HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh (Trang 26 - 35)

2.1.1. Tổng quan tình hình sử dụng đất Vĩnh Phúc

Tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 123.861,05 ha gồm: Đất nông nghiệp (86.517,40 ha); đất phi nông nghiệp (35.182,82 ha); đất chưa sử dụng (2.161,40 ha).

Hình 1. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu đất đai 2012 phân theo công cụ kinh tế

Diện tích đất đai của từng nhóm đất cụ thể như sau:

- Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2012 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2. Hiện trạng đất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

TT Loại nhóm đất Diện tích (ha)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 49.689,01

1.1 Đất trồng cây hàng năm 41.109,98

Đất trồng lúa 33.738,62

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 13,09

Đất trồng cây hàng năm khác 7.358,27

1.2 Đất trồng cây lâu năm 8.579,03

2 Đất lâm nghiệp có rừng 32.433,23 Rừng sản xuất 13.286,72 Rừng phòng hộ 4.020,64 Rừng đặc dụng 15.125,87 3 Đất nuôi trồng thủy sản 4.328,43 4 Đất nông nghiệp khác 66,73 9

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – 2012]

- Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp gồm có: Đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và nước mặt chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác

Bảng 3. Hiện trạng đất Phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

TT Loại nhóm đất Diện tích (ha)

1 Đất ởĐất ở đô thị 8.654,766.861,89

Đất ở nông thôn 1.792,87

2 Đất chuyên dùngĐất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 18.931,43257,57

Đất quốc phòng, an ninh 1.641,69

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 4.178,29

Đất có mục đích công cộng 12.853,88

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 202,44

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 732,22

5 Đất sông suối và nước mặt chuyên dùng 6.9639,57

6 Đất phi nông nghiệp khác 22,40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – 2012]

- Đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây.

Bảng 4. Hiện trạng đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

TT Loại nhóm đất Diện tích (ha)

1 Đất bằng chưa sử dụng 726,70

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.214,93

3 Núi đá không có rừng cây 219,77

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – 2012]

2.1.2. Vị trí quan trắc

Để đánh giá thực trạng chất lượng và diễn biến môi trường đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức khảo sát, lấy 13 mẫu đất và được tiến hành lấy 02 lần trong năm vào mùa mưa (tháng 5 và tháng 6) và mùa khô (tháng 9). Quan trắc 08 thông số gồm: Độ ẩm, pH, tổng Nitơ, tổng P, tổng K2O, Asen, Chì, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ và kết quả quan trắc cụ thể tại phụ lục 1.

Bảng 5. Vị trí quan trắc môi trường đất năm 2013

hiệu X Tọa độ Y Vị trí quan trắc

Đ1 539068 2370580 Khoan Bộ - xã Phương Khoan - huyện Sông Lô Đ2 548908 2370382 Thành Lập - Khu 3 - xã Xuân Hòa - huyện Lập

Thạch

Đ3 548804 2360620 Đoàn Kết - xã Đình Chu - huyện Lập Thạch Đ4 558550 2360619 Xóm Giềng - xã Thanh Vân - huyện Tam Dương Đ5 558546 2380127 Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo

Đ6 558548 2370422 Yên Trung - xã Tam Quan - huyện Tam Đảo Đ7 568355 2370360 Xã Minh Quang - huyện Tam Đảo

Đ8 568831 2360584 Ngũ Hồ - xã Thiện Kế - huyện Bình Xuyên Đ9 568102 2350806 Thắng Lợi - thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên Đ10 578176 2360527 Thanh Cao - xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên Đ11 558551 2350802 Lạc Trung - xã Trung Nguyên - huyện Yên Lạc Đ12 558720 2341139 Cửu Ấp - xã Liên Châu - huyện Yên Lạc

Đ13 548766 2350804 Lũng Ngoài - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường

Hình 2. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013

2.1.3. Đánh giá chất lượng môi trường đất

a. Chỉ tiêu pH

Từ kết quả phân tích chất lượng đất cho thấy:

Các mẫu đất có giá trị pH giao động từ 5,11 đến 7,18; thuộc loại đất chua hoặc trung tính. Trong đó mẫu đất có độ pH thấp nhất là mẫu đất tại Thanh Cao - xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên (ký hiệu Đ10 - pH giao động giữa hai mùa từ 5,115,32), thuộc loại đất chua. Nguyên nhân có thể do cấu tạo địa chất tự nhiên hoặc do người dân không bón vôi (hoặc tro rơm rạ) thường xuyên trong quá trình canh tác nông nghiệp.

Các mẫu đất còn lại (12 mẫu) đều có pH giao động giữa hai mùa từ 6,34 đến 7,18 thuộc loại đất trung tính.

Hình 3. Biểu đồ biểu diễn độ pH trong các mẫu đất phân tích

Như vậy, độ pH của từng mẫu đất giữa hai mùa chênh lệch không đáng kể và không có đột biến bất thường.

b. Chỉ tiêu Độ ẩm

- Độ ẩm của các mẫu đất theo số liệu quan trắc năm 2013 dao động lớn khá lớn từ 15,54% đến 24,65% (trong mùa Mưa) và từ 13,72% đến 20,37% (trong mùa Khô). Độ ẩm của đất trong mùa Mưa lớn hơn trong mùa Khô. Nguyên nhân do trong mùa Mưa, đất được cung cấp lượng nước mưa thường xuyên hơn trong mùa Khô.

- Qua xem xét về sự thay đổi độ ẩm trong đất giữa mùa Mưa và mùa Khô cho thấy diễn biến về độ ẩm của từng mẫu đất giữa hai mùa không có sự chênh lệch và biến động bất thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Chỉ tiêu Nitơ tổng số (N)

- Từ kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng đạm (Nitơ tổng số) giữa các mẫu đất phân tích theo chương trình quan trắc năm 2013 dao động rất lớn trong cả mùa mưa và mùa khô, nằm trong khoảng từ 0,042% (Đ5: Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo) đến 0,161% (Đ12: Cửu Ấp - xã Liên Châu - huyện Yên Lạc) thuộc loại đất nghèo đến khá giàu [Áp dụng theo thang đánh giá của Agricultural compendium, 1989].

Trong đó:

+ 5/13 mẫu đất thuộc loại đất nghèo Nitơ tổng số (N: < 0,08%); Là các mẫu thuộc các khu vực: Khoan Bộ - xã Phương Khoan - huyện Sông Lô, Thành Lập - Khu 3 - xã Xuân Hòa - huyện Lập Thạch, Đoàn Kết - xã Đình Chu - huyện Lập Thạch, Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo, Yên Trung - xã Tam Quan - huyện Tam Đảo.

+ 8/13 mẫu đất thuộc loại đất trung bình đến khá giàu về hàm lượng Nitơ tổng số (thay đổi theo mùa);

+ Riêng mẫu Đ7 (Xã Minh Quang - huyện Tam Đảo) có hàm lượng Nitơ tổng số giao động trong khoảng từ 0,076% (mùa khô) đến 0,089% (mùa mưa) tức là giữa nghèo và trung bình.

Hình 4. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Nitơ tổng số trong các mẫu đất

- Ngoài ra, có thể nhận thấy hàm lượng N tổng số trong đất ở vùng đồng bằng (như Yên Lạc, Vĩnh Tường) lớn hơn vùng trung du miền núi (như Lập Thạch, Sông Lô,..). Nguyên nhân do vùng đồng bằng là nơi sản xuất nông nghiệp chủ yếu và có quy mô lớn, nên trong quá trình canh tác nông nghiệp người nông dân bổ sung hàm lượng dinh dưỡng trong đất thường xuyên hơn. Mặt khác, do điều kiện về phân bố địa lý tự nhiên vì vậy mà đất tại những khu vực đồng bằng không bị ảnh hưởng nhiều của hoạt động rửa trôi nên thường giàu chất dinh dưỡng hơn các vùng trung du và miền núi.

d. Chỉ tiêu Phốt pho tổng số (P)

Hàm lượng Phốt pho tổng số giữa các mẫu đất phân tích cũng có khoảng dao động lớn, có giá trị từ 0,039% đến 0,167%. Trong đó:

+ Duy nhất 01 mẫu đất Đ1 (Khoan Bộ - xã Phương Khoan - huyện Sông Lô) thuộc loại đất nghèo về hàm lượng P tổng số (< 0,06%);

+ 3/13 mẫu thuộc loại đất trung bình về hàm lượng P tổng số (0,06% - 0,1%);

+ 2/13 mẫu đất có hàm lượng P tổng số giao động giữa mức nghèo (mùa mưa) và trung bình (mùa khô).

+ Còn lại mẫu Đ10 (Thanh Cao - xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên) cũng có hàm lượng P tổng số giao động giữa mức trung bình (mùa mưa) và giàu (mùa khô).

Hình 5. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Phốtpho tổng số trong các mẫu đất

Tuy nhiên, hàm lượng P tổng số tại hầu hết các mẫu đất giữa hai mùa có sự chênh lệch không nhiều (trong khoảng từ 0,002% đến 0,033%).

Tương tự như hàm lượng N tổng số, với đặc điểm là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của tỉnh, người dân thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất trong quá trình canh tác đồng thời với địa hình bằng phẳng ít bị rửa trôi nên mẫu đất ở các vùng đồng bằng như Yên Lạc, Vĩnh Tường, … thường có hàm lượng P tổng số trong đất lớn hơn vùng trung du miền núi như Lập Thạch, Sông Lô,...

e. Chỉ tiêu Kali dễ tiêu (K2O)

- Năm 2013, 100% mẫu đất phân tích (13/13 mẫu) thuộc loại đất rất nghèo, có hàm lượng K2O (Kali dễ tiêu) từ 0,5894 mg/100g đến 2,6324 mg/100g. Trong đó, mẫu đất có giá trị K2O thấp nhất là mẫu đất Đ5 tại Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo, mẫu đất có giá trị K2O cao nhất là mẫu đất Đ11 tại Lạc Trung - xã Trung Nguyên - huyện Yên Lạc – [Áp dụng đánh giá theo Matlova, 1934].

Hình 6. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng K2O trong các mẫu đất f. Chỉ tiêu Asen (As)

Theo kết quả quan trắc năm 2013, 100% mẫu đất phân tích (13/13 mẫu) có hàm lượng kim loại nặng Asen (As) nằm trong giới hạn cho phép. Diễn biến hàm lượng As trong các mẫu đất giữa mùa mưa và mùa khô như sau:

- Trong mùa mưa, Hàm lượng As thấp nhất là 3,2 mg/kg (mẫu Đ5 lấy ở xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo) đến cao nhất là 9,3 mg/kg (mẫu Đ13 lấy ở Lũng Ngoài - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường).

Hình 7. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng As trong các mẫu đất

- Trong mùa Khô, hàm lượng As thấp nhất là 2,7 mg/kg (mẫu Đ1 lấy ở Khoan Bộ - xã Phương Khoan - huyện Sông Lô), cao nhất là 8,3 mg/kg (mẫu Đ13 lấy ở Lũng Ngoài - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường)

- Hàm lượng As của từng mẫu đất giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch không đáng kể và không có đột biến bất thường.

g. Chỉ tiêu chì (Pb)

- Hàm lượng Pb của các mẫu đất quan trắc trong mùa mưa dao động rất lớn. Tuy nhiên 100% mẫu đất phân tích (13/13 mẫu) có hàm lượng kim loại nặng Chì (Pb) nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về giới hạn cho phép các kim loại nặng trong đất.

Hàm lượng Pb trong các mẫu đất so với QCVN 03:2008/BTNMT được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Hình 8. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Pb trong các mẫu đất

+ Trong mùa mưa dao động từ là 8,5 mg/kg (mẫu Đ5 lấy ở Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo) đến 43,5 mg/kg (mẫu Đ13 lấy ở Lũng Ngoài - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong mùa khô dao động từ là 6,9 mg/kg (mẫu Đ5 lấy ở Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo) đến 38,3 mg/kg (mẫu Đ13 lấy ở Lũng Ngoài - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường).

h. Chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

Kết quả quan trắc môi trường đất năm 2013 đều phát hiện về dư lượng thuốc BVTV (Aldrin, Dieldrin, DDT…) trong tất cả 13 mẫu đất đem phân tích. Tuy nhiên, nồng độ của các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV trên đều rất thấp và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 15:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

Tóm lại, từ kết quả phân tích cho thấy một số nhận định như sau:

Môi trường đất canh tác nông nghiệp (đất trồng lúa và đất trồng rau) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thuộc loại đất chua hoặc trung tính. Nhìn chung, đất giàu P tổng

số; nghèo N tổng số và K2O dễ tiêu. Có độ dao động lớn giữa các mẫu đất tuy nhiên ít có sự biến động giữa hai mùa trong năm. Các điểm quan trắc ở vùng đồng bằng (Yên Lạc, Vĩnh Tường) có hàm lượng các chất dinh dưỡng (N tổng số, P tổng số) cao hơn đất vùng trung du miền núi (Lập Thạch, Sông Lô).

Hàm lượng As, Pb trong các mẫu đất đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn hiện hành.

Ở tất cả các mẫu phân tích đều phát hiện có dư lượng thuốc BVTV.

Như vậy có thể thấy chất đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khá tốt, chưa bị ô nhiễm, đảm bảo cho hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân. Tuy nhiên, về lâu dài cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất đặc biệt là trong vấn đề sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV.

2.1.4. Diễn biến chất lượng môi trường đất

Từ năm 2011 trở về trước, mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường đất nói riêng và quan trắc môi trường tỉnh Vĩnh Phúc nói chung được thực hiện theo quy hoạch cũ, trong đó bao gồm 17 điểm quan trắc, phân bổ trên địa bàn 9 huyện, thành thị. Từ năm 2012, theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 13 điểm quan trắc chất lượng đất. Năm 2013, quy hoạch các vị trí lấy mẫu tương tự như năm 2012.

Vì vậy, việc đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả quan trắc môi trường đất năm 2012 và 2013.

* Chỉ tiêu pH: Năm 2012, triển khai quan trắc chất lượng môi trường đất theo mạng lưới được quy hoạch lại, kết quả quan trắc tại 13 khu vực cho thấy, độ pH của các mẫu đất quan trắc giữa mùa mưa và mùa khô dao động từ 4,77 đến 6,92. Trong khi giá trị pH năm 2013 giao động từ 5,11 đến 7,18.

* Chỉ tiêu Độ ẩm: Năm 2012, độ ẩm của các mẫu đất dao động lớn từ 15,54% đến 24,65% (trong mùa mưa) và từ 13,72% đến 20,37% (trong mùa khô). Đến năm 2013 cũng dao động lớn trong khoảng từ 15,54% đến 24,65% (trong mùa Mưa) và từ 13,72% đến 20,37% (trong mùa Khô).

* Chỉ tiêu Nitơ tổng số (N)

Năm 2012, Nitơ tổng số trong các mẫu đất dao động từ 0,065% (mẫu Đ3 lấy ở Đoàn Kết - xã Đình Chu - huyện Lập Thạch) đến 0,149% (mẫu Đ 11 lấy ở Lạc Trung - xã Trung Nguyên - huyện Yên Lạc) trong mùa Mưa và từ 0,064% (mẫu Đ3 lấy ở Đoàn Kết - xã Đình Chu - huyện Lập Thạch) đến 0,146% (mẫu Đ12 lấy ở Cửu Ấp - xã Liên Châu - huyện Yên Lạc).

Năm 2013, cũng dao động rất lớn trong cả mùa mưa và mùa khô, nằm trong khoảng từ 0,042% (Đ5: Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo) đến 0,161% (Đ12: Cửu Ấp - xã Liên Châu - huyện Yên Lạc).

* Chỉ tiêu Phốt pho tổng số (P)

Năm 2012, hàm lượng P tổng của các mẫu đất dao động rất lớn trong cả mùa mưa và mùa khô, từ 0,064% (mẫu Đ3 lấy ở Đoàn Kết - xã Đình Chu - huyện Lập Thạch) đến 0,175% (mẫu Đ5 lấy ở Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo).

Năm 2013, Hàm lượng Phốt pho tổng số giữa các mẫu đất phân tích cũng có khoảng dao động lớn, có giá trị từ 0,039% (Đ1: Khoan Bộ - xã Phương Khoan - huyện Sông Lô) đến 0,167% (Đ12: Cửu Ấp - xã Liên Châu - huyện Yên Lạc).

* Chỉ tiêu Kali dễ tiêu (K2O)

Năm 2012, tổng Kali của các mẫu đất dao động rất lớn trong cả mùa mưa và mùa khô, từ 0,6678 mg/100g (mẫu Đ5 lấy ở Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo) đến 2,383 mg/100g (mẫu Đ11 lấy ở Lạc Trung - xã Trung Nguyên - huyện Yên Lạc).

Năm 2013, hàm lượng K2O (Kali dễ tiêu) từ 0,5894 mg/100g (Đ5: Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo) đến 2,6324 mg/100g (Đ11 tại Lạc Trung - xã Trung Nguyên - huyện Yên Lạc).

* Chỉ tiêu kim loại nặng và dư lượng thuốc BVTV:

Theo kết quả quan trắc chất lượng đất năm 2012 và 2013, hàm lượng kim loại nặng (As, Pb) và dư lượng thuốc BVTV đều nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn hiện hành.

Như vậy, chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh năm 2012 và 2013 biến động không nhiều.

2.1.5. Nguyên nhân

Nhìn chung, chất lượng môi trường đất của Vĩnh Phúc còn tương đối tốt, chất lượng đất ít biến động qua các đợt quan trắc từng năm. Tuy nhiên, môi trường đất ở tỉnh Vĩnh Phúc đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm và suy thoái do nhiều nguyên nhân:

Sự xói mòn, rửa trôi, sụt lở đất; các chất độc hoá học do chiến tranh để lại; các chất thải công nghiệp (chất thải rắn, nước thải); chất thải đô thị; hoạt động khai thác

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh (Trang 26 - 35)