Ở nƣớc ta phầ ản xuất từ rỉ đƣờng mía, dùng làm ethanol cho
thực phẩm và công nghiệp. Tổng cộng năng suất là 25 triệu lít/năm, trong đó có 3 nhà máy sản xuất 15000 – 30000 lít/ngày là nhà máy đƣờng Lam Sơn, nhà máy đƣờng Hiệp Hòa và nhà máy rƣợu Bình Tây và hàng trăm cơ sở sản xuất 3000 – 5000 lít/ngày. Tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghệ ethanol rất chậm và mang tính tự phát, chƣa có chiến lƣợc phát triển, so với các nƣớc trên thế giới, sản lƣợng ethanol của nƣớc ta rất thấp. Hiện nay các cơ sở sản xuất ethanol đang gặp khó khăn vì hiệu suất tạo ethanol từ rỉ đƣờng mía là 4 kg rỉ đƣờng mía tạo 1 lít cồn với giá thành 9000 đồng/ lít, do đó không thể cạnh tranh với các nƣớc láng giềng nhƣ Trung Quốc, Thái Lan.
Theo TS. Đặng Tùng, Vụ trƣởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thƣơng), năm 2007, nhiều nhà máy sản xuất cồn công nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học đã đƣợc dồn dập triển khai ở Việt Nam. Cụ thể:
Công ty Cổ phần Cồn sinh học Việt Nam đã đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất cồn công nghiệp với công suất 66.000 m3/năm tại Đắc Lắc. Để đảm bảo nguyên liệu, công ty đã lên kế hoạch trồng 4.000 ha cây khoai mì.
SVTH: Phan Thị Tƣờng Vi 26
Một nhà máy sản xuất xăng sinh học công suất 300 triệu lít /năm sắp đƣợc công ty TNHH Sơn Hà xây dựng tại Hậu Giang. Sản phẩm sẽ có giá thành rẻ hơn 60-70% so với xăng đang lƣu hành.
Bên cạnh đó là các dự án hợp tác đầu tƣ liên doanh liên kết giữa Công ty đƣờng Biên Hòa với Tập đoàn Fair Energy (Thụy Sĩ) ký kết hợp tác tháng 8/2007 đầu tƣ nhà máy sản xuất cồn sinh học công suất 220.000 lít/ngày.
Đáng chú ý nhất là vào ngày 9-3-2007, Petrosetco (thuộc Petro Vietnam) ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất ethanol từ khoai mì (củ mì) với tập đoàn Itochu (Nhật Bản). Nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Hiệp Phƣớc (TPHCM) với công suất 100 triệu lít/năm. Với công suất này, nhà máy sẽ sử dụng lƣợng nguyên liệu khoảng 300 ngàn tấn khoai mì lát mỗi năm. Ông Trần Công Tào, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petrosetco, cho biết: “Với sản lƣợng 1,2 triệu tấn khoai mì lát xuất khẩu hằng năm chúng ta có thể sản xuất ít nhất 400 triệu lít ethanol/năm và với tỉ lệ pha 10% vào xăng thì lƣợng ethanol nói trên đủ đáp ứng 50% nhu cầu ethanol hiện tại của thị trƣờng xăng Việt Nam”. Với công suất 100 triệu lít ethanol/năm liên doanh Petrosetco và Itochu mới đáp ứng 1/7 nhu cầu hiện tại (hiện nay mỗi năm ta phải nhập 7 triệu tấn xăng). Theo Petro Vietnam, trong tƣơng lai, sẽ xây dựng thêm ít nhất 6 nhà máy sản xuất ethanol nữa từ nguồn nguyên liệu đầu vào không chỉ là khoai mì lát mà còn từ rỉ đƣờng, bắp và gạo.
Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn 2025 nêu rằng: “Việt Nam sẽ đẩy mạnh phát triển nhiên liệu sinh học và mục tiêu dự kiến đến năm 2025 sẽ sản xuất và đƣa vào sử dụng xăng E5 (95% xăng khoáng và 5% ethanol) và dầu B5 (95% diesel khoáng và 5% diessel sinh học) trên phạm vi cả nƣớc, đáp ứng đủ nhu cầu thị trƣờng”.
Nhƣ vậy, song song với các dự án nghiên cứu khoa học về năng lƣợng sinh học, việc triển khai phát triển, sử dụng nhiên liệu sinh học đã đƣợc Việt Nam quan tâm đẩy mạnh và hƣớng đầu tƣ sản xuất ở quy mô công nghiệp. Mặc dù chƣa thực sự phát triển rầm rộ và nhiên liệu sinh học chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi nhƣng việc đầu tƣ phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam đƣợc coi là hƣớng đi tất yếu.
SVTH: Phan Thị Tƣờng Vi 27
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
SVTH: Phan Thị Tƣờng Vi 28