Năm 2003, toàn thế giới đã sản xuất khoảng 38 tỉ lít ethanol thì đến năm 2005 con số này đã lên đến 50 tỉ lít và sẽ đạt 80 tỉ lít vào năm 2012. Năm 2005, diesel sinh học (biodiesel) nguồn gốc động - thực vật đạt 4 triệu tấn và sẽ đạt mức 20 triệu tấn vào năm 2010.
Các nƣớc đã có thành công nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu sinh học là Brazil, Mỹ, Canada, Mexico, Châu Âu có Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Áo, … Châu Á có Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật. Sở dĩ nhiều nƣớc đẩy nhanh chƣơng trình nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu sinh học vì đã cam kết thực hiện nghị định Kyoto về cắt giảm khí nhà kính và để đảm bảo an ninh năng lƣợng khi nguồn dầu mỏ trở nên đắt đỏ và sẽ cạn dần cuối thế kỷ này.
Hình 2. 11: Các nƣớc sản xuất bioethanol chủ yếu trên thế giới [8]
Trong số quốc gia phát triển nhiên liệu sinh học, Brazil là điển hình do có chiến lƣợc phát triển từ rất sớm. Nƣớc này đi đầu thế giới về sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở quy mô công nghiệp, với lƣợng sử dụng năm 2006 là 16 tỉ lít. Các loại xăng sử dụng tại đây đều đƣợc pha chế 25% ethanol (E25). Brazil hiện có 17 triệu ô tô sử dụng E25 và 3 triệu ô tô sử dụng 100% ethanol. Thành công này bắt nguồn từ chƣơng trình nghiên cứu, sản xuất nhiên liệu sinh học có từ năm 1975. Mô hình sản xuất nhiên liệu sinh học của Brazil đang đƣợc nhiều nƣớc học tập.
Mỹ là quốc gia sản xuất ethanol lớn nhất thế giới - 19 tỉ lít/ năm 2006, chiếm 3% thị trƣờng xăng của nƣớc này. Hiện nay tại Mỹ có 116 nhà máy sản xuất ethanol, 79 nhà máy đang xây dựng, 11 nhà máy đƣợc mở rộng và 200 nhà máy sẽ đi vào hoạt động khi vụ thu hoạch ngô bắt đầu vào tháng 9/2008. Mục tiêu của Mỹ là nâng sản lƣợng nhiên liệu sinh học lên 132 tỷ lít vào năm 2017, nhằm giảm 20% lƣợng xăng
SVTH: Phan Thị Tƣờng Vi 25
dầu tiêu thụ. Ở Venezuela, công ty dầu quốc gia đang hỗ trợ dự án xây dựng 15 nhà máy chế cồn từ mía trong 5 năm tới khi chính phủ sắp ban hành đạo luật bắt buộc sử dụng xăng E10 (pha 10% ethanol). Chính phủ Canada nhắm đến việc 45% xăng trong cả nƣớc có pha 10% ethanol vào năm 2010.
Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,... đều đã có chiến lƣợc dài hơn, tạo thành công khả quan trong việc phát triển nhiên liệu sinh học. Từ năm 1985, Thái Lan đã triển khai dự án do nhà vua đề xƣớng để phát triển công nghệ sản xuất ethanol từ khoai mì và diesel sinh học dầu cọ. Tháng 9/2000, nƣớc này thành lập ủy ban ethanol quốc gia để điều hành chƣơng trình phát triển nhiên liệu sinh học; tháng 8.2002 ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tƣ vào nhiên liệu sinh học và điều tiết thuế để gasohol (E10) có giá bán thấp hơn 0,5 bạt/lít so với xăng. Hiện nay, 4,3 triệu lít xăng E10 (10% ethanol) đƣợc tiêu thụ mỗi ngày. Thái Lan khẳng định sẽ sử dụng E10 và B10 (10% diesel sinh học) trong cả nƣớc vào thập kỉ tới [8].