HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh (Trang 85 - 99)

2.6.1. Vị trí quan trắc

Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện quan trắc theo đúng mạng lưới quan trắc đã được phê duyệt. Hoạt động quan trắc được thực hiện với tần suất 04 lần/năm, trong đó mùa mưa quan trắc với tần suất 2 lần tại 18 điểm, còn mùa khô quan trắc với tần suất 2 lần tại 15 điểm. Các thông số quan trắc bao gồm: Tiếng ồn, bụi lơ lửng TSP, bụi PM10, CO, NO2, SO2 và kết quả quan trắc cụ thể tại phụ lục 6.

Bảng 25. Các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa khô Kí hiệu

mẫu Tọa độ

Vị trí quan trắc

X Y Đợt 1 Đợt 4

KK1 537791 2374240 Dân Chủ - xã Hải Lựu - huyện Sông Lô 16/4/2013 03/9/2013 KK2 542710 2365742 An Khang - xã Yên Thạch - huyện Sông Lô 16/4/2013 03/9/2013 KK 3 547598 2374209 Thôn Oản - xã Ngọc Mỹ -

huyện Lập Thạch 18/4/2013 03/9/2013 KK 4 552521 2365759 Tây Hạ - xã Bàn Giản - huyện Lập Thạch 16/4/2013 03/9/2013 KK 5 547586 2357261 Nam Hải - xã Sơn Đông - huyện Lập Thạch 18/4/2013 03/9/2013 KK 6 557368 2357278 Xã Vân Hội - huyện Tam Dương 18/4/2013 01/10/2013 KK 7 557364 2374194 Xóm Khế - xã Đại Đình - huyện Tam Đảo 23/4/2013 01/10/2013 KK 8 562357 2365717 Cửu Yên - xã Hợp Châu -

huyện Tam Đảo 23/4/2013 02/10/2013 KK 9 572026 2365751 Thanh Lanh - xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên 04/4/2013 04/10/2013 KK 10 567125 2357269 Tam Lộng - xã Hương Sơn - huyện Bình Xuyên 04/4/2013 04/10/2013 KK 11 576902 2357274 Đồng Lập - xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên 26/3/2013 23/9/2013 KK 12 572024 2348814 Tiền Châu - xã Tiền Châu - thị xã Phúc Yên 26/3/2013 23/9/2013 KK 13 562261 2348806 Trung Thôn - xã Bình Định -

huyện Yên Lạc 8/4/2013 23/9/2013

KK 14 557385 2340299 Xã Liên Châu - huyện Yên Lạc 5/4/2013 23/9/2013 KK 15 552462 2348811 Yên Nhiên,xã Vũ Di,Vĩnh Tường 5/4/2013 23/9/2013

Hình 63. Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí vào mùa khô Bảng 26. Các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí trong mùa mưa Kí hiệu

mẫu

Tọa độ

Vị trí quan trắc Ngày lấy mẫu

X Y Đợt 2 Đợt 3

KK1 540875 2376376 Thành Công - xã Lãng Công

- huyện Sông Lô 11/6/2013 01/8/2013 KK2 537084 2370134 Thôn Trung - xã Đôn Nhân - huyện Sông Lô 11/6/2013 12/8/2013 KK 3 541683 2362062 Thượng Thọ - xã Đức Bác - huyện Sông Lô 13/6/2013 12/8/2013 KK 4 550445 2377493 Phú Di - xã Hợp Lý - huyện Lập Thạch 13/6/2013 12/8/2013 KK 5 546039 2369792 Xã Vân Trục - huyện Lập

Thạch 13/6/2013 12/8/2013

KK 7 555184 2369838 Quang Trung - xã Đồng Tĩnh - huyện Tam Dương 28/5/2013 25/7/2013 KK 8 559571 2362131 Đoàn Kết - xã Đạo Tú - huyện Tam Dương 28/5/2013 25/7/2013 KK 9 554950 2354340 Hội Thịnh - xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương 28/5/2013 14/8/2013 KK 10 556848 2376854 Xã Đạo Trù - huyện Tam Đảo 03/6/2013 04/8/2013 KK 11 563778 2369823 Làng Hạ - xã Hồ Sơn - huyện

Tam Đảo 03/6/2013 04/8/2013

KK 12 571646 2364989 Thanh Lanh - xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên 09/5/2013 07/8/2013 KK 13 568600 2362003 Gia Khâu - xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên 09/5/2013 07/8/2013 KK 14 563989 2354352 Xóm Đông - phường Khai

Quang - thành phố Vĩnh Yên 17/6/2013 14/8/2013 KK 15 577348 2361206 Xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên 16/5/2013 08/7/2013

KK16 573306 2355189 Xóm Đình - xã Cao Minh -

thị xã Phúc Yên 16/5/2013 08/7/2013 KK17 559542 2346622 Tảo Phú - xã Tam Hồng - huyện Yên Lạc 06/6/2013 02/8/2013 KK18 550740 2346961 Thôn Thượng - xã Tuân Chính - huyện Vĩnh Tường 17/6/2013 02/8/2013

Hình 64. Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí vào mùa khô

2.6.2. Đánh giá chất lượng môi trường không khí

Trong những năm gần đây quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp, làng nghề, điều này đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với các hoạt động phát triển đô thị, công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp thì sự phát triển nông nghiệp nông thôn cũng đã tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường của tỉnh.

a. Đối với độ ồn

Mùa khô: Trong cả 2 lần quan trắc độ ồn mùa khô, tất cả 15/15 điểm lấy mẫu đều có mức ồn nằm trong giới hạn cho phép (QCVN 26:2010/BTNMT). Tuy nhiên, tại các điểm quan trắc, mức độ ồn đều gần so với quy chuẩn.

Hình 65. Kết quả tiếng ồn tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa khô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mùa mưa: Trong cả 2 lần quan trắc độ ồn mùa mưa, tất cả 18/18 điểm quan trắc đều có độ ồn nằm trong giới hạn cho phép (QCVN 26:2010/BTNMT). Tuy nhiên, tại các điểm quan trắc, mức độ ồn đều gần so với quy chuẩn.

Hình 66. Kết quả tiếng ồn tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa mưa

b. Đối với bụi lơ lửng TSP:

Mùa khô: Trong 15 vị trí quan trắc mùa khô, có 06/15 vị trí quan trắc có kết quả quan trắc bụi lơ lửng vượt quy chuẩn (QCVN05:2009/BTNMT- trung bình 1h) từ 1 – 1,37 lần gồm: KK9 (Thanh Lanh, Trung Mỹ, Bình Xuyên), KK10 (Tam Lộng, xã Hương Sơn, Bình Xuyên), KK12 (Tiền Châu, xã Tiền Châu, Phúc Yên), KK13 (Trung Thôn - xã Bình Định - huyện Yên Lạc), KK14 (Xã Liên Châu - huyện Yên Lạc), KK15 (Yên Nhiên, xã Vũ Di, Vĩnh Tường).

Điểm quan trắc có nồng độ bụi lơ lửng cao nhất là điểm KK12 cao gấp1,37 lần so với quy chuẩn (đợt 1). Nguyên nhân gây ô nhiễm bụi lơ lửng chủ yếu là do hoạt động giao thông vận tải.

Hình 67. Kết quả Bụi TSP tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa khô

Mùa mưa: Trong 18 vị trí quan trắc mùa mưa có 04/18 vị trí quan trắc có kết quả quan trắc vượt quy chuẩn (QCVN05:2009/BTNMT- trung bình 1h) từ 1- 1,5 lần bao gồm: KK14 (Xóm Đông - phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên), KK15 (Xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên), KK17 (Tảo Phú - xã Tam Hồng - huyện Yên Lạc), KK18 (Thôn Thượng - xã Tuân Chính - huyện Vĩnh Tường).

Điểm quan trắc có nồng độ cao nhất là điểm KK18 cao gấp 1,5 lần so với quy chuẩn (đợt 3). Nguyên nhân gây ô nhiễm bụi lơ lửng chủ yếu do tiếp nhận khói bụi từ hoạt động giao thông vận tải.

Hình 68. Kết quả Bụi TSP tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa mưa

c. Đối với bụi PM10

Mùa khô: Kết quả quan trắc cho thấy, có 05/15 vị trí quan trắc có giá trị quan trắc vượt giới hạn cho phép so với Quy chuẩn (QCVN 05:2009/BTNMT) từ 1- 1,27 lần.

Điểm vượt giới hạn gồm: KK9 (Thanh Lanh - xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên), KK10 (Tam Lộng - xã Hương Sơn - huyện Bình Xuyên), KK12 (Tiền Châu - xã Tiền Châu - thị xã Phúc Yên), KK14(Xã Liên Châu - huyện Yên Lạc), KK15 (Yên Nhiên,xã Vũ Di,Vĩnh Tường). Trong đó điểm KK14 có nồng độ PM10 vượt quy chuẩn cao nhất (vượt 1,27 lần – đợt 1).

Có 01 điểm có giá trị đo bằng giá trị ngưỡng theo Quy chuẩn là KK13 (Trung Thôn - xã Bình Định - huyện Yên Lạc - giá trị đo đợt 4).

Hình 69. Kết quả Bụi PM10 tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa khô

Mùa mưa: Kết quả quan trắc tại 18 vị trí vào mùa mưa cho thấy, 04/18 vị trí quan trắc có giá trị quan trắc vượt giới hạn cho phép so với Quy chuẩn (QCVN 05:2009/BTNMT) từ 1- 1,33 lần.

Điểm vượt giới hạn gồm: KK14 (Xóm Đông - phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên), KK16 (Xóm Đình - xã Cao Minh - thị xã Phúc Yên), KK17 (Tảo Phú - xã Tam Hồng - huyện Yên Lạc), KK18 (Thôn Thượng - xã Tuân Chính - huyện Vĩnh Tường). Trong đó điểm KK18 có nồng độ PM10 vượt quy chuẩn cao nhất (vượt 1,33 lần - đợt 3).

Có 01 điểm có giá trị đo bằng giá trị ngưỡng theo Quy chuẩn là KK15 (Xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên – giá trị đo đợt 3).

Hình 70. Kết quả Bụi PM10 tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa mưa

d. Đối với CO

Mùa khô: Tất cả các điểm quan trắc đều có nồng độ CO tương đối thấp, nhỏ hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT). Giá trị nhỏ nhất là 3,1 mg/m3 tại điểm KK7 (Xóm Khế - xã Đại Đình - huyện Tam Đảo), giá trị lớn nhất là 6,7 mg/m3 tại điểm K15 (Yên Nhiên,xã Vũ Di,Vĩnh Tường), trong khi quy chuẩn cho phép là 30 mg/m3 (trung bình 1h).

Hình 71. Kết quả CO tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa khô

Mùa mưa: Cũng như mùa khô, tất cả các điểm quan trắc vào mùa mưa đều có nồng độ CO tương đối thấp, nhỏ hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT). Giá trị nhỏ nhất đo được là 4.1 mg/m3 tại điểm K7 (Quang Trung - xã Đồng Tĩnh - huyện Tam Dương), giá trị lớn nhất là 6,7 mg/m3 tại điểm K18 (Thôn Thượng - xã Tuân Chính - huyện Vĩnh Tường)

Hình 72. Kết quả CO tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa mưa

e. Đối với NO2

Mùa khô: Nồng độ NO2 cũng tương tự như đối với CO, CO tại các điểm quan trắc đều nhỏ hơn so với quy chuẩn cho phép(QCVN 05:2009/BTNMT). Giá trị lớn nhất là 0,038 mg/m3 tại điểm K14 (Xã Liên Châu - huyện Yên Lạc), trong khi quy chuẩn cho phép là 0,2 mg/m3 (trung bình 1h).

Hình 73. Kết quả NO2 tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa khô

Mùa mưa: Cũng tương tự mùa khô, nồng độ NO2 các vị trí quan trắc đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép(QCVN 05:2009/BTNMT). Giá trị lớn nhất là 0,041 mg/m3 tại điểm KK18 (Thôn Thượng - xã Tuân Chính - huyện Vĩnh Tường).

Hình 74. Kết quả NO2 tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa mưa

f. Đối với SO2

Mùa khô: Nồng độ SO2 cũng tương tự như đối với CO và NO2 đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT). Giá trị lớn nhất là 0,046 mg/m3 tại điểm KK15 (Yên Nhiên,xã Vũ Di,Vĩnh Tường). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 75. Kết quả SO2 tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa khô

Mùa mưa: Nồng độ SO2 mùa mưa tại các điểm quan trắc tương tự mùa khô đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép. Giá trị lớn nhất là 0,053 mg/m3 tại điểm K18 (Thôn Thượng - xã Tuân Chính - huyện Vĩnh Tường).

Hình 76. Kết quả SO2 tại các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí vào mùa mưa

g. Đánh giá chung

Qua kết quả quan trắc năm 2013 cho thấy, chất lượng môi trường không khí tại từng khu vực cụ thể như sau:

- Khu vực thành phố Vĩnh Yên: Kết quả 2 đợt quan trắc trong mùa mưa cho thấy trong 06 chỉ tiêu quan trắc có 02 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép là bụi PM10 (vượt 1,13 – 1,27 lần) và TSP (vượt 1,23 lần – đợt 2).

- Khu vực thị xã Phúc Yên: Kết quả quan trắc tại xã Tiền Châu vào mùa khô (đợt 1, đợt 4) bị ô nhiễm bởi bụi lơ lửng (vượt 1,13 – 1,37 lần). Điểm quan trắc tại xã Ngọc Thanh, Phúc Yên đợt 3 có nồng độ bụi lơ lửng vượt 1,1 lần, nồng độ bụi PM10 đã bằng mức quy chuẩn. Tại xã Cao Minh, kết quả quan trắc trong mùa mưa (đơt 3) cho thấy nồng độ bụi PM10 đã vượt quy chuẩn 1,13 lần.

- Khu vực huyện Yên Lạc: Nồng độ bụi lơ lửng tại Trung Thôn, Bình Định, Yên Lạc (KK13) vượt 1,13 lần; Tại xã Liên Châu, bụi lơ lửng vượt 1,07 – 1,17 lần; bụi PM10 vượt 1,27-1,33 lần. Tại thôn Tảo Phú, Tam Hồng, (KK17) bụi PM10 vượt 1,27 lần và bụi lơ lửng vượt 1,27 – 1,43 lần.

- Khu vực huyện Bình Xuyên: Qua kết quả quan trắc 04 điểm, 02 điểm mùa khô (KK9- Thanh Lanh, Trung Mỹ, Bình Xuyên; KK10- Tam Lộng, Hương Sơn, Bình Xuyên) và 02 điểm mùa mưa (KK12- Thanh Lanh, Trung Mỹ, Bình Xuyên; K13 – Gia Khâu, Trung Mỹ, Bình Xuyên) cho thấy, tại 02 điểm quan trắc vào mùa khô đều bị ô nhiễm bởi bụi PM10 (vượt 1 – 1,27 lần) và bụi lơ lửng (vượt 1-1,17 lần).

- Khu vực Vĩnh Tường: Quan trắc 01 điểm mùa khô (KK15-Yên Nhiên, Vũ Di, Vĩnh Tường) và 01 điểm mùa mưa (KK18-Thôn Thượng, Tuân Chính, Vĩnh Tường), kết quả quan trắc cho thấy bụi PM10 vượt 1,07 – 1,33 lần và bụi lơ lửng vượt 1,13 – 1,5 lần.

- Đối với các khu vực còn lại như huyện Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô, kết quả quan trắc cho thấy chất lượng không khí vẫn tương đối tốt, các thông số quan trắc đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

2.6.3. Diễn biến chất lượng môi trường không khí.

Trên cơ sở kết quả quan trắc chất lượng không khí qua các năm 2011, 2012 và 2013, tổng hợp diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địan bàn tỉnh cụ thể như sau:

a. Tiếng ồn

Hình 77. Diễn biến độ ồn trong mùa khô

Hình 78. Diễn biến độ ồn trong mùa mưa

Từ năm 2011 đến năm 2012 độ ồn có xu hướng tăng từ 1-1,4 lần nhưng vẫn nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép (QCVN 26:2010/BTNMT). Năm 2013 hầu hết các điểm quan trắc có xu hướng giảm với năm 2012.

b. Bụi lơ lửng

Biểu đồ biễn biến cho thấy nồng độ bụi lơ lửng năm 2012 có xu hướng tăng từ 1,2 – 3,2 lần so với năm 2011, đặc biệt tại điểm quan trắc Thanh Lanh - Trung Mỹ - Bình Xuyên (năm 2012 tăng gấp 12 lần so với năm 2011) và Hương Sơn – Bình Xuyên (năm 2012 tăng gấp 3 lần so với năm 2011) có nồng độ bụi lơ lửng vượt giới hạn cho phép.

Hình 79. Diễn biến bụi lơ lửng trong mùa khô

Hình 80. Diễn biến bụi lơ lửng trong mùa mưa

Kết quả quan trắc năm 2013 cho thấy, nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các điểm có xu hướng giảm so với năm 2012. Tuy nhiên tại Bình Định – Yên Lạc và Ngọc Thanh – Phúc Yên có cao hơn năm 2012 và vượt so với giới hạn cho phép.

c. Bụi PM10

Nhìn chung, mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại các vị trí quan trắc năm 2012 có chiều hướng gia tăng so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 đã có xu hướng giảm, nhưng nồng độ bụi lơ lửng và bụi PM10 tại điểm quan trắc Thanh Lanh - Trung Mỹ - Bình Xuyên và Hương Sơn - Bình Xuyên vẫn vượt giới hạn cho phép.

Hình 81. Diễn biến bụi PM10 trong

Đối với bụi PM10 từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng tăng, đặc biệt vị trí quan trắc tại Thanh Lanh - Trung Mỹ - Bình Xuyên và Hương Sơn – Bình Xuyên có nồng độ bụi PM10 vượt giới hạn cho phép.

Nhìn chung, mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại các vị trí quan trắc năm 2012 có chiều hướng gia tăng so với năm 2011, năm 2013 đã có xu hướng giảm nhưng nồng độ bụi lơ lửng và bụi PM10 tại điểm quan trắc Thanh Lanh - Trung Mỹ - Bình Xuyên và Hương Sơn - Bình Xuyên vẫn vượt giới hạn cho phép. Nguyên nhân do đây là khu vực khai thác đất, đá, giao thông đi lại nhiều.

Đặc biệt vị trí quan trắc tại Bình Định – Yên Lạc và Ngọc Thanh - Phúc Yên có nồng độ bụi lơ lửng và bụi PM10 gia tăng qua các năm và nồng độ bụi lơ lửng vượt giới hạn cho phép, nồng độ bụi PM10 bằng với giá trị ngưỡng của giới hạn.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh (Trang 85 - 99)