Ảnh hƣởng của thời gian đến khả năng cố định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cố định nấm men saccharomyces cerevisiae trên mía và thử khả năng lên men dịch đường mía (Trang 49 - 51)

Bảng 4. 4: Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của thời gian đến khả năng cố định

Đồ thị 4. 4: Ảnh hƣởng của thời gian đến khả năng cố định

Dựa vào đồ thị ta thấy, thời gian có ảnh hƣởng đến khả năng cố định của nấm men. Và ảnh hƣởng này gần nhƣ là tuyến tính trong thời gian đầu. Lƣợng nấm men cố định đƣợc trên giá thể tăng nếu thời gian cố định tăng. Điều này là hoàn toàn hợp lý.

Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của thời gian đến khả năng cố định

Thời gian (giờ) cfu/đĩa cfu/g

8 30 1.49 .107

16 37 1.83 .107

20 41 2.03 .107

SVTH: Phan Thị Tƣờng Vi 42

Khi tăng thời gian cố định, không những giúp ổn định liên kết của nấm men và bề mặt chất mang mà còn là điều kiện để nấm men tăng sinh trên chất mang. Nấm men lúc này không những sử dụng dinh dƣỡng trong môi trƣờng để tăng sinh mà còn sử dụng lƣợng đƣờng sẵn có trên chất mang. Do đó, lƣợng tế bào nấm men tăng theo thời gian và nấm men càng lúc càng tiến sâu vào trong cấu trúc của giá thể là mía. Điều này giúp lƣợng tế bào nấm men trong giá thể tăng lên và ổn định hơn theo thời gian, làm tăng khả năng lên men và tái sử dụng chế phẩm so với những cơ chất không chứa chất dinh dƣỡng khác nhƣ bã mía, gỗ, thủy tinh hay sứ.

Ở giai đoạn đầu (từ 8 đến 20 giờ), sự tăng lƣợng tế bào trên chất mang tuyến

tính với thời gian, lần lƣợt là 1.49, 1.83 và 2.03x107 cfu/g cho 8, 16 và 20 giờ cố

định. Nhƣng ở giai đoạn sau sự gia tăng không còn tuyến tính nữa (2.13x107 cfu/g ở

24 giờ). Điều này có thể là do trong thời gian đầu, lƣợng tế bào trên bề mặt tăng sinh và gắn hết vào những vị trí trên bề mặt chất mang. Do đó, theo thời gian ta thấy có sự tăng tuyến tính nhƣ trên. Nhƣng càng về sau, lƣợng tế bào chủ yếu đi sâu vào trong chất mang, lƣợng tế bào trên bề mặt không tăng lên nhiều do diện tích bề mặt đã bị chiếm hết bởi tế bào trƣớc đó. Điều này làm ổn định và tăng hiệu quả cho chất mang. Tuy nhiên, thời gian cố định không đƣợc quá lâu. Bởi thời gian cố định quá lâu sẽ làm tăng chi phí cho quá trình. Mặc khác, nếu thời gian cố định quá lâu thì môi trƣờng hết dinh dƣỡng có thể không cung cấp đủ cho sự phát triển của tế bào, và những chất tạo thành trong quá trình trao đổi chất trƣớc đó có thể gây ức chế cho sự phát triển của tế bào.

Nói tóm lại, thời gian có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả cố định tế bào. Không phải thời gian cố định càng lâu càng tốt mà nó phải dung hòa giữa khả năng cố định, sức sống của tế bào cũng nhƣ là hiệu quả kinh tế của quá trình. Trong quá trình cố định nấm men trên mía, 24 giờ là thời gian cố định tốt nhất có đƣợc. 24 giờ cũng là thời gian đƣợc Anuj K. Chandel và cộng sự áp dụng để cố định nấm men trên cây mía hoang dại. Jianliang và cộng sự cũng cố định nấm men trong 24 trên bã lúa miến để sản xuất cồn [5, 14].

SVTH: Phan Thị Tƣờng Vi 43

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cố định nấm men saccharomyces cerevisiae trên mía và thử khả năng lên men dịch đường mía (Trang 49 - 51)