2.3.1. Tổng quan tình hình khai thác nước dưới đất
a. Trữ lượng nước dưới đất:
Tỉnh Vĩnh Phúc, hiện có 3 tầng chứa nước bao gồm: Tầng chứa nước Holocen (qh), Pleistocen (qp) và Neogen (n). Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất của tỉnh là 1.157.062 m3/ngày đêm, trong đó:
Trữ lượng động tự nhiên: là lượng nước chảy qua mặt cắt của tầng chứa nước nước trong một đơn vị thời gian. Tổng trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất của tỉnh hiện nay là 1.121.183 m3/ngày đêm, có thể phân ra 2 vùng như sau:
Vùng đồi núi: Chủ yếu phân bố ở các tầng chứa nước khe nứt, do địa hình phân cách mạnh bởi hệ thống sông suối và mạng lưới xâm thực địa phương, nước dưới đất trao đổi mạnh thoát hoàn toàn ra sông suối.
Vùng đồng bằng: tại đây tồn tại một vài tầng chứa nước, song tầng chứa nước Pleistocen là tầng giàu nước và có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế
Trữ lượng tĩnh tự nhiên: Là thể tích nước có trong tầng chứa nước. Đối với các tầng chứa nước có áp thì trữ lượng này có 2 phần: Trữ lượng tĩnh đàn hồi và trữ lượng tĩnh động lực. Trữ lượng tĩnh của nước dưới đất tại tỉnh Vĩnh Phúc là 35.879 m3/ngày đêm.
Nguồn nước ngầm của tỉnh được phân bố không đều, chủ yếu ở vùng đồng bằng phía Nam của tỉnh. Chất lượng nước ngầm nhìn chung tốt, một số nơi có dấu hiệu bị ô nhiễm một vài chỉ tiêu như sắt, mangan khá cao cần phải xử lý.
b. Tình hình khai thác và sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh
Hiện nay, do tình trạng ô nhiễm nước mặt, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao, nước dưới đất đã trở thành nguồn nước chính có vai trò quan trọng trong đời sống dân cư và phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài mục đích khai thác sử dụng cho sinh hoạt nước nước dưới đất còn được người dân khai thác sử dụng phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp (trồng rau).Lượng nước ngầm đang được khai thác, sử dụng trên toàn tỉnh vào khoảng 206.000 m3/ngày.
Tính đến cuối năm 2013 tổng lượng nước khai thác đã được cấp phép khai thác là 49.071 m3/ngày, trong đó chủ yếu cấp phép cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư và các doanh nghiệp khai thác cho mục đích sản xuất.
Theo thống kê báo cáo năm 2013 của các đơn vị có nhà máy nước, trạm cấp nước cho khu dân cư tập trung cho thấy: Lượng nước ngầm hiện đang khai thác từ các đơn vị trên phục vụ sinh hoạt khoảng 43.204 m3/ngày đêm với 38 giếng hiện đang khai thác (Chi tiết tại bảng sau):
Bảng 13. Tình hình khai thác nước ngầm phục vụ cho cấp nước tập trung
TT Chủ đầu tư/ quản lý công trình
Công suất thiết kế (m3/ngày đêm) Công suất khai thác hiện tại (m3/ngày đêm) Số giếng Số giếng đang hoạt động
1 Công ty cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc
Nhà máy nước Vĩnh
Yên 20000 20000 22 20
2 Nhà máy nước Yên Lạc 3000 60 4 2
3 Công ty Cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc 26640 22644 8 8 4 Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc Hệ thống cấp nước SHTT thôn Đồng Quạ, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo
- 10 1 1
5
Hệ thống cấp nước SHTT thôn Đồng Dong, xã Quang Yên, huyện Sông Lô
- 10 1 1
6 Trung tâm nước sạch và VSMTNT - Sở Nông Trạm cấp nước xã Trung Hà, huyện Yên Lạc 1200 250 3 3
7 Trậm cấp nước xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc
1400 230 3 3
[Nguồn: Báo cáo tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2013]
Trong số các đơn vị đang khai thác nước ngầm, Công ty Cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc (tiền thân là Công ty Cấp thoát nước số 2 Vĩnh Phúc) hiện đang có công suất khai thác lớn nhất 22.644 m3/ngày-đêm cung cấp nước sinh hoạt cho 13.159 hộ gia đình thuộc khu vực thị xã Phúc Yên, 04 xã, thị trấn của huyện Bình Xuyên, 05 xã của huyện Mê Linh và Sóc Sơn – Thành phốc Hà Nội.
Công ty Cổ phần cấp nước số 1 Vĩnh Phúc có công suất khai thác nước ngầm thứ hai toàn tỉnh với 20.060 m3/ngày-đêm với số lượng giếng khoan khai thác lớn nhất (22 giếng), phục vụ nhu cầu sử dụng nước cho thành phố Vĩnh Yên, một số xã, thị trấn thuộc huyện Yên Lạc và Tam Dương.
Ngoài các nhà máy nước nêu trên, tỉnh còn có các dự án nhỏ cấp nước sạch cho vùng nông thôn, khu dân cư tập trung,…
Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh cho đến nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.Trong tương lai, với nguy cơ nước mặt bị ô nhiễm, nước dưới đất vẫn sẽ là nguồn nước chính được khai thác để cung cấp cho hoạt động sinh hoạt của người dân trên toàn tỉnh.
Ngoài các hệ thống cấp nước tập trung, các giếng được khoan đào, sử dụng trên quy mô hộ gia đình trên toàn tỉnh cũng rất lớn, số lượng cụ thể trên từng địa bàn được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 14. Thống kê số lượng các giếng sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên toàn tỉnh năm 2012
TT Huyện, thành, thị Giếng đào Giếng khoan
1 Bình Xuyên 9235 8240 2 Lập Thạch 23996 2684 3 Sông Lô 18821 2060 4 Tam Dương 14678 5111 5 Tam Đảo 13497 1065 6 Vĩnh Tường 2939 35034 7 Yên Lạc 635 28060 8 Vĩnh Yên 1334 1550 9 Phúc Yên 3567 5250 Tổng 88702 89054
[Nguồn: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, điều tra năm 2012]
Tổng số lượng giếng đang được khai thác, sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên toàn tỉnh hiện nay là 177.756 giếng trong đó: giếng đào là 88702 giếng, số giếng khoan là 89054 giếng. So sánh với số lượng giếng năm 2011 (tổng số 206.193 giếng gồm: 104.270 giếng đào, 101.923 giếng khoan) cho thấy tổng số giếng năm 2012 giảm 28437 giếng. Nguyên nhân chủ yếu do số hộ đã được cung cấp nước máy tăng, đồng thời các giếng cũ bị hỏng, cạn nước đã không được sử dụng tiếp. Thực tế cho thấy, rất nhiều giếng nước bị bỏ hoang hoặc vẫn để dự phòng không có biện pháp che chắn đảm bảo.
2.3.2. Vị trí quan trắc
Để đánh giá chất lượng nước dưới đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành quan trắc 02 đợt (mùa mưa 01 lần và mùa khô 01 lần) với 19 vị trí quan trắc. Vị trí các điểm quan trắc được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 15. Vị trí và nguồn tác động các điểm quan trắc môi trường nước ngầm Kí hiệu
mẫu X Tọa độ Y Vị trí quan trắc
NN1 536449 2378636 Đồng Dạ - xã Quang Yên - huyện Sông Lô NN 2 536449 2370473 Thôn Trung - xã Đôn Nhân - huyện Sông Lô NN 3 544479 2370607 Quế Nham - xã Tân Lập - huyện Sông Lô NN 4 544479 2362443 Bằng Phú - xã Đồng Thịnh - huyện Sông Lô NN 5 552575 2370674 Xóm Thượng - xã Liễn Sơn - huyện Lập Thạch NN 6 552575 2362527 Đại Lữ - xã Đồng Ích - huyện Lập Thạch NN 7 552509 2378636 Đồng Ơn - xã Yên Dương - huyện Tam Đảo NN 8 560672 2378636 Xã Đạo trù - huyện Tam Đảo
NN 9 560672 2370590 Nhân Lý - xã Tam Quan - huyện Tam Đảo NN 10 568835 2370540 Xã Minh Quang - huyện Tam Đảo
NN 11 560672 2362548 Xóm Quế - xã Hướng Đạo - huyện Tam Dương NN 12 560662 2354443 Tích Sơn - xóm Núi - xã Hướng Đạo - huyện Tam Dương NN 13 568769 2362506 Gia Khâu - xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên NN 14 568754 2354441 Đồng Sậu - thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên NN 15 576882 2362539 Bác Ái - xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên NN 16 576738 2354421 Bảo An - phường Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên NN 17 560670 2346360 Lâm Xuyên - xã Tam Hồng - huyện Yên Lạc NN 18 552588 2354457 Yên Nội - xã Chấn Hưng - huyện Vĩnh Tường NN 19 552594 2346370 Thị trấn Vĩnh Tường - huyện Vĩnh Tường
Hình 42. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước dưới đất
Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành quan trắc chất lượng nước ngầm với 20 thông số quan trắc, bao gồm: Độ pH, Chất rắn tổng số (TS), Độ cứng (tính theo CaCO3), Amoni (NH+
4 - tính theo Nitơ), Nitrit (NO2- - tính theo Nitơ), Nitrat (NO3- - tính theo Nitơ), Chì (Pb), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Asen (As), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Thủy ngân (Hg), Kẽm (Zn), Crôm VI (Cr6+), Clorua (Cl-), Sunfat (SO42-), Florua (F-), Coliform, E-Coli. Kết quả quan trắc thể hiện cụ thể tại phụ lục 3.
2.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước dưới đất
* Theo chỉ tiêu quan trắc
Kết quả quan trắc nước dưới đất năm 2013 cho thấy, có 15/20 chỉ tiêu phân tích, (Độ cứng, Chất rắn tổng số, Sunfat, Thủy ngân, Chì, Asen, Sắt, mangan, Đồng, Kẽm, Crom VI, Nitrat, Nitrit, Clorua, Florua) tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng một số chỉ tiêu như pH, Cadimi, Amoni, E-Coli, Tổng Coliform đã có dấu hiệu ô nhiễm tại một số vị trí, cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu pH: Có 4/19 vị trí quan trắc (chiếm 21%) không nằm trong giới hạn cho phép (thấp hơn), giá trị pH dao động từ 4,8 đến 5,43. Các vị trí còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
- Chỉ tiêu Cadimi: Có 2/19 vị trí quan trắc (chiếm 10,5%) vượt quá quy chuẩn cho phép (vượt từ 1 đến 1,2 lần). Các điểm quan trắc còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Chỉ tiêu Amoni: Có 12/19 vị trí quan trắc (chiếm 63,16%) vượt quá quy chuẩn cho phép (vượt từ 1,01 đến 1,27 lần). Các điểm quan trắc còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Chỉ tiêu E-Coli: Có 7/19 vị trí quan trắc (chiếm 36,84%), có giá trị đo được khoảng từ 2 đến 4 MPN/100 ml, đều vượt giới hạn cho phép.
- Chỉ tiêu Tổng Coliform: Có 15/19 vị trí quan trắc QCCP (chiếm 78,95%) vượt QCCP 1,33 đến 4,67 lần. Các điểm quan trắc còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép.
* Theo vị trí quan trắc
Kết quả quan trắc nước dưới đất năm 2013 cho thấy, tại tất cả các vị trí quan trắc, có từ 1 đến 3 chỉ tiêu không nằm trong giới hạn cho phép, tập trung ở một số chỉ tiêu như: E-Coli (7 điểm) hàm lượng Amoni (12 điểm) và tổng Coliform (15 điểm), cụ thể như sau:
+ Vị trí NN1 (Đồng Dạ - xã Quang Yên - huyện Sông Lô): Có 02 chỉ tiêu vượt quá QCCP gồm E- Coli và Tổng Coliform, trong đó E- Coli có giá trị đo 2 MPN/100ml (vượt so với giới hạn không phát hiện thấy) và Tổng Coliform (vượt 3,67 lần).
+ Vị trí NN2 (Thôn Trung - xã Đôn Nhân - huyện Sông Lô): Có 02 chỉ tiêu vượt quá QCCP gồm Amoni (vượt 1,01 lần) và Tổng Coliform (vượt 1,33 lần).
+ Vị trí NN3 (Quế Nham - xã Tân Lập - huyện Sông Lô): Có 02 chỉ tiêu vượt quá QCCP gồm E- Coli có giá trị đo lớn nhất là 4 MPN/100ml và Tổng Coliform (vượt 4,67 lần).
+ Vị trí NN4 (Bằng Phú - xã Đồng Thịnh - huyện Sông Lô): Có 02 chỉ tiêu vượt quá QCCP gồm E- Coli có giá trị đo lớn nhất là 2 MPN/100ml và Tổng Coliform (vượt 3 lần).
+ Vị trí NN5 (Xóm Thượng - xã Liễn Sơn - huyện Lập Thạch): Có 01 chỉ tiêu vượt quá QCCP với hàm lượng Amoni đo được thời điểm cao nhất (vượt 1,26 lần).
+ Vị trí NN6 (Đại Lữ - xã Đồng Ích - huyện Lập Thạch): Có 02 chỉ tiêu không nằm trong QCCP với pH thấp hơn giới hạn và hàm lượng Amoni đo được thời điểm cao nhất (vượt 1,03 lần).
+ Vị trí NN7 (Đồng Ơn - xã Yên Dương - huyện Tam Đảo): Có 03 chỉ tiêu vượt quá QCCP gồm Cadimi (vượt 1,2 lần), E- Coli có giá trị đo lớn nhất là 4 MPN/100ml và Tổng Coliform (vượt 3,67 lần).
+ Vị trí NN8 (Xã Đạo trù - huyện Tam Đảo): Có 02 chỉ tiêu vượt quá QCCP gồm E- Coli có giá trị đo lớn nhất là 4 MPN/100ml và Tổng Coliform (vượt 4,67 lần).
+ Vị trí NN9 (Nhân Lý - xã Tam Quan - huyện Tam Đảo): Có 02 chỉ tiêu vượt quá QCCP gồm Amoni (vượt 1,27 lần) và Tổng Coliform (vượt 3,67 lần).
+ Vị trí NN10 (Xã Minh Quang - huyện Tam Đảo): Có 03 chỉ tiêu không nằm trong QCCP với pH thấp hơn giới hạn, hàm lượng Amoni (vượt 1,12 lần) và Tổng Coliform (vượt 2,33 lần).
+ Vị trí NN11 (Xóm Quế - xã Hướng Đạo - huyện Tam Dương): Có 03 chỉ tiêu không nằm trong QCCP với pH thấp hơn giới hạn, hàm lượng Amoni (vượt 1,04 lần) và Tổng Coliform (vượt 1,67 lần).
+ Vị trí NN12 (Tích Sơn - xóm Núi - xã Hướng Đạo - huyện Tam Dương): Có 01 chỉ tiêu vượt quá QCCP với hàm lượng Amoni đo được thời điểm cao nhất (vượt 1,01 lần).
+ Vị trí NN13 (Gia Khâu - xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên): Có 01 chỉ tiêu vượt quá QCCP với giá trị đo được của tổng Coliform (vượt 1,33 lần).
+ Vị trí NN14 (Đồng Sậu - thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên): Có 02 chỉ tiêu không nằm trong QCCP với pH thấp hơn giới hạn và Tổng Coliform (vượt 4,67 lần).
+ Vị trí NN15 (Bác Ái - xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên): Có 02 chỉ tiêu vượt quá QCCP gồm E- Coli có giá trị đo lớn nhất là 4 MPN/100ml và Tổng Coliform (vượt 4,67 lần).
+ Vị trí NN16 (Bảo An - phường Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên): Có 01 chỉ tiêu vượt quá QCCP với giá trị đo được của tổng Coliform (vượt 2,67 lần).
+ Vị trí NN17 (Lâm Xuyên - xã Tam Hồng - huyện Yên Lạc): Có 01 chỉ tiêu vượt quá QCCP với hàm lượng Amoni đo được thời điểm cao nhất (vượt 1,18 lần).
+ Vị trí NN18 (Yên Nội - xã Chấn Hưng - huyện Vĩnh Tường): Có 02 chỉ tiêu vượt quá QCCP gồm E- Coli có giá trị đo lớn nhất là 2 MPN/100ml và Tổng Coliform (vượt 2,67 lần).
+ Vị trí NN19 (Thị trấn Vĩnh Tường - huyện Vĩnh Tường): Có 01 chỉ tiêu vượt quá QCCP với giá trị đo được của tổng Coliform (vượt 1,33 lần).
* So sánh chất lượng nước dưới đất giữa 02 mùa
So sánh chất lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa cho thấy: Ở hầu hết các chỉ tiêu, hàm lượng đo được có giá trị dao động không nhiều. Trung bình, hàm lượng đo được trong mùa khô lớn hơn mùa mưa.
Biểu đồ 2 mùa ở một số chỉ tiêu có giá trị vượt quy chuẩn cho phép được thể hiện tại các biểu đồ sau:
Hình 43. Giá trị pH tại các điểm quan trắc nước ngầm
Từ trên ta thấy: giá trị pH trong mùa mưa và mùa khô có khoảng dao động không nhiều, và các giá trị pH đo được hầu như không chịu ảnh hưởng của mùa. Điểm có giá trị pH nằm dưới tiêu chuẩn cho phép có thể bị ảnh hưởng bởi đặc tính địa chất tầng nước khai thác trong khu vực.
* Hàm lượng Cadimi (Cd):
Hình 44. Giá trị Cadimi tại các điểm quan trắc nước ngầm HTMT
Hình 45. Giá trị hàm lượng Amoni tại các điểm quan trắc nước ngầm
Kết quả phân tích chỉ tiêu hàm lượng Amoni trong nước dưới đất cho thấy, hàm lượng Amoni trong mùa khô hầu hết tại các vị trí có giá trị cao hơn mùa mưa (17/19 vị trí có điểm quan trắc mùa khô cao hơn mùa mưa).
* E - Coli:
Hình 46. Giá trị E-Coli tại các điểm quan trắc nước ngầm
Từ biểu đồ trên ta thấy, giá trị đo được của chỉ tiêu E-Coli tại các điểm vượt quy chuẩn vào mùa khô luôn cao hơn mùa mưa (100% các mẫu).
Hình 47. Giá trị tổng coliform tại các điểm quan trắc nước ngầm
2.3.4. Diễn biến chất lượng nước ngầm những năm qua
Tổng kết kết quả quan trắc nhiều năm qua cho thấy: chất lượng nước ngầm từ năm 2004 đến năm 2009 có chiều hướng suy giảm, từ năm 2009 đến năm 2010 chất lượng nước dưới đất được duy trì ổn định và có dấu hiệu cải thiện, đặc biệt là lượng Pb trong các mẫu phân tích đất giảm so với năm 2009. Tuy nhiên, chất lượng nước dưới đất năm 2011 lại suy giảm rõ rệt, đặc biệt về chỉ tiêu kim loại nặng như Asen, Chì, Mangan, và chỉ tiêu Coliform. Đến năm 2012 có 05/20 chỉ tiêu vượt QCCP là pH, Cadimi, Amoni, E-Coli và tổng Coliform và có 10/19 vị trí quan trắc bị ô nhiễm từ 1 đến 2 chỉ tiêu. Năm 2013, có 5/20 chỉ tiêu vượt QCCP (pH, Cadimi, Amoni, E-Coli và tổng Coliform). Tuy nhiên so với năm 2012 số vị trí quan trắc bị ô nhiễm đã tăng lên nhiều (19/19 vị trí) và có điểm bị ô nhiễm tới 3 chỉ tiêu. Diễn biến theo nhóm các chỉ tiêu thường xuyên vượt QCCP cụ thể như sau:
- Nhóm chỉ tiêu kim loại: Năm 2004, kết quả quan trắc cho thấy các chỉ tiêu như As, Cd, Pb, và Hg không phát hiện thấy, đến năm 2006 đã phát hiện các chỉ tiêu này ở hầu hết các mẫu từ năm 2007 – 2009 có chiều hướng tăng lên, đến năm 2010 có chiều hướng giảm, năm 2011 lại có xu hướng tăng lên, đặc biệt giá trị làm lượng Asen trong các mẫu tại Yên Lạc, Vĩnh Tường vượt 7,7 đến 9,46 lần. Kết quả quan trắc năm 2012 có xuất hiện nhưng không vượt chuẩn ở chỉ tiêu: As, Pb, Hg. Riêng chỉ tiêu Cadimi phát hiện 03 vị trí có kết quả đo vượt QCCP, giá trị vượt cao nhất là 1,2 lần.