KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVMT

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh (Trang 99 - 100)

góp phần giảm thiểu ô nhiễm đối với các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng và triển khai Đề án bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2011- 2015;

- Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành xây dựng Đề án tổng thể BVMT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Tham mưu ban hành cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh. Ban hành qui định thực hiện cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012- 2015;

- Tham mưu trình HĐND và UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động số 53-CTr/TU ngày 31/7/2013 của BCH Đảng bộ Tỉnh thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 03/6/2013 của BCHTW Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tham mưu xây dựng và ban hành Hướng dẫn liên ngành số 464/HDLD- STNMT-SNN&PTNT-SXD ngày 07/5/2013 về xác định mức độ đạt chuẩn của tiêu chí môi trường(tiêu chí 17) trong xây dựng nông thôn mới;

- Tham mưu xây dựng đơn giá tạm thời về xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt quy mô cấp xã trình UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1764/QĐ-CT ngày 10/7/2013;

- Tham mưu xây dựng đơn giá tạm thời về xử lý nước thải bãi rác tạm Khai Quang thành phố Vĩnh Yên trình UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1620/QĐ- CT ngày 27/6/2013;

- Tham gia xây dựng Quy định Bảo vệ môi trường nông thôn (đang trình UBND tỉnh phê duyệt).

3.2. KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVMT BVMT

Hệ thống cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp đã từng bước được kiện toàn. Trước năm 2004, chỉ có cấp tỉnh mới có cơ quan chuyên môn tham mưu về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường. Đến nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh, huyện và cấp xã đã được kiện toàn.

3.2.1. Đối với cấp tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý về lĩnh vực môi trường. Các đơn vị thuộc sở hoạt động trong lĩnh vực BVMT gồm Chi cục Bảo vệ môi trường được thành lập năm 2008, hiện nay có 26 người (22 biên chế và 04 lao động hợp đồng), Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường có 62 người

(16 biên chế và 46 lao động hợp đồng), Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc có 08 người (06 biên chế và 02 lao động hợp đồng).

Ngoài ra, thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005, một số cơ quan, đơn vị khác cũng đã thành lập được các bộ phận làm công tác BVMT như Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (thuộc Công an tỉnh); Phòng Quản lý Môi trường (thuộc Ban Quản lý các Khu Công nghiệp); Phòng Kỹ thuật công nghệ và môi trường Công nghiệp (thuộc Sở Công Thương); ... Qua đó, đội ngũ quản lý nhà nước về BVMT cấp tỉnh đã được tăng cường về số lượng. Tuy nhiên, thực tế công tác quản lý nhà nước về môi trường hiện nay vẫn chủ yếu tập trung ở 02 đơn vị là Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an tỉnh, các ngành khác mặc dù đã thành lập được bộ phận chuyên môn về môi trường, song còn thiếu cán bộ có chuyên môn nên hiệu quả hoạt động hạn chế.

3.2.2. Đối với cấp huyện

Hiện có 9/9 Phòng Tài nguyên và Môi trường bố trí được cán bộ có chuyên môn về môi trường chuyên trách quản lý môi trường trên địa bàn, trong đó có Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện Vĩnh Tường, Bình Xuyên có 3 người, Lập Thạch, Sông Lô, thành phố Vĩnh Yên có 2 người....Tuy nhiên hầu hết cán bộ quản lý môi trường cấp huyện chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, do đó công tác tham mưu triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại địa phương còn rất hạn chế.

3.2.3. Đối với cấp xã

Nhìn chung, các xã, phường, thị trấn đều đã bố trí 01 cán bộ chuyên trách tham mưu giúp UBND cấp xã về công tác quản lý môi trường. Tuy nhiên, hầu hết chưa được đào tạo chuyên môn về môi trường và vẫn phải kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ khác như địa chính, khuyến nông, văn hoá, y tế,… do đó việc tham mưu triển khai công tác bảo vệ môi trường còn chưa cao.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh (Trang 99 - 100)