Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh đấu thầu của doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi 1 (Trang 26 - 32)

4. Đóng góp của luận văn

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh đấu thầu của doanh

nghiệp xây dựng

Khi nói khả năng cạnh tranh là bao hàm ý so sánh với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Muốn giữ và lôi kéo đƣợc khách hàng doanh nghiệp phải có thực lực đƣợc thể hiện thành các lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Ít có doanh nghiệp nào có đầy đủ các lợi thế mà thƣờng thì mạnh mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này lại yếu mặt khác. Vì thế, doanh nghiệp cần đánh giá từng mặt yếu,mặt mạnh và có kế hoạch khắc phục mặt yếu, phát huy thế mạnh. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh nếu chỉ dừng lại ở định tính, thì không tránh đƣợc các yếu tố cảm tính, bởi vậy, phải cố gắng lƣợng hoá.Tuy nhiên, khó có đƣợc một chỉ tiêu tổng hợp đo lƣờng khả năng cạnh tranh. Do vậy phải có một hệ thống các tiêu chí: năng lực tài chính, số lƣợng công trình trúng thầu, giá trị công trình trúng thầu; tỷ lệ thắng thầu trong các dự án; chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp; chỉ tiêu về chất lƣợng công trình; chỉ tiêu về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu... Cụ thể:

1.1.4.1. Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp thƣờng đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:

* Hệ số nợ

Hệ số nợ = Tổng tài sản nợ Tổng tài sản

Hệ số này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, hệ số này càng cao thì khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Do đó, khi khả năng thanh toán lãi vay thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn vay và sẽ không đáp ứng đủ vốn khi nhu cầu vốn lƣu động của công trình tăng.

* Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trƣớc thuế +tiền lãi vay Lãi tiền vay

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tiễn lãi vay của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này thấp sẽ làm giảm khả năng trả lãi và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là một trong những tiêu chí để các ngân hàng xem xét khi cung ứng các khoản vay của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lƣu động Nợ ngắn hạn

* Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lƣu động - Hàng hóa tồn kho Nợ ngắn hạn

* Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền mặt Nợ ngắn hạn

* Lợi nhuận của doanh nghiệp. Hệ số doanh lợi bao gồm:

Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh =

Lợi nhuận sau thuế Vốn sản xuất kinh doanh

Hệ số này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp, hệ số này tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.4.2. Đánh giá số lượng công trình trúng thầu và giá trị công trình trúng thầu

Chỉ tiêu này cho biết một cách khái quát tình hình kết quả dự thầu của doanh nghiệp.Qua đó có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng, hiệu quả của công tác dự thầu trong năm và quy mô của các công trình đã trúng thầu.Cũng từ đó cho thấy đƣợc tiềm lực của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ trúng thầu trong các dự án

Tiêu chí này phản ánh năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng, nó đƣợc xác định dựa trên hai chỉ tiêu: theo số công trình và theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá trị công trình trong năm. Chỉ số này tỷ lệ thuận với năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp. Tỷ lệ này đƣợc tính nhƣ sau:

* Tính theo số công trình P1 =  Ctt x 100%  Cdt Trong đó:

P1: Tỷ lệ trúng thầu theo số công trình doanh nghiệp dự thầu Ctt: Số công trình trúng thầu

Cdt: Số công trình doanh nghiệp dự thầu

* Tính theo giá trị công trình

P2 =

 Gtt

x 100%  Gdt

Trong đó:

P2: Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị công trình Gtt: Giá trị công trình trúng thầu

Gdt: Giá trị công trình dự thầu

1.1.4.3. Đánh giá chất lượng dự án

Chất lƣợng các dự án chính là chất lƣợng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra. Chất lƣợng dự án là tổng hợp các đặc tính theo yêu cầu của sản phẩm, của qui trình xây dựng và của ngƣời sử dụng. Chỉ tiêu về chất lƣợng các dự án đó là sự đáp ứng các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của dự án. Trong lĩnh vực xây dựng, chất lƣợng sản phẩm chính là chất lƣợng các công trình xây dựng, nó biểu hiện ở công năng sử dụng, độ an toàn, tuổi thọ, tính kinh tế, tính kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện nay, cạnh tranh thông qua chất lƣợng các dự án là sự cạnh tranh hết sức gay gắt và không có giới hạn. Nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lƣợng các dự án là việc làm thƣờng xuyên của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.1.4.4. Đánh giá năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp

Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng của công trình, là yếu tố quan trọng, có tác động lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong công tác đấu thầu. Đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến uy tín trên thƣơng trƣờng, tiến độ thực hiện dự án và năng lực thi công của doanh nghiệp. Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp đƣợc xác định dựa trên một số tiêu chí sau:

Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu;

Tính hợp lý, tính tối ưu và tính khả thi của các giải pháp kỹ thuật; Khả năng đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường; Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng, công nghệ, tiến độ huy động...)

1.1.4.5. Đánh giá uy tín và kinh nghiệm của nhà thầu

Khi đánh giá các tiêu chí để lựa chọn nhà thầu, chủ dự án không chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, giá công trình do doanh nghiệp đƣa ra mà chủ đầu tƣ còn xem xét đến uy tín trên thƣơng trƣờng và kinh nghiệm của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dự án tƣơng tự trƣớc đó. Uy tín của nhà thầu đƣợc thể hiện qua các tiêu chí nhƣ: uy tín về thƣơng hiệu, uy tín về năng lực thi công, uy tín về năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề. Đó là những yếu tố hết sức quan trọng tác động đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp luôn xem việc xây dựng thƣơng hiệu, uy tín trên thƣơng trƣờng là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của mình.

1.1.4.6. Đánh giá giá bỏ thầu

Giá bỏ thầu có tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu. Khi tham gia dự thầu, các doanh nghiệp mong muốn đƣa ra một mức giá hợp lý, thấp hơn giá của đối thủ cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tranh nhằm lôi kéo sự chú ý của chủ đầu tƣ, điều này làm cho việc cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức khốc liệt.

Khác với các sản phẩm tiêu dùng thông thƣờng, giá của công trình xây dựng đƣợc xác định trƣớc khi có công trình và đƣợc xác định thông qua đấu thầu. Giá công trình xây dựng đƣợc ghi trong hồ sơ dự thầu và đƣợc gọi là giá bỏ thầu. Khả năng cạnh tranh về giá của nhà thầu có thể đƣợc xác định qua các tiêu chí sau:

KG =

Gi GA

Trong đó:

KG: Là hệ số cạnh tranh về giá của nhà thầu GA: Là giá gói thầu

Gi: Là giá dự thầu của nhà thầu thứ i (i = 1  m)

Trong thực tế, giá bỏ thầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi thực hiện dự án, đó là: đƣờng giao thông, điện, nƣớc, khả năng khai thác vật tƣ tại chỗ, trình độ dân trí;

- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của dự án, - Tiến độ thực hiện dự án

Ngoài ra đối với những dự án xây dựng lớn, thời gian triển khai thƣờng kéo dài, do đó nảy sinh nhiều vấn đề nhƣ: trƣợt giá vật tƣ, chi phí quản lý cao, công trình chậm đƣợc đƣa vào sử dụng....ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của dự án. Vì vậy, chủ đầu tƣ thƣờng rất quan tâm đến tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp và đây là một trong những tiêu chí để xem xét khả năng trúng thầu. Tiến độ thực hiện dự án xây dựng thƣờng đƣợc xem xét trên các khía cạnh:

- Khả năng đảm bảo tiến độ theo qui định đã cam kết;

- Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình liên quan; - Khả năng rút ngắn tiến độ thi công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi 1 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)