0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh đấu thầu doanh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI 1 (Trang 42 -104 )

4. Đóng góp của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh đấu thầu doanh

nghiệp xây dựng

Thứ nhất, để giành thắng lợi trong đấu thầu doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật và tài chính của mình. Thực tế cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng cho thấy rằng các nhà thầu đƣợc đánh giá cao thƣờng là những nhà thầu có kinh nghiệm, thiết bị máy móc, công nghệ thi công hiện đại. Do đó, để giành thắng lợi trong cạnh tranh đấu thầu xây dựng doanh nghiệp cần tăng cƣờng đầu tƣ thiết bị, máy móc, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào thi công.

Những doanh nghiệp giành đƣợc thắng lợi trong cạnh tranh đấu thầu thƣờng là những doanh nghiệp có khả năng tài chính minh bạch và dồi dào. Để giành thắng lợi trong đấu thầu cạnh tranh, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng doanh nghiệp phải luôn luôn chủ động tìm kiếm các nguồn tài chính để đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án, việc thu chi tài chính phải minh bạch, tuân thủ các qui định của nhà nƣớc về quản lý tài chính.

Thứ hai, để giành thắng lợi trong đấu thầu xây dựng doanh nghiệp phải chuẩn bị, nghiên cứu kỹ hồ sơ dự thầu, phải có sự hiểu biết nhất định về dự án mà mình sẽ tham gia đấu thầu. Từ những thất bại, cũng nhƣ thành công trong công tác cạnh tranh đấu thầu, cho thấy doanh nghiệp muốn giành đƣợc thắng lợi thì phải có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng, đầu tƣ thỏa đáng về nhân lực và tài chính cho công tác lập hồ sơ dự thầu. Muốn làm tốt công tác này, doanh nghiệp phải nghiên cứu hết sức kỹ lƣỡng hồ sơ mời thầu, các đặc điểm của dự án (qui mô, địa điểm thực hiện, điều kiện thực hiện dự án, công nghệ thi công), đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó sẽ tập hợp đội ngũ chuyên gia của công ty, đầu tƣ thời gian và tài chính để hoàn thiện hồ sơ dự thầu. Trong quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình lập hồ sơ dự thầu, doanh nghiệp có thể tham khảo các hồ sơ dự thầu của các dự án tƣơng tự đã thực hiện trƣớc đó, hồ sơ dự thầu của các công ty nƣớc ngoài có kinh nghiệm trong đấu thầu, thậm chí doanh nghiệp có thể thuê các công ty tƣ vấn, các chuyên gia có trình độ tƣ vấn xây dựng hồ sơ dự thầu.

Thứ ba, muốn giành thắng lợi trong đấu thầu xây dựng đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tƣ, doanh nghiệp tƣ vấn dự án. Chủ dự án đóng một vai trò hết sức quan trọng, tác động không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp trong đấu thầu. Kinh nghiệm cho thấy rằng, ở những dự án mà doanh nghiệp đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của chủ đầu tƣ, của nhà tƣ vấn thì khả năng trúng thầu rất cao, do đó, việc thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tƣ và nhà tƣ vấn luôn là mối quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp xây dựng.

Thứ tư, để giành thắng lợi trong đấu thầu xây dựng doanh nghiệp phải làm tốt công tác quảng bá thƣơng hiệu, tiếp thị. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng những doanh nghiệp có thƣơng hiệu uy tín, làm tốt công tác tiếp thị và tìm kiếm dự án thì sẽ có nhiều cơ hội trúng thầu hơn so với những doanh nghiệp khác.

Thứ năm, xác định và nắm bắt kỹ các thông tin về thị trƣờng, đặc biệt là thông tin về các đối thủ cạnh tranh, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vấn đề tham gia đấu thầu và thắng thầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

2.1.1. Thực trạng về năng lực đấu thầu của Công ty CP Xây dựng thủy lợi 1 như thế nào 1 như thế nào

Nghiên cứu tình hình đấu thầu của công ty Cổ phần Xây dựng thủy lợi 1 trong những năm gần đây (từ 2009 -2011) về số lƣợng công trình trúng thầu, giá trị công trình trúng thầu, chất lƣợng công trình, uy tín và vị trí công ty so với các công ty xây dựng, các chỉ tiêu kinh tế khác... để phân tích về thực trạng, tình hình cũng nhƣ năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty

2.1.2. Những vấn đề tồn tại trong việc nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty CPXD thủy lợi I Công ty CPXD thủy lợi I

Xác định rõ những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh đấu thầu của công ty nhƣ: trang bị kỹ thuật, trình độ, năng lực của ngƣời lao động, khả năng tài chính, hoạt động marketing, các chính sách của nhà nƣớc, đối thủ cạnh tranh, nhà thầu.. và xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của công ty theo các mặt trên từ đó tìm ra những điểm mạnh để phát huy trong thời gian tới cũng nhƣ khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thời gian tới

2.1.3. Giải pháp nào để nâng cao năng lực đấu thầu cho Công ty CPXD thủy lợi I thủy lợi I

Khi phân tích tìm ra những mặt còn hạn chế trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi 1, để đƣa ra các giải pháp nhằm khắc phục những nhƣợc điểm của Công ty

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty cổ phần thủy lợi 1, đề tài nghiên cứu và thu thập số liệu tại 2 Công ty cùng tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gia đấu thầu trong các công trình thủy lợi. Đó là Công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi 2 và Công ty cổ phần thủy lợi 3.

Bảng 2.1. Chọn mầu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Mẫu điều tra Lý do chọn

1.Công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi 2

2.Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi 3

Đại diện cho công ty loại vừa, cùng tham gia đấu thầu công trình thủy lợi

Đại diện cho công ty mạnh về thầu cùng tham gia đấu thầu công trình thủy lợi

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập từ các trang web, tài liệu, sách báo bao gồm những số liệu: + Tình hình số liệu về số công trình thắng thầu, tình hình tài chính, tình hình lao động, giá trị công trình thực hiện đƣợc,... của một số công ty xây dựng ở Việt Nam.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu trong xây dựng

- Thu thập từ các phòng hành chính tổng hợp, phòng kế hoạch, phòng tài vụ của công ty bao gồm bảng kết quả kinh doanh, bảng tình hình lao động, số công trình trúng thầu,... của Công ty cổ phần thủy lợi 1 qua 3 năm 2009 - 2011.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Nguồn tài liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn. Trong đó, áp dụng phỏng vấn chuyên sâu đối với các công ty thuộc đối thủ cạnh tranh. Các thông tin thu thập bao gồm:

- Tình hình đấu thầu qua các năm. - Năng lực của các công ty cạnh tranh.

Nguồn tài liệu chủ yếu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo, bộ phận quản lý của công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.3. Phương pháp xử lý tài liệu

Từ các thông tin thu thập đƣợc, tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích và rút ra kết luận thông qua những tính toán trên excel và máy tính cá nhân

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

-Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để mô tả những vấn đề liên quan Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong đề tài để miêu tả tình hình cơ bản của các công ty, các đối tƣợng nghiên cứu, sự biến động trong kinh doanh, thị trƣờng.

- Phương pháp thống kê so sánh: Phƣơng pháp này dùng để so sánh các yếu tố định lƣợng cũng nhƣ các yếu tố định tính. Các yếu tố định lƣợng đƣợc so sánh với nhau thông qua các chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tƣơng đối. Các yếu tố định tính không so sánh đƣợc bằng con số cụ thể, chúng đƣợc đánh giá thông qua quan điểm của ngƣời phân tích.

- Phương pháp chuyên gia: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia nghiên cứu xây dựng, các nhà quản lý trong lĩnh vực thầu và các nhà khoa học nghiên cứu về năng lực đấu thầu trong xây dựng.

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Phƣơng pháp này là một công cụ rất hữu hiệu cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống, xây dựng chiến lƣợc phát triển và đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Phân tích ma trận SWOT là phân tích các cơ hội (O) và những đe dọa (T) của môi trƣờng bên ngoài cũng nhƣ những điểm mạnh (S), điểm yếu (W) thuộc môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và những đe dọa thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi các môi trƣờng kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trƣờng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Phân tích môi trƣờng nội bộ để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về các lĩnh vực tài chính, công nghệ,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phân tích SWOT giúp cho doanh nghiệp hình thành các chiến lƣợc kinh doanh dựa trên sự phân tích khoa học các cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu đối với doanh nghiệp.

Qua các tiêu chí trên, chúng tôi đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty thông qua mô hình SWOT, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Chúng tôi sử dụng ma trận SWOT (SWOT matrix) để tổng hợp những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh (môi trƣờng bên ngoài công ty) và kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty (môi trƣờng bên trong công ty). Phân tích môi trƣờng bên ngoài để phát hiện ra cơ hội và những đe dọa đối với công ty. Phân tích môi trƣờng bên trong công ty để xác định đƣợc thế mạnh và điểm yếu của chính công ty.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh doanh vào các nguồn lực của chính công ty, công ty có thể thiết lập các kết hợp với 2 loại kết hợp chính. Từ các kết hợp đó, có thể đƣa ra chiến lƣợc và đề xuất giải pháp.

Bảng 2.2. Ma trận SWOT và sự kết hợp

MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG

MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

CƠ HỘI (O) O1: O2: O3: THÁCH THỨC(T) T1: T2: T3: ĐIỂM MẠNH(S) S1: S2: S3: KẾT HỢP S-O S1 O1 S 2O2 S3O3 KẾT HỢP S-T S1T1 S2T2 S3T3 ĐIỂM YẾU(W) W1: W2: KẾT HỢP W-O W1O1 W2O2 KẾT HỢP W-T T1W1 T2W2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI 1 3.1. Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng thủy lợi 1

3.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Xây dựng Thuỷ lợi 1 Địa chỉ:Số 2. P. Đại Phúc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh Vốn điều lệ: 9.700.000.000

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Thành lập ngày 17/7/1965 theo quyết định số: 483 TL/QĐ của Bộ trƣởng Bộ Thủy Lợi. Thành lập theo quyết định số: 388/HĐBT là Doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng I tại quyết định số: 93 QĐ/TCCB -LĐ ngày 15/3/1993 của Bộ trƣởng Bộ thủy lợi.

Chuyển đổi theo quyết định số: 4473 ngày 09/12/2004 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyển doanh nghiệp Nhà nƣớc thành Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi I. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:21.03.000139 (đăng ký thay đổi lần thứ 2 ) do Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 19/7/2007.

Ngay từ khi thành lập, công ty liên tục thắng thầu những công trình, dự án có giá trị lớn và luôn đƣợc các chủ đầu tƣ đánh giá cao về năng lực tài chính, năng lực thi công và khả năng hoàn thành các công trình có kỹ thuật phức tạp và đòi hỏi tiến độ thi công nhanh. Hiện nay công ty là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu tại tỉnh Bắc Ninh và đang phấn đấu mở rộng quy mô và xây dựng uy tín, thƣơng hiệu trên thị trƣờng xây dựng Việt Nam và những công trình đấu thầu quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.3. Nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức của Công ty

3.1.3.1. Nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động

Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

- Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, đê đập, hệ thống tƣới tiêu, kênh mƣơng;

- San lấp mặt bằng, xây dựng đƣờng giao thông, bến, cảng, xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp;

- Sản xuất, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng, chế tạo lắp đặt cơ khí công trinh, kết cấu théo xây dựng;

- Chế tạo và kinh doanh phụ tùng, sửa chữa thiết bị máy các loại. Xây lắp điện cao thế từ 35kv trở xuống. Lắp đặt thiết bị điện công nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn;

- Kinh doanh vật tƣ, nhiên liệu, vận tải vật tƣ nhiên liệu, hàng hóa; - Dịch vụ tuyển dung, môi giới lao động cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động, đào tạo công nhân kỹ thuật;

- Đầu tƣ kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhập khẩu các loại mặt hàng theo ngành nghề kinh doanh của công ty;

- Đào tạo, nâng cao các ngành nghề cơ khí xây lắp, khoan phụt xi măng, gia cố chống thấm và xử lý nền các công trình thủy lợi

- Thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định chất lƣợng công trình * Một số công trình tiêu biểu:

- Công trình thủy lợi thủy điện Cấm Sơn -Bắc Giang; - Công tình hồ chứa nƣớc Yên Lập;

- Công trình trạm bơm Lạc Tràng -Duy Tiện -Hà Nam; - Công trình cống Ba Đồng 2 -Vĩnh Bảo -Hải Phòng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Các công trình đang thi công:

- Tham gia thi công công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt -Thanh Hóa; - Tham gia thi công công trình thủy điện An Khê -Kanak- Gia Lai; - Tham gia thi công công trình Thủy điện Sơn Động -Bắc Giang; - Tham gia thi công công trình Thủy Điện Sông Ba Hạ - Phú Yên; - Công trình hồ chứa nƣớc Đầm Hà -Quảng Ninh;

- Công trình hồ chứa nƣớc Hồ Chuối -Thái Nguyên; - Công trình hồ chứa nƣớc Hoa Hoa- Thanh Hóa;

- Công trình hồ chứa nƣớc nhà máy nhiệt điện Mông Dƣơng - Quảng Ninh…

3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy công ty

Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng Tài chính kế toán Phòng TC hành chính Phòng Kỹ thuật thi công Phòng Vật tƣ cơ giới Phòng Kinh tế kế hoạch Xí nghiệp 11 Đội xây dựng số 1 Xí nghiệp 12 Xí nghiệp 13 Xí nghiệp 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.3.3. Tình hình lao động của công ty

Lao động là nguồn nhân lực quan trọng hàng đầu của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trƣờng doanh nghiệp nào có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn, tay nghề cao và cơ cấu số lƣợng hợp lý doanh nghiệp đó có điều kiện để khẳng định sự thành công.

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp lao động 3 năm TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Ngƣời Ngƣời Ngƣời Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)

1 Trên đại học 05 7 10 1,4 1,43

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI 1 (Trang 42 -104 )

×