2.2.1. Vị trí quan trắc
Để đánh giá thực trạng chất lượng và diễn biến môi trường nước mặt năm 2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện quan trắc tại 40 điểm thuộc 09 thủy vực chính gồm: Sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ, sông Bến Tre, Đầm Vạc, Đầm Rưng, Hồ Vân Trục, Hồ Bò Lạc, Hồ Đại Lải. Việc quan trắc được thực hiện với tần suất 3 tháng/lần, đã lấy tổng số 160 mẫu nước mặt để phân tích 19 thông số ô nhiễm, bao gồm: pH, DO, TSS, COD, BOD5, Amoni (NH+
4- tính theo Nitơ), Nitrat (tính theo Nitơ), Nitơrit, Photphat, Pb, As, Cd, Fe, Cu, Zn, Cr+6, Clorua, Tổng dầu mỡ, Tổng Coliform. Kết quả phân tích cụ thể tại phụ lục 2.
Bảng 6. Vị trí quan trắc môi trường nước mặt năm 2013 Kí hiệu
mẫu X(m)Tọa độY(m)
I Sông Cà Lồ
NM1 572355 2357886 Gốc Duối - xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên (gần Hồ Đại Lải) NM2 570760 2354965 Trại Hiến - xã Bá Hiến - huyện Bình Xuyên
NM3 567530 2351499 Thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên NM4 572633 2351723 Thôn An Lão - xã Sơn Lôi - huyện Bình Xuyên NM5 575435 2350029 Đại Phùng - phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên NM6 576091 2348200 Xuân Mai - phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên NM7 571005 2349272 Đạm Xuyên - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên NM8 570396 2348217 Nhân Vực - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên NM9 567362 2348739 Bảo Đức - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên NM10 566472 2346294 Can Bi - xã Phú Xuân - huyện Bình Xuyên NM11 567239 2360631 Rừng Bội - xã Thiện Kế - huyện Bình Xuyên NM12 567089 2357579 Quảng Khai - xã Thiện Kế - huyện Bình Xuyên NM13 568786 2354749 Hàm Rồng - xã Tam Hợp - huyện Bình Xuyên
NM14 567996 2352890 Đồng Sậu - thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên
II Sông Phan
NM15 562564 2353354 Xóm Rừng - xã Quất Lưu - huyện Bình Xuyên NM16 558244 2352350 Tân Nguyên - xã Trung Nguyên - huyện Yên Lạc NM17 554249 2347657 Xuân Lại - xã Vũ Di - huyện Vĩnh Tường
NM18 551834 2349610 Sơn Tăng - xã Vĩnh Sơn - huyện Vĩnh Tường NM19 549004 2351380 Lũng Ngoài - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường NM20 549946 2354500 Phủ Yên - xã Yên Lập - huyện Vĩnh Tường NM21 552459 2359181 Xóm Vàng - xã Hoàng Đan - huyện Tam Dương
III Sông Bến Tre
NM22 560059 2367504 Kiên Ngọ - xã Tam Quan - huyện Tam Đảo NM23 558438 2366631 Tiên Lộng - xã Hoàng Hoa - huyện Tam Dương NM24 556872 2365339 Xóm Hảo - xã Hướng Đạo - huyện Tam Dương NM25 556345 2363982 Long Trì - xã Đạo Tú - huyện Tam Dương NM26 555582 2362414 Long Sơn - xã Đạo Tú - huyện Tam Dương NM27 558012 2361047 Xóm Guột - xã Đạo Tú - huyện Tam Dương
NM28 559631 2357458 Thôn Khâu - phường Định Trung - thành phố Vĩnh Yên
IV Sông Phó Đáy
NM29 551201 2380692 Quảng Cư - xã Quang Sơn - huyện Lập Thạch NM30 553250 2375978 Hữu Bằng - xã Bắc Bình - huyện Lập Thạch NM31 554157 2369121 Tích Thổ - thị trấn Hoa Sơn - huyện Lập Thạch NM32 552686 2363307 đồng man - xã đồng ích - huyện lập thạch NM33 552305 2360830 Đại Lữ - xã Đồng Ích - huyện Lập Thạch
NM34 550258 2359060 Hạnh Phúc - xã Triệu Đề - huyện Lập Thạch NM35 547389 2355266 Việt An - xã Việt Xuân - huyện Lập Thạch
V Các hồ, đầm
NM36 543234 2372917 Hồ Bò Lạc - xã Đồng Quế - huyện Sông Lô
NM37 545688 2371291 Đập Vân Trục - xã Xuân Phong - huyện Lập Thạch NM38 572746 2358506 Hồ Đại Lải - xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên NM39 561071 2356047 Đầm Vạc - trạm bơm Đê Cụt - thành phố Vĩnh Yên NM40 554138 2345448 Đầm Rưng - xã Tứ Trưng - huyện Vĩnh Tường
Nguồn: Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường, 2013
Hình 9. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt
2.2.2. Đánh giá chất lượng nước mặt
a. Hiện trạng môi trường nước sông Cà Lồ
Sông Cà Lồ có hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo và một nhánh bắt nguồn từ Đầm Vạc thành phố Vĩnh Yên, chảy qua Hương Canh vòng về Phúc Yên và chảy về sông Cầu. Sông Cà Lồ có chiều dài khoảng 89 km, diện tích
lưu vực khoảng 881 km2, lòng sông khá rộng, trung bình từ 50 – 60 m. Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng trung bình 30m3/giây. Lưu lượng cao nhất về mùa mưa khoảng 286m3/giây.
Sông Cà Lồ có vai trò cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, tiêu úng mùa mưa và đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các nguồn thải đô thị, khu dân cư và công nghiệp.
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cà Lồ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện quan trắc tại 14 vị trí với tần suất 04 lần/năm và kết quả phân tích được thể hiện cụ thể ở Phụ lục 2.
Hình 10. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt sông Cà Lồ * Nhận xét, đánh giá:
Từ kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt sông Cà Lồ ở phụ lục 2 cho thấy:
- 100% các mẫu phân tích chất lượng nước sông Cà Lồ có nồng độ các kim loại nặng và các anion: NO3-, NO2-, Cl- đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng các thông số về chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, Amoni, Photphat, tổng dầu mỡ, tổng Colifrom, - đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, cụ thể:
Có 26/56 mẫu nước phân tích có chỉ tiêu BOD5 vượt quy chuẩn từ 1,02 – 1,56 lần, 23/56 mẫu nước phân tích có chỉ tiêu COD vượt quy chuẩn từ 1,02 – 1,43 lần, mức vượt cao nhất tại vị quan trắc dòng chảy đi qua thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, qua kết quả quan trắc của toàn lưu vực sông Cà Lồ phía thượng lưu của dòng chảy có nồng độ ô nhiễm BOD5 thấp hơn, tại các vị trí dòng chảy đi qua các khu dân cư, khu đô thị nồng độ vượt chuẩn cao hơn ;
Có 46/56 mẫu nước phân tích có TSS vượt quy chuẩn từ 1,04 – 2,18 lần ( năm 2012 vượt 1,06 – 1,8 lần); 21/56 ( năm 2012 có 24/56) mẫu nước phân tích có amoni vượt quy chuẩn từ 1,15 - 2,9 (năm 2012 vượt từ 1,03 – 2,74 lần), Có 4/56 mẫu nước phân tích có hàm lượng photphat vượt quy chuẩn từ 1,35 – 1,37 lần; Có 28/56 ( năm 2012 có 25/56) mẫu nước phân tích có tổng dẫu mỡ vượt quy chuẩn từ 1,1 đến 2 lần ( năm 2012 vượt từ 1,1 – 1,7 lần); Có 25/56 ( năm 2012 có 15/56) mẫu có tổng coliform vượt quy chuẩn từ 1,05 - 1,73 lần ( năm 2012 vượt từ 1,05-1,47 lần).
Chi tiết các chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép được thể hiện tại các biểu đồ dưới đây:
Hình 11. Giá trị nồng độ BOD5 nước sông Cà Lồ
Qua Biểu đồ trên cho thấy: Nhìn chung hầu hết tại các điểm quan trắc trên toàn lưu vực hầu hết có nồng độ BOD5 tương đối cao, tại vị trí NM13 (Hàm Rồng - xã Tam Hợp - huyện Bình Xuyên) ( Hàm Rồng, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên) có nồng BOD5 Vượt QCVN cao nhất.
Hình 12. Giá trị nồng độ TSS nước sông Cà Lồ
Ở các đợt lấy mẫu, hầu hết các vị trí quan trắc đều bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng, tại đợt quan trắc 3, kết quả phân tích thấp hơn, tuy nhiên nhiều điểm vẫn vượt giới hạn cho phép tại QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1)
Hình 13. Giá trị nồng độ Amoni nước sông Cà Lồ
Tại 5 vị trí quan trắc Đạm Xuyên- Bình Xuyên, Rừng Bội, xã Thiện Kế, Quảng Khai, Thiện Kế, Hàm Rồng, Tam Hợp và Đồng Sậu, Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên đều đã bị ô nhiễm Amoni, thậm chí tại các điểm NM11 (Rừng Bội - xã Thiện Kế - huyện Bình Xuyên), NM12 (Quảng Khai - xã Thiện Kế - huyện Bình Xuyên), NM13 (Hàm Rồng - xã Tam Hợp - huyện Bình Xuyên) nồng độ Amoni trong nước mặt còn gấp đôi với ngưỡng cho phép quy định tại QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1). Tại các vị trí quan trắc còn lại chưa bị ô nhiễm bởi các Amoni. Tuy nhiên, một số điểm quan trắc có nồng độ Amoni khá cao, sắp chạm tới ngưỡng cho phép như: NM4, NM5 (Đại Phùng - phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên), NM9 (Bảo Đức - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên).
Hình 14. Giá trị nồng độ Photphat nước sông Cà Lồ
Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các vị trí quan trắc đều không bị ô nhiễm PO43-. Chỉ có điểm NM11 (Rừng Bội - xã Thiện Kế - huyện Bình Xuyên) qua cả 4 đợt quan trắc đều cho kết quả nồng độ PO43- vượt giới hạn cho phép tại QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1), nguyên nhân có thể do nguồn nước thải từ Công ty Chăn nuôi Tam Đảo đã làm ảnh hưởn đến nguồn nước mặt.
Hình 15.Giá trị Tổng dẫu mỡ nước sông Cà Lồ
Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các điểm qua các đợt quan trắc hầu như đều bị ô nhiễm bởi dầu mỡ. Tổng dầu mỡ tại các điểm lấy mẫu biến đổi rất lớn qua các đợt quan trắc. Tại điểm NM7 (Đạm Xuyên - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên) có tổng dầu mỡ rất lớn, có đợt quan trắc 2 cho kết quả gấp đôi so với QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1).
Hình 16. Giá trị nồng độ Colifrom nước sông Cà Lồ
Kết quả phân tích cho thấy có tới 7/14 vị trí quan trắc đã bị ô nhễm Coliform gồm: NM4, NM6 (Xuân Mai - phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên), NM8 (Nhân Vực - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên), NM9 (Bảo Đức - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên), NM10, NM11 (Rừng Bội - xã Thiện Kế - huyện Bình Xuyên), NM14 (Đồng Sậu - thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên), nguyên nhân ô nhiễm có thể do nước thải sinh hoạt của khu vực ven sông chưa được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường, dẫn đến số lượng Coliform trong nước rất cao, nhất là điểm NM6, NM9 và điểm NM14 có số lượng Coliform rất cao so với QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1). Tại các điểm quan trắc còn lại chưa thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm coliform như: Điểm NM1 (Gốc Duối - xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên (gần Hồ Đại Lải)), NM2 (Trại Hiến - xã Bá Hiến - huyện Bình Xuyên), NM3 (Thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên), NM5 (Đại Phùng - phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên), NM7 (Đạm Xuyên - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên), NM11, NM12 (Quảng Khai - xã Thiện Kế - huyện Bình Xuyên).
Tóm lại, Chất lượng môi trường nước mặt sông Cà Lồ đang bị ô nhiễm tại hầu hết các điểm trên toàn bộ dòng chảy, mức độ ô nhiễm năm 2013 tăng cao hơn so với năm 2012 cả về số lượng thông số ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm trong nước.
b. Hiện trạng môi trường nước sông Phan
Sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam Quan, Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương), Kim Xá, Yên Lập, Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; vòng sang hướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Việt Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc) đổ vào Đầm Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên) qua xã Sơn Lôi, nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (Phúc Yên).
Sông Phan là nguồn tiếp nhận nước thải của nhiều làng nghề chưa được quy hoạch, nằm xen kẽ trong khu dân cư, đặc biệt làng nghề sản xuất và chế biến phế thải sắt thép (Tề Lỗ, Đồng Văn), ngoài ra còn có nguồn thải từ các hoạt động thương mại, chăn nuôi... đang phát triển mạnh tại các huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.
Hình 17. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt sông Phan
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Phan, đã thực hiện quan trắc tại 07 vị trí với tần suất 04 lần/năm và kết quả được thể hiện ở Phụ lục 2.
* Nhận xét, đánh giá:
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Phan năm 2013 cho thấy:
- 100% các mẫu phân tích có nồng độ các kim loại nặng và nồng độ các thông số NO3-, NO2-, Cl-, PO43-, NH4+đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên chất lượng nước sông Phan đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, tổng dầu mỡ, tổng Colifrom so với chất lượng nước mặt sử dụng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi (Cột B1- QCVN 08:2008/BTNMT), cụ thể:
Có 20/28 mẫu nước phân tích có chỉ tiêu BOD5 và 19/28 mẫu nước phân tích có chỉ tiêu COD vượt quy chuẩn 1,15 -1,4 lần, có 26/28 mẫu nước phân tích có chỉ tiêu TSS vượt quy chuẩn từ 1,22 - 1,88 lần, 17/28 mẫu nước phân tích có chỉ tiêu tổng dầu mỡ vượt quy chuẩn từ 1- 1,8 lần, 18/28 mẫu nước phân tích có tổng Coliform vượt quy chuẩn từ 1,05 - 1,47 lần.
Chi tiết các chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép được thể hiện tại các biểu đồ dưới đây:
Hình 18. Giá trị nồng độ BOD5 nước sông Phan
Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 cho thấy, tại 5/7 vị trí: NM15 (Xóm Rừng - xã Quất Lưu - huyện Bình Xuyên), NM18, NM19 (Lũng Ngoài - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường), NM20 (Phủ Yên - xã Yên Lập - huyện Vĩnh Tường), NM21 (Xóm Vàng - xã Hoàng Đan - huyện Tam Dương) đều đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, nhất là tại điểm quan trắc NM15, có đợt nồng độ BOD5 gần như đã gấp đôi so với giới hạn cho phép tại QCVN 08:2008/BTNMT. Tại 2 vị trí quan trắc: NM16, NM17 (Xuân Lại - xã Vũ Di - huyện Vĩnh Tường) chưa bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ.
Hình 19. Giá trị nồng độ TSS nước sông Phan
Kết quả phân tích cho thấy, nước sông Phan hiện nay đang bị ô nhiễm bởi các chất rắn lơ lửng trong nước. Qua kết quả các đợt lấy mẫu, hầu như các vị trí quan trắc đều bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng, thậm chí điểm quan trắc NM15 (Xóm Rừng - xã Quất Lưu - huyện Bình Xuyên) còn có chỉ tiêu TSS gấp 2 lần so với giới hạn cho phép tại QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1).
Hình 20. Giá trị nồng độ tổng dầu mỡ nước sông Phan
Kết qua phân tích cho thấy hầu hết các điểm quan trắc đều đã bị ô nhiễm bởi dầu mỡ. Tại 5 vị trí quan trắc: NM15 (Xóm Rừng - xã Quất Lưu - huyện Bình Xuyên), NM17 (Xuân Lại - xã Vũ Di - huyện Vĩnh Tường), NM18, NM19 (Lũng Ngoài - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường), NM21 (Xóm Vàng - xã Hoàng Đan - huyện Tam Dương) đã có tổng dầu mỡ vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1), thậm chí tại điểm NM15 và NM20 (Phủ Yên - xã Yên Lập - huyện Vĩnh Tường) lượng tổng dầu mỡ đã gấp 2 lần giới hạn cho phép. Tại 2 vị trí còn lại: NM15 và NM20 chưa bị ô nhiễm bởi dầu mỡ, tuy nhiên lượng tổng dầu mỡ vẫn còn khá cao và gần sát với ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1).
Hình 21. Giá trị nồng độ Colifrom nước sông Phan
Kết quả phân tích cho thấy có tới 5/7 vị trí quan trắc đã bị ô nhễm Coliform gồm: NM15 (Xóm Rừng - xã Quất Lưu - huyện Bình Xuyên), NM18, NM19 (Lũng Ngoài - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường), NM20 (Phủ Yên - xã Yên Lập - huyện Vĩnh Tường), NM21 (Xóm Vàng - xã Hoàng Đan - huyện Tam Dương), nguyên nhân ô nhiễm có thể do nước thải sinh hoạt của khu vực ven sông chưa được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường, dẫn đến số lượng Coliform trong nước rất
cao, nhất là điểm NM15, NM19. Tại 2 điểm quan trắc còn lại chưa thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm Coliform gồm: NM16 và NM17 (Xuân Lại - xã Vũ Di - huyện Vĩnh Tường).
Tóm lại, chất lượng nước mặt sông Phan có xu hướng giảm, nồng độ một số chất ô nhiễm như BOD5, COD, Colifrom, Dầu mỡ, TSS đang có dấu hiệu tăng nhẹ.
c. Hiện trạng môi trường nước sông Bến Tre
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện quan trắc tại 07 vị trí với tần suất 04 lần/năm và kết quả được thể hiện ở phụ lục 2.
Hình 22. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt sông Bến Tre