trên thế giới, đóng theo dạng khung sườn cắt, uốn và hàn thủ công... Điều này làm cho năng suất lao động thấp, tốn nhiều thời gian, chất lượng sản phẩm không cao.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của công ty còn thiếu để có thể triển khai đóng các loại tàu mới và hiện đại như tàu chở dầu, tàu chở hoá chất... Đặc biệt, thiếu hụt lao động ở các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và thiết kế.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn hạn chế nên chưa có điều kiện để mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất kinh doanh đóng tàu hay nâng cao năng lực sản xuất của công ty. Công ty cần phải tìm thêm nhiều biện pháp để huy động vốn kinh doanh, sản xuất hoặc có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để tận dụng và phát huy điểm mạnh của công ty.
3.1.2. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nộiđóng tàu Hà Nội đóng tàu Hà Nội
• Phướng hướng phát triển kinh doanh
Cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường ngành vận tải và đóng tàu của quốc gia, khu vực cũng như trên thế giới, Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội đã liên tục hoàn thiện mình để đáp ứng được xu thế chung. Công ty luôn có những mục tiêu cụ thể, hướng đi rõ ràng. Phương hướng phát triển của công ty là:
+ Tiếp tục đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Đăng kiểm Việt Nam và các Công ước quốc tế. Tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh theo chiều sâu.
+ Tiếp tục tuyển dụng và đào tạo những công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ bằng cấp. Liên doanh với các trường đại học đào tạo kỹ thuật đóng tàu, kỹ thuật hàng hải để tuyển dụng lao động.
+ Đóng những con tàu có trọng tải lớn từ 5.000 tấn tới 12.500 tấn để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, củng cố các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng ở các thị trường mới bằng chính thương hiệu và uy tín của công ty.
+ Tạo liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp đóng tàu, đặc biệt là nguyên liệu chính. Điều này sẽ giúp công ty có được nguồn cung ứng vật tư ổn định và đảm bảo.
+ Tăng lượng vốn kinh doanh bằng nhiều cách với nhiều hình thức có thể. Huy động mọi nguồn lực có thể, tận dụng các mối quan hệ để tăng cường vốn.
Bảng 11: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010
1. Năng lực sản xuất (Trọng tải tàu) 5000 - 12000 5000 - 12500
2. Thu nhập bình quân (1 người/ 1 tháng) 2.500 3.000 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
dịch vụ 73.500 80.000
4. Doanh thu từ hoạt động cho thuê kho 4.263 4.800
5. Doanh thu từ hoạt động tài chính 55 65
6. Lợi nhuận trước thuế 3.985 4.500
7. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 498,125 562,5
8. Lợi nhuận sau thuếTNDN 3486,875 3937,5
9. Lãi cơ bản trên Cổ phiếu 3.670 4.145
Nguồn: Phòng Kế toán
• Phương hướng hoàn thiện công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất
Để thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty trong tương lai, một trong các việc quan trọng cần làm của công ty đó là Hoàn thiện
công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất. Có đảm bảo vật tư tốt cho sản xuất mới có đủ điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu ma công ty đã đề ra.
Để hoàn thiện công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất, Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội có phương hướng: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện từng khâu trong công tác đảm bảo vật tư như sau:
+ Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ tốt công tác đảm bảo vật tư tại công ty.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là các nhân viên thực hiện công tác lập kế hoạch mua sắm và thực hiện mua sắm vật tư vì đây là công tác có ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất tại công ty.
+ Hoàn thiện các quy chế về đảm bảo vật tư tại công ty rõ ràng, cụ thể.