7. Bố cục của luận văn:
2.2. Phân tích chính sách phát triển sản phẩm hiện tại của công ty
Thông thƣờng, các loại sản phẩm đá xây dựng đƣợc sản xuất ở một số lƣợng nhất định. Khi bán hết loại sản phẩm nào thì lại tiến hành khai thác, sản xuất bổ sung. Các làm này dẫn đến một số loại đá thì dƣ thừa, một số loại đá thì sản xuất không kịp so với nhu cầu của ngƣời mua. Công ty thƣờng sản
47
xuất đủ các loại đá có kích cỡ khác nhau, mà chƣa tính đến khả năng tiêu thụ nhiều hơn ở một số loại đá. Vì vậy, giá bán đá của Công ty thƣờng là tƣơng đƣơng với đối thủ cạnh tranh, chƣa kể việc Công ty quản lý chi phí chƣa tốt, dẫn đến tăng giá thành, nên có những lúc giá bán đá của Công ty còn cao hơn đối thủ cạnh tranh. Nói chung, Công ty chƣa có chiến lƣợc cạnh tranh về sản phẩm. Để tìm ra chiến lƣợc cạnh tranh về sản phẩm thì cần phải phân tích, đánh giá các nội dung về môi trƣờng kinh doanh, về các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty.
2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty.
a. Môi trƣờng quốc tế:
Ngày nay, xu hƣớng hội nhập (toàn cầu hoá, khu vực hoá) là xu hƣớng chung của toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng đều có ít nhiều chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng quốc tế.
Với chính sách thu hút vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc thì ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đến Việt Nam đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể là đối thủ cạnh tranh của Công ty, cũng có thể là khách hàng của Công ty.
Các máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tƣ thay thế chủ yếu của Công ty chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều nếu sử dụng máy móc thiết bị của các nƣớc khác. Vì vậy, thời gian để hoàn vốn đầu tƣ chỉ mất khoảng từ 5 đến 6 năm. Trong trƣờng hợp cần thiết thì Công ty có thể thuê một số chuyên gia Trung Quốc sang để xử lý sự cố nếu có.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh chƣa xuất hiện các Công ty nƣớc ngoài nào đầu tƣ vào lĩnh vực khai thác đá. Nhƣng cũng đã có những khách hàng nƣớc ngoài mua sản phẩm của Công ty ví dụ nhƣ Công ty CP Quốc tế Lạng Sơn mua đá để làm dự án khách sạn, Trung tâm thƣơng mại - Hoàng Đồng Lạng
48
Sơn, có diện tích xây dựng là 186 ha, tổng mức đầu tƣ gần 2 tỷ USD, đến nay đã đầu tƣ đƣợc 30 triệu USD; Công ty cổ phẩn sản xuất thƣơng mại Lạng Sơn (và hợp tác đầu tƣ với 03 Công ty của Trung Quốc) mua đá để đầu tƣ Khu đô thị Nam Hoàng Đồng, có diện tích xây dựng là 57 ha, tổng mức đầu tƣ hơn 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, với chính sách của tỉnh Lạng Sơn là đẩy mạnh hơn việc thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, Khu công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu. Riêng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong khoảng thời gian 10 năm đã kêu gọi nguồn vốn đầu tƣ lên tới trên 60 nghìn tỉ đồng. Đây thực sự là Khu vực mở để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có đủ năng lực, giàu tâm huyết đến với Lạng Sơn trên tinh thần “Doanh nghiệp phát tài, tỉnh Lạng Sơn phát triển”. Nhƣ vậy, trong tƣơng lai gần nhu cầu về đá của khách hàng nƣớc ngoài là rất lớn. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa mỏ đá Cao Lộc của Công ty và địa bàn thành phố Lạng Sơn, địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn là ngắn nhất so với các mỏ đá khác.
b. Môi trƣờng quốc dân:
* Thứ nhất, các nhân tố kinh tế: Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2014 và Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 02/5/2014 phiên họp Chính phủ thƣờng kỳ tháng 4 năm 2014. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã đƣợc Quốc hội thông qua là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trƣởng hợp lý và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lƣợc gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng. Năm 2014 tình hình thế giới tiếp tục diễn
49
biến phức tạp, khó lƣờng; kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nhƣng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nƣớc, chính trị xã hội ổn định, kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hƣớng nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nói trên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phƣơng cần thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; kiểm soát, quản lý nợ công; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, Tuy nhiên, khi lạm phát đã đƣợc kiểm soát thì xu hƣớng chính vẫn là ƣu tiên đầu tƣ để pháp triển.
Văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ XI đã xác định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 -2020 là “Phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại; Kết cấu hạ tầng tƣơng đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%”. Để thực hiện mục tiêu trên thì rõ ràng nhu cầu về đá xây dựng là rất lớn.
* Thứ hai, các nhân tố chính trị pháp luật: Các quy định về khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi tránh lãnh phí tài nguyên, bảo đảm an toàn lao động, môi trƣờng và phòng, chóng cháy nổ, để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nƣớc thì Công ty sẽ phải tăng thêm chi phí, nhƣng nó đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách bình thƣờng, đồng thời cũng là rào cản giảm bớt rào sự gia nhập ngành của các đối thủ tiềm năng.
* Thứ ba, các nhân tố văn hóa- xã hội: Nhà nƣớc ngày càng xây dựng
nhiều công trình công cộng phục vụ văn hóa xã hội, xu hƣớng bê tông hóa đƣờng làng, ngõ xóm phát triển mạnh. Nhiều ngƣời dân tộc sống tại Lạng Sơn trƣớc đây ở nhà sàn, thì nay xu hƣớng chính là nhà bê tông cốt thép, từ đó làm
50
cho nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng lên, trong đó có các loại đá xây dựng, gạch, cát.
Ngoài ra, ngày 16/4/2009, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và đƣợc chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; về kinh tế và tổ chức sản xuất; về văn hóa - xã hội - môi trƣờng và về hệ thống chính trị. Sau đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 27/10/2010 về triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020. Theo đó, đối với một xã thuộc tỉnh Lạng Sơn để đƣợc công nhận là xã nông thôn mới thì chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng kinh tế - xã hội phải có là:
- Tỷ lệ km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải là 100%.
- Tỷ lệ đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải là 50%.
- Tỷ lệ Km đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mƣa là 100% (50% cứng hóa).
- Tỷ lệ Km đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 50%.
- Tỷ lệ Km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa là 50%.
- Tỷ lệ trƣờng học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc gia là 70%.
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch là 100%.
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng là 75%.
Nhƣ vậy, để triển khai mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu về các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là đá, cát, gạch sẽ vô cùng
51
lớn. Tuy nhiên, sản phẩm cát nghiền từ đá của Công ty chƣa đƣợc khách hàng tin dùng do lo ngại về chất lƣợng, do thói quen tiêu dùng từ trƣớc đến nay chủ yếu là sử dụng cát tự nhiên.
* Thứ tư, các yếu tố kỹ thuật công nghệ: Công nghệ có tác động quyết định đến hai yếu tố cơ bản, tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lƣợng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trƣờng. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác nhƣ: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính. Trƣớc đây, công nghệ khai thác đá chủ yếu là khai thác kiểu “hàm ếch”, có nghĩa là khai thác đá bắt đầu từ dƣới chân núi. Những năm gần đây đã xuất hiện công nghệ khai thác cắt tầng, khai thác bắt đầu từ trên đỉnh ngọn núi xuống. Công ty cần mạnh dạn thay đổi công nghệ khai thác mới, vừa đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vừa giúp tăng sản lƣợng khai thác một cách nhanh chóng.
Với hình thức mở vỉa và áp dụng hệ thống khai thác cắt tầng thì công trình mỏ lần lƣợt phát triển từ trên xuống dƣới, hết lớp này đến lớp khác, hết lớp ngoài đến lớp trong có ƣu điểm là: Cơ động, linh hoạt, thích nghi với địa hình đồi núi; khả năng cơ giới hóa cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu sản lƣợng lớn; điều kiện làm việc an toàn và thuận lợi; tổ chức vận tải và điều hành công tác trên mỏ đơn giản, tập trung; giảm thiểu tối đa việc mất an toàn lao động. Nhƣng nhƣợc điểm là: khối lƣợng mở vỉa và chuẩn bị mặt tầng công tác đầu tiên lớn; thời gian xây dựng mỏ dài; đầu tƣ cơ bản lớn; chƣa tạo ra sản phẩm ngay.
* Thứ năm, yếu tố tự nhiên, bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết... Yếu tố này ảnh hƣởng đến chất lƣợng các mỏ đá. Các mỏ ở vị trí địa lý khác nhau sẽ có thành phần hoá học khác nhau. Do là một trong những đơn vị đi đầu trong khai thác đá, nên Công ty ngay từ đầu đã chọn đƣợc các mỏ đá của
52
có chất lƣợng tốt, vị trí thuận lợi gần đƣờng giao thông. Ngoài ra, vào mùa mƣa thì rất khó để đƣa máy móc, phƣơng tiện, con ngƣời lên trên vách núi để tiến hành khoan, nổ mìn, nên các doanh nghiệp đều không thể khai thác đá vào mùa mƣa. Với công nghệ khai thác đá cắt tầng thì hoàn toàn có thể tránh đƣợc những bất lợi khi trời mƣa, đảm bảo đá nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đầu năm 2012, Công ty đã thuê một đơn vị có uy tín tiến hành khoan thăm dò và phân tích mẫu cơ lý đá. Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng trung bình của các oxyt tạo đá khá đồng đều. Hàm lƣợng CaO trung bình là 51%, MgO trung bình là 2%, hàm lƣợng tạp chất SO3 là 0,03% (theo quy định là dƣới 1%), mác của đá theo độ nén đập trong xi lanh là 600, mác của đá theo độ mài mòn trong tang quay là 2 (Mn-II), mác của đá theo độ chống va đập khi thí nghiệm trên máy thử va đập là mác Vd50. Nhƣ vậy, đá của Công ty hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn để làm nhà ở, công trình xây dựng nói chung, đặc biệt là các công trình giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt.
Công ty đang đứng trƣớc một môi trƣờng kinh doanh tƣơng đối thuận lợi cho việc thay đổi công nghệ khai thác và mở rộng quy mô sản xuất. Để mở rộng quy mô sản xuất thì cần lƣợng vốn đầu tƣ lớn, do vậy Công ty cần xây dựng một chiến lƣợc cạnh tranh phù hợp với những giải pháp hỗ trợ khả thi thì mới có thể tận dụng những cơ hội, hạn chế đƣợc thách thức.
c. Phân tích môi trƣờng bên trong:
Trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm đá xây dựng, từ trƣớc đến nay Công ty đang chiếm một thị phần lớn, khoảng 20% lƣợng đá tiêu thụ trên địa bàn tỉnh là do Công ty cung cấp. Có nhiều khách hàng truyền thống là các công ty xây dựng, các doanh nghiệp bán buôn vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thì sản phẩm đá xây dựng của Công ty đều có mặt tại hầu hết các huyện. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm của Công ty so với đối thủ cạnh trạnh là
53
tƣơng đƣơng nhau, đôi khi còn cao hơn, nên nhiều khách hàng đã chuyển từ mua đá của Công ty sang mua của đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, Công ty có 3 mỏ đá vôi tại các huyện Hữu Lũng, Cao Lộc, Bình Gia. Văn phòng Công ty đặt tại thành phố Lạng Sơn. Tại các mỏ đá vôi đều có Giám đốc điều hành mỏ và các Phòng chuyên môn. Tuy nhiên, bộ máy tham mƣu, giúp việc cho Giám đốc Công ty còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, chủ yếu là những ngƣời có quan hệ họ hàng, tuy có tốt nghiệp một số trƣờng trung cấp hoặc cao đẳng nghề nhƣng trình độ hạn chế, kinh nghiệm chƣa có nhiều. Việc duy trì bộ máy giúp việc nhƣ vậy làm cho việc xử lý các đơn hàng, các tình huống phát sinh chậm. Chi phí về lƣơng cho bộ máy trung gian tăng lên.
Đối với ngƣời lao động dƣới các mỏ đá vôi thì đều đƣợc Công ty tuyển chọn kỹ càng, có trình độ, tay nghề, sẵn sàng làm thêm giờ để đáp ứng kịp các đơn hàng lớn. Ngƣời lao động đều trang bị bảo hộ lao động, đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng định kỳ về an toàn lao động, quy trình vận hành máy móc. Nhiều ngƣời lao động đã làm việc lâu năm, gắn bó với Công ty, thậm chí kể cả con, em của họ cũng lại tiếp tục làm việc cho Công ty. Chƣa có đối thủ cạnh tranh nào lại có lực lƣợng lao động tại các mỏ đá vôi có trình độ, tay nghề, sự gắn bó, tâm huyết nhƣ lực lƣợng lao động của Công ty. Điều này có đƣợc cũng là do Công ty là đơn vị đầu tiên khai thác, sản xuất sản phẩm đá xây dựng tại Lạng Sơn.
Ngoài vấn đề về đội ngũ lao động thì đối với môi trƣờng bên trong của Công ty phải kể đến chính sách bán hàng. Đến nay, Công ty vẫn chƣa xây dựng một chiến dịch quảng cáo hay marketing. Khách hàng mới biết đến sản phẩm của Công ty chủ yếu là do đƣợc giới thiệu, truyền miệng từ ngƣời này đến ngƣời khác. Công ty chƣa chủ động in các tờ rơi hay làm các biển quảng cáo, hoặc tham gia vào các chƣơng trình từ thiện để nhiều ngƣời biết đến sản
54
phẩm của Công ty. Một số khách hàng là nhà thầu xây dựng do bị chủ đầu tƣ nợ xây dựng cơ bản, nên cũng nợ lại tiền mua đá.
d. Phân tích môi trƣờng ngành:
Trong những năm gần đây, nhu cầu xây dựng tăng cao, do đó nhu cầu về đá xây dựng cũng tăng theo. Theo số liệu của Công ty thì số lƣợng sản phẩm xuất bán qua các năm tăng trƣởng trung bình khoảng 10%/năm. Khi vào mùa mƣa, khó khai thác đá, nên nhiều doanh nghiệp không có sản phẩm để bán. Nói chung, nhu cầu của thị trƣờng về đá xây dựng còn rất lớn, trong khi