NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh (Trang 103 - 106)

3.6.1. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân nhìn chung còn hạn chế, chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền địa phương chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội và coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường khá phổ biến, đặc biệt là ở cấp xã và một số huyện, thị.

- Công tác quy hoạch về hạ tầng bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Những hạ tầng thiết yếu về bảo vệ môi trường như nhà máy xử lý rác thải tập trung hoặc trạm xử lý nước thải thị xã Phúc Yên chưa được đầu tư xây dựng. Ở khu vực nông thôn nhiều xã đã tổ chức thu gom được rác thải nhưng chưa quy hoạch được bãi xử lý rác hoặc chưa có biện pháp xử lý hợp vệ sinh.

- Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường và quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, dẫn đến việc các dự án, chương trình về bảo vệ môi trường triển khai chậm, gặp nhiều khó khăn.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chưa chủ động, kịp thời, khi phát hiện vi phạm đôi khi xử lý vẫn chưa nghiêm, chưa kiên quyết, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT chưa cao.

- Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp huyện đã được quan tâm hơn, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, mới chỉ thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định Bản cam kết bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Chưa thực sự chủ động thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng thẩm quyền. Còn đối với cấp xã hoạt động quản lý nhà nước về môi trường vẫn chưa được quan tâm và còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác quản lý chất thải.

- Kinh phí sự nghiệp hàng năm đã được phân khai về cấp huyện và cấp xã sử dụng trong 2 năm gần đây, nhưng một số huyện, thành, thị và đa số cấp xã còn lúng túng, chưa chủ động triển khai thực hiện nên hiệu quả thu được chưa đạt yêu cầu.

- Còn nhiều cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ chưa tuân thủ nghiêm túc qui định bảo vệ môi trường, xử lý chất thải. Còn nhiều cơ sở sản xuất xả nước thải, khí thải vượt giới hạn cho phép, chất thải rắn chưa được phân loại và thu gom xử lý triệt để đã và đang gây ô nhiễm cho môi trường mà chưa có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.

3.6.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

- Bảo vệ môi trường là lĩnh vực còn khá mới đối với cấp huyện và xã, lại là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Trong khi đó hệ thống văn bản lại thường xuyên thay đổi, nhiều nội dung thiếu văn bản hướng dẫn hoặc chưa đồng bộ, chồng chéo mâu thuẫn gây khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện như Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về thời hạn thực hiện Đề án BVMT...

- Hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường có nhiều điểm chưa phù hợp, chưa cụ thể dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở cấp huyện, cấp xã.

- Hầu hết hạ tầng về bảo vệ môi trường (xử lý chất thải) trước đây chưa được quan tâm đầu tư, trong khi đó nhu cầu vốn để đầu tư hạ tầng bảo vệ môi lại tương đối lớn, nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc huy động nguồn vốn cho lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là huy động từ sự đóng góp của người dân do thu nhập thấp. Việc tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương hoặc thu hút các

thành phần kinh tế trong nước và vốn viện trợ ODA từ nước ngoài cho lĩnh vực BVMT còn rất hạn chế.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu quản lý nhà nước ở các cấp tuy đã được kiện toàn, song lực lượng còn quá mỏng, đa số cán bộ môi trường tuổi đời còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là đối với cấp huyện và cấp xã.

- Công tác quản lý Nhà nước về môi trường của các ngành chức năng, các đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, ở một số thời điểm tại một số địa phương công tác quản lý bảo vệ môi trường chưa được thực hiện nghiêm túc. Tình trạng nể nang, không kiên quyết trong xử lý vi phạm pháp luật về BVMT còn xảy ra.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân về BVMT chưa sâu, hình thức còn chưa đa dạng và phong phú, ở một số nơi chưa được chú trọng. Nhận thức, ý thức trách nhiệm về BVMT của một số đơn vị sản xuất kinh doanh và một bộ phận nhân dân còn rất hạn chế.

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w