Lựa chọn các thành phần chính trong chế phẩm chăm sóc da

Một phần của tài liệu CÂY NGHỆ VÀNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NÓ (Trang 117 - 120)

4. Tính mới của đề tài

3.6.3.1 Lựa chọn các thành phần chính trong chế phẩm chăm sóc da

Chế phẩm chăm sóc da thƣờng có dạng lotion, dạng sữa, dạng kem mềm, kem cứng, đƣợc sử dụng cho tất cả các loại da từ da khô, da nhờn, da trƣởng thành đến da nhạy cảm. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà nhà sản xuất tạo ra từng loại sản phẩm khác nhau. Trong đó, kem là dạng bào chế phổ biến nhất trong thuốc da liễu cũng nhƣ trong mỹ

phẩm thông thƣờng ở dạng nhũ tƣơng và không có tính hút giữ nhiều, nên kem đƣợc khuyến cáo sử dụng trong các bệnh da bán cấp [65].

Căn cứ quyết định 48/2007/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành “ Quy chế quản lý mỹ phẩm” ngày 31/12/2007; hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN về quản lý mỹ phẩm ngày 2/9/2003 và quyết định 2063/BYT-QĐ ngày 4/11/1996 về hàng hóa bắt buộc đăng ký chất lƣợng tại Bộ Y tế quy định thành phần đƣợc sử dụng và không đƣợc sử dụng trong chế phẩm mỹ phẩm, khi đƣa ra thị trƣờng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn không ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Dựa vào các tài liệu và các qui định sử dụng các chất trong mỹ phẩm, thành phần trong kem chăm sóc da thƣờng có:

- Hệ nhũ tƣơng đƣợc tạo bởi cetylalcol và acid stearic khoảng 3%. Đây là chất nhũ hóa anionic, thƣờng dùng cho các loại kem, lotion và thuốc mỡ O/W. Đặc biệt tốt cho các chế phẩm bôi trên da [65, 72].

- Chất làm mềm: trong chế phẩm chăm sóc da thƣờng sử dụng dầu khoáng trắng giúp da căng mịn và nhẵn bóng. Đồng thời dầu khoáng trắng cũng là thành phần chính trong pha dầu của chế phẩm chiếm 5-10% khối lƣợng. Theo tài liệu tham khảo hàm lƣợng trong chế phẩm chăm sóc da là thƣờng bổ sung 6% [65, 69].

- Chất hoạt động bề mặt: Chất hoạt động bề mặt có vai trò là chất nhũ hóa quyết định độ bền của nhũ tƣơng thƣờng chiếm 0,5-5% khối lƣợng. Nhiều chất hoạt động bề mặt không ion nhƣ tween-80, polyethylene glycol 1000, monocetyether…thƣờng đƣợc sử dụng. Tuy nhiên, chế phẩm có tinh dầu nghệ vàng là hợp chất không tan trong nƣớc vì vậy chúng tôi lựa chọn tween-80 là chất hoạt động bề mặt đồng thời cũng tăng khả năng khuyếch tán của tinh dầu với hàm lƣợng phối trộn là 1% [65, 72].

- Chất giữ ẩm: Sản phẩm phải hút ẩm từ không khí, duy trì ở điều kiện ẩm thƣờng, hàm lƣợng nƣớc ít thay đổi theo độ ẩm tƣơng đối, chất làm ẩm có độ nhớt thấp, dễ trộn vào sản phẩm, tuy nhiên chất có độ nhớt cao giúp ngăn ngừa sự tách rời nhũ tƣơng, màu, mùi, vị thích hợp, không độc và không kích ứng, không gây ăn mòn đối với vật liệu bao gói, không bay hơi, không đóng rắn hay kết tinh ở nhiệt độ thông thƣờng, trung tính trong các phản ứng. Các hợp chất thƣờng đƣợc sử dụng nhất cho mục đích hút ẩm trong sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da là: glycerine, ethylen glycol, propylen glycol, glycerol, sorbitol, polyethylene glycol.... chiếm 1-5%. Trong đó, glycerin đƣợc sử dụng phổ biến có nồng độ 3% [65, 90, 93].

- Chất làm đặc đƣợc sử dụng làm đặc dung dịch và tạo độ nhớt với hiệu quả cao, dễ sử dụng khi phối chế vào sản phẩm, chống tái bám bẩn trở lại, tạo cảm quan tốt cho sản

metyl cellulose (CMC), Hydroxyethyl cellulose (HEC), Carbomer…Trong đó đƣợc dùng phổ biến nhất là Carbomer 940 do tính năng làm đặc tốt, cho độ nhớt cao, hút nƣớc và ngậm nƣớc tốt, chống tái bám bẩn cao chiếm 0.1-1% khối lƣợng. Theo patent WO 2010/063155 A1 carbomer 940 có nồng độ 0,2% [65].

- Chất kháng khuẩn và chống nấm: Đây là chất có khả năng ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, bào tử nấm gây bệnh. Từ thế kỷ 18 khi phát hiện ra tinh dầu ngƣời ta đã biết sử dụng để diệt côn trùng và dùng làm chất hỗ trợ bảo quản. Hàm lƣợng tinh dầu sử dụng bổ sung vào chế phẩm thƣờng từ 0,002-10% hay từ 0,01%-5% [73, 93]. Với kết quả đánh giá khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng cho thấy có thể sử dụng tinh dầu này vừa là chất bảo quản đồng thời là chất diệt nấm thay thế chất diệt nấm tổng hợp hiện nay đang dùng trong điều trị là rất khả quan [79]. Hàm lƣợng tinh dầu ức chế sự phát triển của 2 chủng nấm nghiên cứu là 0,7% vì vậy nồng độ này cũng đƣợc chọn này để phối trộn tạo chế phẩm [69].

- Chất chống oxi hóa: Có nhiều chất có khả năng chống oxy hóa nhƣ beta-carotene, lycopene, selenium, và các vitamin A, C và E,..có tác dụng chống tổn thƣơng tế bào từ các gốc tự do. Hàm lƣợng bổ sung thƣờng từ 0,05-1% khối lƣợng. Theo patent WO 1989005137 vitamin E đƣợc sử dụng phổ biến với hàm lƣợng 0,4%[93].

- Chất điều chỉnh pH: Độ pH của da là một lớp “áo giáp” bảo vệ, là một màng phim mỏng trên da giúp cho da đƣợc lành mạnh, chống lại các tác nhân ô nhiễm, tác hại của thời tiết, nhiễm vi khuẩn và nấm. Với các sản phẩm tẩy rửa, pH khoảng 5,5. Để chống sự lão hóa da, pH=3,5 hoặc cao hơn. Đối với các sản phẩm tẩy tế bào chết và kích thích tái tạo tế bào, độ pH tối ƣu ở khoảng 4. Tuy nhiên, độ pH trong chế phẩm còn ảnh hƣởng đến tính ổn định của hệ nhũ tƣơng và chất bảo quản sử dung trong chế phẩm để không gây kích ứng da và theo tham khảo pH trong mỹ phẩm thƣờng từ 6,5-7.

Bảng 3. 31: Thành phần chế phẩm chăm sóc da

STT Thành phần nguyên liệu Khối lƣợng (%)

1 Cetyl alcohol 1 2 Acid Stearic 3 3 Dầu khoáng 6 4 Carbomer 940 0,2 5 Glycerin 3 6 Tween-80 1 7 Tinh dầu nghệ vàng (TDNV) 0,7

8 Vitamin E 0,4

9 NaOH 0,02

10 Nƣớc tinh khiết 84

Một phần của tài liệu CÂY NGHỆ VÀNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NÓ (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)