đó ư? Không có gì đẹp bằng một ông già minh mẫn, hiền từ, khoẻ mạnh, “mặt hồng hào mà râu bạc phơ”, ôn tồn bàn về thế sự nhân tình một cách rất từng trải. Người Trung Hoa hiểu điều đó nên thường vẽ những hình ông lão da hồng hào, tóc bạc vừa trang nghiêm, vừa vui vẻ vuốt chòm râu dài.
Tôi cho rằng sở dĩ người già ở Mĩ vẫn tiếp tục làm lụng hăng hái là vì họ theo chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá, tự đắc, muốn độc lập, cho sự nhờ vả con là tủi nhục. Trong số bao nhiêu nhân quyền mà người Mĩ ghi vào Hiến pháp của họ, lạ lùng thay họ không quên kể cái quyền được con cái phụng dưỡng, vì đó là một cái quyền của cha mẹ, một bổn phận của con cái chứ không phải chỉ là một sự cưu mang, giúp đỡ. Ai có thể chối cãi được rằng cha mẹ hồi trẻ làm việc để nuôi con, mất ăn mất ngủ khi chúng đau ốm, săn sóc, dạy bảo chúng suốt một phần tư thế kỉ, rồi khi về già, không được cái quyền chúng nuôi lại, kính mến? Người Trung Hoa không có cái quan niệm cá nhân độc lập, vì sống, theo họ là giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình; như vậy thì về già được con cái đền đáp lại, không phải là một điều xấu hổ, trái lại là một sự hân hạnh. Ở Trung Hoa, mục đích sinh tồn chỉ có vậy.
Tại phương Tây, những ông già bà lão lánh mặt đi, thích sống trong một lữ quán, ngủ ở đó, ăn ở đó, xa con cái, không muốn xen vô đời sống của chúng. Nhưng cha mẹ già cả thì có quyền như vậy chứ, mà nếu như vậy là quấy rầy con thì sự quấy rầy đó cũng tự nhiên, vì tất cả cuộc sinh hoạt, nhất là cuộc sinh hoạt trong gia đình mà một bài học tập cho ta chịu đựng sự bó buộc. Nếu không chịu đựng được sự cha mẹ già yếu của mình thì còn chịu đựng được ai trong nhà nữa? Không tập chịu đựng thì hôn nhân sẽ đổ vỡ. Dù những người bồi lữ quán có tận tâm tới mấy, cũng không thể thay thế sự săn sóc, làm yêu mến, kính trọng của con cái được.
Cái tục thần hôn định tỉnh[2], một số nhà văn ngày nay cho là di tích của chế độ phong kiến, nhưng nó có cái vẻ đẹp của nó. Điểm quan trọng là ai cũng muốn sống lâu và nếu trời cho sống lâu thì tới một thời phải già. Nếu ta bỏ chủ nghĩa cá nhân vô { thức, nó giả định rằng con người có thể sinh tồn trong cảnh trừu tượng, có thể trực tiếp độc lập được, thì ta phải tổ chức đời sống của ta ra sao cho thời kì vui vẻ nhất trong đời sẽ thuộc về tuổi già ở trước mặt ta, chứ không phải thuộc về tuổi thơ ở sau lưng ta. Vì nếu ta có thái độ ngược lại thì ta cứ phải vô vọng chiến đấu hoài với thời gian, cố níu lại cái tuổi xuân mà không sao níu được, phải tự dối mình rằng chưa già, nhưng ai có thể tự dối mình
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 94 hoài được? Đã không chống nổi với luật tự nhiên thì sao chẳng thuận theo tự nhiên mà hưởng lạc trong tuổi già? Đời người là một khúc hoà tấu; chung tiết của khúc đó nên hoà bình, êm đềm, thư sướng, mãn túc chứ không nên ồn ào chói tai vì tiếng trống nứt bể và tiếng chũm choẹ vỡ loảng xoảng.
---
[1] Sách in là “quí danh”, tôi sửa lại là “quí canh” (貴庚) theo bản Sinh hoạt đích nghệ thuật. Nguyên văn tiếng Anh là: “glorious age”. (Goldfish).
[2] Thần hôn định tỉnh là nói về bổn phận của người con hiếu thảo đối với cha mẹ là: buổi sáng sớm vào hỏi thăm cha mẹ xem có ngủ được yên giấc không, và buổi tối cũng vào hỏi thăm cha mẹ có khỏe không? (theo Cao Đài từ điển). (Goldfish).
http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 95
CHƯƠNG IX: HƯỞNG THỤ Ở ĐỜI