2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nộitàu Hà Nội tàu Hà Nội
Giai đoạn 1966 - 1980
Tiền thân của công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội là xí nghiệp đóng ca nô – sà lan, được hình thành bởi 15 hợp tác xã sửa chữa các loại ca nô – sà lan, tàu đẩy, tàu kéo...
Sau khi tiếp quản và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh, ngày 01 tháng 01 năm 1966, xí nghiệp đóng tàu Hà Nội được thành lập tại xã Thanh Trị huyện Thanh Trì Hà Nội, theo quyết định 326 của bộ trưởng bộ kiến trúc (nay là là Bộ Xây dựng). Xí nghiệp Đóng tàu Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất các loại phương tiện thuỷ hoạt động trên sông, biển, các công trình nổi, các sản phẩm công nghiệp khác... phục vụ phát triển giao thông vận tải thuỷ của đất nước.
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xí nghiệp đã sản xuất và sữa chữa các loại ca nô, sà lan, tàu khách, các loại cầu phà...Sản phẩm của xí nghiệp đã đóng góp đắc lực phục vụ cho việc vận chuyển người và hàng hoá trên khắp các tuyến đường sông của hai miền Bắc, Trung của Việt Nam.
Giai đoạn 1981 - 1991
Vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90, do nhu cầu của nền kinh tế quốc dân ngày càng cao, và khắt khe hơn, cùng với sự chuyển mình của cuộc cải cách khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, xí nghiệp phải tự thích ứng cho phù hợp. Do vậy, xí nghiệp đã đổi tên thành Nhà máy Đóng tàu Hà Nội.
Lúc đó, nhà máy có khoảng 250 công nhân, có nhiệm vụ chính là sản xuất các loại phương tiện thuỷ có trọng lượng lớn. Tuy nhiên, do sản xuất dàn trải, công nghệ chắp vá, tuỳ tiện cho nên hầu hết các sản phẩm của giai đoạn này đều có phẩm cấp thấp, chất lượng kém và mẫu mã đơn điệu.
Sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1986, cách kinh doanh cũng như sự điều hành quản lý của Nhà máy đóng tàu Hà Nội trong thời gian này vẫn không có sự thay đổi đáng kể. Do vậy, sản phẩm của Nhà máy làm ra không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được sản xuất tại các công ty, nhà máy khác ở trong nước và với các sản phẩm của các công ty nước ngoài. Sản phẩm của Nhà máy đóng tàu Hà Nội làm ra thường xuyên phải sửa chửa lại cho phù hợp theo yêu cầu khiến cho Nhà máy phải bù ra một lượng vốn không nhỏ dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Giai đoạn 1992 - 2005
Trước tình hình trên, sau khi xem xét, ban lãnh đạo Nhà máy, dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng đã quyết định cho Nhà máy tập trung đàu tư vào công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc.
Theo quyết định đổi tên doanh nghiệp nhà nước số 484/BXD-TCLD ngày 30/07/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số109762 ngày 21/08/1994 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Nhà máy đổi tên thành Công ty đóng tàu Hà Nội.
Sau một thời gian tập trung đầu tư công nghệ và kỹ thuật, đến năm 1994, Nhà máy đã bắt đầu sản xuất trên dây truyền công nghệ mới, hiện đại và đã thu được một số kết quả ban đầu: Trong vòng 12 tháng, Nhà máy đã hoàn thiện được một con tàu mới với trọng tải 1000 tấn với chất lượng và hình thức hơn hẳn nhưng năm trước đó. Đến năm 1998, Nhà máy lại sản xuất thành công chiếc tàu thuỷ có trọng tải 1500 tấn.
Giai đoạn 2006 đến nay
Cùng với quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ ởViệt Nam nói riêng, và thế giới nói chung, nhu cầu nâng cao, mở rộng sản xuất kinh doanh và nhu cầu về vốn ngày càng cao. Để đáp ứng được sự thay đổi và nhu cầu đó, Công ty đã thực hiện quá trình Cổ phần hoá công ty.
Căn cứ theo quyết định số 1719/QĐ-UB ngày 05/04/2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty đóng tàu Hà Nội đổi tên thành Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội.
Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÓNG TÀU HÀ NỘI Tên giao dịch : HANOI SHIPYARD JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : HASHIP
Địa chỉ trụ sở chính : số 35, ngõ 683, đường Nguyễn Khoái, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại : (04)8611055 Fax : (04)6446723
Email : hanoishipyard@fpt.vn
Thực hiện từng bước Cổ phần hoá công ty, Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội đã và đang cải thiện bộ máy quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; khẳng định và nâng cao uy tín, thương hiệu công ty trên thị trường. Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội được cụ thể hoá qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần đóng tàu Hà Nội
+ Giám đốc : chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, bao quát toàn bộ hoạt động chung của toàn công ty.
+ Phó giám đốc kinh doanh : chịu trách nhiệm khâu kinh doanh của công ty. Cụ thể, phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo trực tiếp 5 phong ban : phong tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh vật tư, phòng sản xuất, và ban bảo vệ.
+ Phó giám đốc kỹ thuật : chịu trách nhiệm khâu chỉ đạo kỹ thuật của công ty, cụ thể là chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng
Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh và vật tư Phòng sản xuất Ban bảo vệ Phòng kỹ thuật Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm Phân xưởng vỏ tàu Phân xưởng máy ống
sản phẩm và hai phân xưởng sản xuất : phân xưởng vỏ tàu và phân xưởng máy ống.
+ Phòng tổ chức hành chính : chịu trách nhiệm vấn đề nhân sự trong toàn công ty và phụ trách vấn đề đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty; soạn thảo văn bản.
+Phòng kế toán : theo dõi tình hình thu, chi tài chính của công ty, đồng thời theo dõi về tình hình nhập - xuất vật liệu, công cụ dụng cụ và tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm sản xuất ra.
+ Phòng kinh doanh và vật tư : có nhiệm vụ tiếp cận thị trường trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đồng thời chỉ đạo kế hoạch sản xuất của công ty; và phụ trách thu mua nguyên vật liệu cho công ty.
+ Phòng điều độ sản xuất : chỉ đạo và diều chỉnh cường độ và nhịp điệu sản xuất phù hợp với từng thời kỳ nhất định.
+ Ban bảo vệ : phụ trách các vấn đề trị an ở công ty, đồng thời kiểm tra các loại phương tiện, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ra vào công ty.
+ Phòng kỹ thuật : có nhiệm vụ xem xét các bản vẽ khi viện thiết kế đưa xuống công ty, từ đó lập định mức vật tư và định mức lao động cho công ty, đồng thời đưa các bản vẽ xuống các bộ phận sản xuất.
+ Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm : chịu trách nhiệm kiểm tra nguyên vật liệu khi mang về công ty và kiểm tra phần việc khi các bộ phận, các phân xưởng hoàn thành; đồng thời mời đăng kiểm về kiểm tra khi hoàn thiện sản phẩm.
+ Phân xưởng vỏ tàu : chịu trách nhiệm dựa trên bản vẽ phòng kỹ thuật đưa xuống để lắp ráp và hoàn thiện vỏ tàu.
+ Phân xưởng máy ống : có nhiệm cụ gia công, lắp ráp phần hệ động lực của tàu, trang trí lắp đặt toàn bộ hệ thống điện tàu, sơn vỏ tàu và hoàn chỉnh nội thất trên tàu.