Hƣớng lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh về cạnh tranh sản phẩm

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược cạnh tranh về sản phẩm của công ty tnhh hồng phong (Trang 66 - 80)

7. Bố cục của luận văn:

2.4.Hƣớng lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh về cạnh tranh sản phẩm

Để hình thành các ý tƣởng chiến lƣợc trên cơ sở cơ hội, nguy co, mạnh, yếu cần sử dụng ma trận cơ hội - nguy cơ - điểm mạnh - điểm yếu ( SWOT ). Ma trận SWOT là một ma trận mà trục tung mô tả các điểm mạnh, điểm yếu và trục hoành mô tả các cơ hội, nguy cơ đối vơi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lƣợc; các ô là giao điểm của các trục tƣơng ứng mô tả các ý tƣởng chiến lƣợc có thể nhằm tận dụng cơ hội, khai thác điểm mạnh, hạn chế nguy cơ cũng nhƣ khắc phục điểm yếu.

62

* Phân tích điểm mạnh, điểm yếu: Các điểm mạnh, điểm yếu trên ma

trận SWOT do Công ty cung cấp trên cơ sở hàng năm so sánh tình hình hoạt động với các đối thủ cạnh tranh.

* Phân tích cơ hội: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn đã nêu mục tiêu công nghiệp - xây dựng tăng trƣởng 14 - 15%; Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, trong đó tập trung thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã điểm của tỉnh, huyện có điều kiện hoàn thành trong năm 2014 và 2015 theo kế hoạch và ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực nông thôn; Tiếp tục đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới hệ thống các công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ thống kênh mƣơng nội đồng đảm bảo tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Tập trung hoàn thành công tác kè chống xói lở bờ sông biên giới, kè sông Kỳ Cùng; chủ động phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai. Tích cực phối hợp, hỗ trợ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thuỷ lợi hồ Bản Lải; Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng trọng yếu nhƣ đƣờng giao thông, điện, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc, kho bãi của các khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Đồng Đăng và thành phố Lạng Sơn. Tiếp tục triển khai thực hiện các tiểu hợp phần đầu tƣ hạ tầng cửa khẩu Hữu Nghị, thoát nƣớc thị trấn Đồng Đăng do ADB tài trợ. Tiếp tục thu hút nhà đầu tƣ có đủ năng lực đầu tƣ Khu trung chuyển hàng hóa, Khu chế xuất 1, Khu phi thuế quan giai đoạn 1, các khu cửa khẩu, khu, cụm công nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra, Quyết định số 15/2006/QĐ- UBND ngày 31/8/2006 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, đã nêu quan điểm phát triển thời kỳ 2011 – 2020 là: Công nghiệp - xây dựng tăng 11%-12%; Đẩy mạnh phát triển các ngành công

63

nghiệp có lợi thế nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng; Hoàn chỉnh các tuyến đƣờng quốc lộ với quy mô cấp 3 miền núi. Xây dựng tuyến đƣờng cao tốc quốc lộ 1A Lạng Sơn - Hà Nội, đƣờng sắt cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Nhựa hoá, bê tông hoá các tuyến đƣờng giao thông nông thôn. Xây dựng mới một số tuyến đƣờng giao thông vành đai và một số tuyến chính đƣờng nội thị thành phố Lạng Sơn phục vụ cho việc mở rộng và phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp. Đầu tƣ nâng cấp, mở rộng các tuyến đƣờng nối với các Khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh. Hoàn thiện hệ thống đƣờng vành đai biên giới, đƣờng tuần tra biên giới. Phát triển và mở rộng hệ thống xe buýt nội tỉnh, liên tỉnh. Xây dựng hệ thống bến xe khách, bến bãi xe khu vực thành phố, các thị trấn, thị tứ. Thêm vào đó, Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 08 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 đã xác định sản lƣợng đá xây dựng là: Năm 2015 là 148 triệu m3, năm 2020 là 204 triệu m3. Ngoài ra, sản lƣợng khai thác hàng năm của Công ty đều tăng trung bình 15%/năm nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng.

Bên cạnh đó, ngày 16/4/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã có 10/CT-TTg về việc tăng cƣờng sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Bộ Xây dựng có Thông tƣ số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 về việc quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. UBND tỉnh Lạng Sơn cũng có Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 05/9/2012 thực hiện Chƣơng trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và Lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò gạch thủ công cải tiến và lò đứng liên tục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, các công trình sử dụng vốn nhà nƣớc nhƣ: Trụ sở làm việc, bệnh viện, trƣờng học… bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung; Các công trình nhà cao tầng không phân biệt nguồn vốn, ƣu tiên sử dụng vật liệu xây không nung,

64

đặc biệt là vật liệu xây không nung loại nhẹ tối thiểu phải đạt 30% trong tổng số vật liệu xây; Khi phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng, các chủ đầu tƣ phải chú ý việc ƣu tiên sử dụng vật liệu xây không nung; Các địa phƣơng tiếp tục xây dựng lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung và chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng, đặc biệt là các lò gạch gần khu đô thị, khu dân cƣ; Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trƣờng, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội. Nhƣ vậy, sản phẩm gạch không nung nói chung, trong đó có gạch không nung của công ty nói riêng sẽ ngày càng đƣợc ƣu tiên sử dụng, tiến tới thay thế sản phẩm gạch đất sét nung.

Ngoài ra, sản phẩm cát nghiền từ đá của Công ty đảm bảo chất lƣợng theo Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam hiện hành, nhƣng giá bán chỉ bằng 50% cát tự nhiên. Trên địa bàn tỉnh cũng chƣa có doang nghiệp nào đầu tƣ dây chuyền nghiền cát từ đá giống nhƣ Công ty. Trong bối cảnh nhà nƣớc đƣa vào sử dụng các trạm cân xe tải để kiểm tra trọng tải của xe thì cát tự nhiên đƣợc vận chuyển chủ yếu từ các tỉnh lân cận nhƣ Bắc Giang, Thái Nguyên sẽ tiếp tục tăng giá, chƣa kể việc cát tự nhiên ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, cát nghiền của Công ty sẽ vẫn ổn định giá bán vì khoảng cách vận chuyển gần, nguồn nguyên liệu sẵn có.

* Phân tích nguy cơ: Công ty cho biết trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2000 số lƣợng mỏ khai thác đá vôi chỉ khoảng 10 mỏ, đến nay số lƣợng số lƣợng mỏ khai thác đá vôi vào khoảng 20 mỏ. Chi phí đền bù giải phóng mặt

65

bằng ngày càng tăng cao do giá đất UBND tỉnh ban hành năm sau đều cao hơn hoặc bằng năm trƣớc. Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, trong đó yêu cầu giá bồi thƣờng khi thu hồi đất theo giá thị trƣờng sẽ làm cho chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng cao. Trong năm 2012, Công ty đã làm các thủ tục cần thiết để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, cấp phép khai thác mỏ đá vôi với thời hạn là 30 năm. Do là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực khai thác đá nên Công ty đã chọn đƣợc những mỏ đá có vị trí cách đƣờng quốc lộ từ 300-500m, giảm đáng kể về chi phí vận chuyển và làm đƣờng dẫn vào mỏ đá, trong khi đó các Công ty khác xin cấp mỏ sau thì vị trị mỏ cách đƣờng quốc lộ trung bình là 4-10km.

* Ma trận cơ hội - nguy cơ / điểm mạnh - điểm yếu:

Bảng 2.3: Ma trận cơ hội - nguy cơ / điểm mạnh - điểm yếu

Ma trận SWOT:

* Điểm mạnh (S):

- Trữ lƣợng đá vôi dồi dào; thời hạn khai thác theo cấp phép là 30 năm. - Có mỏ đá vôi gần đƣờng quốc lộ 1A, ở ngay đầu tỉnh Lạng Sơn, gần với thị trƣờng các tỉnh miền xuôi, ít núi đá vôi. Từ đó giảm chi phí vận chuyển đến nơi tiêu thụ, giảm chi phí làm đƣờng nối từ đƣờng quốc lộ vào mỏ đá. - Có nhiều khách hàng * Điểm yếu (W): - Chƣa có phƣơng hƣớng chiến lƣợc hợp lý. - Công nghệ khai thác chƣa an toàn, dễ gây sụt lở đá.

- Khó khai thác đá vào mùa mƣa

- Trữ lƣợng khai thác hàng năm thấp so với nhu cầu thị trƣờng, đôi lúc giao hàng trễ hẹn. - Thiết bị chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ.

66 truyền thống. - Tận dụng đƣợc đá mạt, bột đá để đóng gạch xây không nung. - Giá bán sản phẩm thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh

- Là doanh nghiệp duy nhất trên địa bàn hiện nay có dây chuyền nghiền cát từ đá, cát nghiền có giá rẻ.

- Chƣa hạn chế đƣợc khói, bụi trên công trƣờng khai thác, ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời công nhân.

- Chƣa xây dựng đƣợc khu vui chơi, thể thao, giải trí cho công nhân mỏ đá.

- Thƣờng xuyên bị khách hàng chiếm dụng vốn.

* Cơ hội (O): - Thị trƣờng mở rộng:

Nhu cầu về đá tăng nhanh; Nhà nƣớc đang và sẽ đầu tƣ xây dựng đƣờng quốc lộ, đƣờng giao thông nông thôn, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dân dụng. - Các mỏ đá đều nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, hoặc địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu, nên đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ.

Phối hợp S/O:

- Tăng cƣờng khai thác, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

- Giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trƣờng và loại bỏ các đối thủ.

Phối hợp W/O:

Mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ công nghệ khai thác mới, khai thác cắt tầng. Đầu tƣ thiết bị đồng bộ.

67

* Nguy cơ (T):

- Các đối thủ cạnh tranh từ miền xuôi có vốn lớn và nhiều máy móc, thiết bị, sẵn sàng trả lƣơng cao cho ngƣời lao động; Cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng ngày càng cao khi phải mở rộng.

Phối hợp S/T:

- Tranh thủ các nguồn vốn giá rẻ, đƣợc nhà nƣớc ƣu đãi để đầu tƣ dài dạn. - Tăng cƣờng quản lý chi

phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Phối hợp W/T:

-Động viên ngƣời lao động, xây dựng môi trƣờng làm việc thoải mái, phát huy trí tuệ tập thể; có chế độ khuyến khích đối với ngƣời lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Từ việc phân tích tình hình thực tế kinh doanh và môi trƣờng kinh doanh của công ty theo ma trận SWOT và qua phân tích tình hình, số liệu đã nêu ở các phần trƣớc, tác giả nhận thấy nổi lên một số điểm chính sau:

 Hiện nay cạnh tranh về giá giữa các đối thủ của công ty đang diễn ra mạnh mẽ.

 Sản phẩm công ty đang kinh doanh về cơ bản đã đƣợc tiêu chuẩn hoá.  Có ít cách để khác biệt hoá sản phẩm để có thể làm tăng giá bán sản

phẩm mà vẫn thu hút đƣợc khách hàng.

 Ngƣời mua sẵn sàng mua sản phẩm của các các nhà cung cấp nào có giá rẻ hơn khi cùng chất lƣợng sản phẩm.

 Loại đá xây dựng có kích thƣớc 1x2 (cm) và 2x4 (cm) đƣợc tiêu thụ mạnh (sản lƣợng tiêu thụ chiếm trên 50% tổng sản lƣợng tiêu thụ của Công ty) vì phục vụ nhu cầu đa dạng trong xây dựng nhà ở, công trình dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật. Các chủng loại sản phẩm đá xây dựng khác khả năng tiêu thụ hạn chế vì khó đáp ứng theo các mục đích sử dụng khác nhau.

68

Từ các đặc điểm nổi bật này, theo quan điểm tác giả chiến lƣợc cạnh tranh sản phẩm của công ty nên: Tranh thủ các nguồn vốn giá rẻ, đƣợc nhà nƣớc ƣu đãi để đầu tƣ công nghệ khai thác cắt tầng, đầu tƣ thiết bị đồng bộ. Tăng cƣờng quản lý chi phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ đó tận dụng đƣợc lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hình thành chiến lƣợc dẫn đầu về chi phí thấp. Từng bƣớc cải thiện đời sống cán bộ công nhân. Nhƣ vậy chiến lƣợc dẫn đầu về chi phí thấp đối với loại sản phẩm đá có kích thƣớc 1x2 (cm) và 2x4 (cm) sẽ giúp cho Công ty phát huy đƣợc những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, đồng thời tận dụng đƣợc cơ hội, tránh đƣợc những thách thức.

Cạnh tranh về giá đang diễn ra mạnh mẽ vì ngày càng có nhiều mỏ đá đƣợc cấp phép khai thác, tuy vị trí các mỏ mới này đều nằm xa đƣờng quốc lộ. Sản phẩm đá xây dựng của Công ty có chất lƣợng tốt đủ điều kiện để sử dụng trong các công trình giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt. Nhƣng cũng rất khó để Công ty nâng cao chất lƣợng sản phẩm vì chất lƣợng đá sản phẩm phụ thuộc vào chất lƣợng của đá trong mỏ, do vậy rất khó để khác biệt hóa hay cải tiến chất lƣợng sản phẩm. Hiện tại, chƣa có doanh nghiệp nào đóng gói hay ghi nhãn hiệu hàng hóa lên sản phẩm đá xây dựng. Vì thế mà chiến lƣợc dẫn đầu về chi phí thấp hoàn toàn phù hợp với Công ty.

Việc Công ty mở rộng thị trƣờng tiêu thụ xuống địa bàn Hà Nội cũng làm cho lƣợng vốn bị khách hàng chiếm dụng giảm đi vì khách hàng ở đó là khách hàng mới, có năng lực tài chính tốt hơn, dễ thỏa thuận các điều kiện bán hàng.

69

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC

Lựa chọn đúng chiến lƣợc sản phẩm cạnh tranh chỉ là một phần quyết định cho sự thành công về xây chiến lƣợc sản phẩm công ty, vấn đề quan trọng cần phải có một số chính sách, biện pháp để hỗ trợ chiến lƣợc đó đảm bảo khả thi. Dƣới đây là một số giải pháp và kiến nghị của tác giả giúp cho chiến lƣợc sản phẩm của công ty thành công.

3.1. Tiếp tục phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm:

Công ty cần chú trọng đến chính sách bán hàng và maketing, đảm bảo ngày càng có nhiều khách hàng biết đến và luôn hài lòng về sản phẩm đá của Công ty; mở rộng thị trƣờng tiêu thụ xuống địa bàn Hà Nội.

Hiện tại, Công ty đang có 3 mỏ đá tại các huyện Hữu Lũng, Cao Lộc, Bình Gia. Trƣớc hết, Công ty cần xác định thứ tự ƣu tiên đầu tƣ mở rộng mỏ Hữu Lũng vì gần thị trƣờng tiêu thụ các tỉnh miền xuôi, thứ hai là mở rộng mỏ Cao Lộc vì mỏ đá này đã tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng đƣợc 50%. Hơn nữa, mỏ đá Cao Lộc gần thành phố Lạng Sơn và nằm trong địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu, do vậy nhu cầu tiêu thụ đá trong thời gian tới sẽ rất lớn.

3.2. Tăng cƣờng đội ngũ nhân sự

Đội ngũ nhân sự hiện tại chủ yếu là cán bộ kỹ thuật, ngƣời lao động, nhân sự tại các bộ phận tài chính, kế toán, bán hàng, tiếp thị còn yếu, nên Công

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược cạnh tranh về sản phẩm của công ty tnhh hồng phong (Trang 66 - 80)