Tình hình dân số và lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3.Tình hình dân số và lao động

Qua bảng 3.2 ta thấy sự biến động dân số trong những năm qua trên địa bàn huyện, ta thấy tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn tăng nhưng không đáng kể và đang có xu hướng giảm dần và ở mức mặt bằng chung của cả nước. Cụ thể qua 3 năm tỷ lệ tăng dân số ổn định điều này chứng tỏ vấn đề dân số được chính quyền địa phương rất quan tâm. Năm 2011 tổng số nhân khẩu của toàn huyện là 61,626 người, trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 58,217 người chiếm 94.47% tổng số nhân khẩu trên địa bàn huyện, còn lại nhân khẩu phi nông nghiệp chỉ chiếm 5.53% trong tổng số nhân khẩu trên địa bàn huyện. Năm 2012 tổng số nhân khẩu toàn huyện tăng lên 62.612 người, trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 59,152 người chiếm 94.52% nhân khẩu toàn huyện. Đến năm 2013 tổng nhân khẩu của huyện là 62,744 người, trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 59,302 người chiếm 94.51% tổng nhân khẩu toàn huyện. Tốc độ tăng dân số bình quân trên địa bàn huyện trong 3 năm là 0.9%/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Võ Nhai giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 So sánh Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 2011 - 2013 I. Tổng số nhân khẩu Người 61626 100 62612 100 62744 100 101.60 100.21 100.91

1. Nhân khẩu NN Người 58217 94.47 59182 94.52 59302 94.51 101.66 100.20 100.93

2. Nhân khẩu phi NN Người 3409 5.53 3430 5.48 3442 5.49 100.62 100.35 100.48

II. Tổng số hộ Hộ 15152 24.59 15284 24.41 15259 24.32 100.87 99.84 100.35

1. Hộ NN Hộ 13644 22.14 13743 21.95 13714 21.86 100.73 99.79 100.26

2. Hộ phi NN Hộ 1508 2.45 1541 2.46 1545 2.46 102.19 100.26 101.22

III. Tổng lao động Lao động 31317 50.82 32018 51.14 32843 52.34 102.24 102.58 102.41

1. Lao động trong tuổi Lao động 16467 26.72 16487 26.33 16521 26.33 100.12 100.21 100.16

2. Lao động ngoài tuổi Lao động 14850 24.10 15531 24.81 16322 26.01 104.59 105.09 104.84

IV. Phân bổ lao động

1. Lao động NN Lao động 25654 41.63 25335 40.46 25165 40.11 98.76 99.33 99.04 2. Lao động CN - XD Lao động 4268 6.93 4703 7.51 5287 8.43 110.19 112.42 111.30 3. Lao động TM - dịch vụ Lao động 1395 2.26 1980 3.16 2391 3.81 141.94 120.76 131.35 V. Một số chỉ tiêu 1. BQ NK - NN/hộ NN 4.26 4.26 4.30 4.30 4.32 100.93 100.41 100.67 2. BQ Lao động/hộ 2.06 2.06 2.09 2.09 2.15 101.36 102.74 102.05 3. BQ LĐ NN/hộ NN 1.69 1.69 1.65 1.657 1.64 97.90 99.49 98.70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số hộ: Năm 2011 tổng số hộ của huyện là 15,152 hộ, đến năm 2012 tăng lên 12,284 hộ. Tốc độ gia tăng trong 3 năm là 0.35%/năm. Trong đó hộ nông nghiệp năm 2011 là 13,644 hộ. Đến năm 2013 là 13,714 hộ, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 0.26%/năm.

Tổng số lao động: Huyện Võ Nhai là một huyện thuần nông nên lao động chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, cụ thể là năm 2011 tổng số lao động toàn huyện là 31,317 người, trong đó lao động trong nông nghiệp là 8,756 người chiếm 91.82%. Lao động phi nông nghiệp có 2,561 người chiếm 8.18% tổng số lao động. Đến năm 2012 tổng số lao động là 32,018 người trong đó có 29,478 lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 92.1% tổng số lao động. Năm 2004 tổng số lao động của huyện là 32,843 lao động trong đó lao động nông nghiệp là 30,256 lao động chiếm 92.12% tổng số lao động. Tốc độ phát triển bình quân của lực lượng lao động trong 3 năm là 2.41%/năm.

Ta thấy tổng nhân khẩu của Võ Nhai là 62,744 người năm 2013 và có xu hướng tăng, đây cũng là xu hướng chung của cả nước. Tốc độ tăng dân số của địa phương bình quân qua ba năm là 0.91%/năm, không cao so với mặt bằng chung của nước ta, qua đây là thấy đây là vấn đề không đáng lo ngại khi nước ta đang phải cố gắng trong công cuộc ngăn chặn sự bùng nổ dân số. Vấn đề của huyện là tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp tức là sinh sống ở trong khu vực nông thôn hoặc liên quan đến nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất cao gần 95% và vẫn tăng trong khi đó nhân khẩu phi nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là thực tế đối với huyện vùng núi như Võ Nhai.

Qua bảng số liệu trên nếu địa phương muốn chuyển dịch cơ cấu và theo kịp đà phát triển của đất nước thì dào tạo nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách. Chuyển dịch cơ cấu nhưng phải gắn với lợi thế của vùng đó là nông nghiệp hay nói cách khác cần có nhiều biện pháp tác động để vừa cải thiện sinh kế nhưng phải gắn liền với một nền kinh tế xanh. Theo tôi vấn đề cần phải làm nhất là đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và xây dựng nhiều cổng thông tin tuyên truyền xuống người dân để người dân chủ động vươn lên và có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn. Số hộ nông nghiệp so với số hộ phi nông nghiệp cũng đang áp đảo tuyệt đối. Do 90% người dân sống ở vùng nông thôn. Huyện có thị trấn Đình Cả là trung tâm chính của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về lao động trên địa bàn, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn chiếm 50% dân số của toàn huyện. Qua đây ta thấy lực lượng người lao động rất dồi dào. Nhưng do nghiên cứu tại vùng nông thôn nên các con số cũng chưa phản ánh được hết bản chất lao động trên địa bàn. Cụ thể như khi nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp có những trẻ dưới 16 tuổi hoặc người trên 60 tuổi vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy các con số chỉ mang tính tương đối và có quy đổi một cách nhất quán.

Qua số liệu ta thấy lao động đã ngoài tuổi lao động có tỷ lệ cao 24% trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. Hiện nay cơ cấu lao động trên địa bàn đang có xu hướng chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác đặc biệt là đội ngủ lao động trẻ. Hiện nay lực lượng lao động trẻ từ 18 đến 30 tuổi có xu hướng đi ra ngoài làm với các công việc đòi hỏi tay nghề không cao như công nhân, phụ hồ… Vì vậy địa phương cần kiểm soát chặt chẽ để có thể quản lý tốt nguồn lao động.

3.1.4.. Thực trạng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục

- Giao thông: Huyện có quốc lộ 1B chạy qua, phần chạy qua huyện cơ bản được nâng cấp và bảo trì tốt. Đây là lợi thế của huyện nhằm phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, thuận lợi cho trao đổi và lưu thông hàng hóa.

- Thủy lợi: Huyện cũng đã chú trọng đến vấn đề thủy lợi, với phương châm là nhà nước và nhân dân cùng làm vì vậy huyện Võ Nhai đã xây dựng được 11 hồ, 50 vai đập kiêm cố, 12 trạm bơm, khoảng 133km kênh, mương phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Năng lực thiết kế phục vụ tưới tiêu cho khoảng 1.119ha. Song nhìn chung các công trình thủy lợi của địa phương đều nhỏ l, không được nâng cấp, tu bổ thường xuyên cho nên năng lực tưới tiêu bị hạn chế, đến nay toàn bộ các công trình thủy lợi của huyện mới tưới nước cung cấp được khoảng 850ha lúa Đông - Xuân.

- Hệ thống điện:

+ Điện lưới quốc gia: Hiện nay Võ Nhai có đường dây 35Kv và 10Kv chạy dọc theo đường 1B và từ thị trấn Đình Cả đến xã Tràng Xá. Do vậy các xã ở trục đường đều có điện lưới sản xuất và sinh hoạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Thủy điện: Võ Nhai chưa có các công trình thủy điện lớn mà chỉ có máy phát điện nước mini do các hộ tư nhân đầu tư. Toàn huyện hiện nay có khoảng 1703 chiếc với tổng công suất khoảng 430 Kw.

- Giáo dục: Toàn huyện có 39 trường phổ thông, 750 lớp với tổng số học sinh là 16.144 em. Ngoài ra còn có một trường dân tộc nội trú.

- Y tế: Huyện Võ Nhai có 17 cơ sở y tế gồm 1 bệnh viện trung tâm tại trung tâm huyện với 140 giường bệnh phục vụ nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Văn hóa, thông tin: Huyện có 1 nhà văn hóa được xây dựng khang trang, ngoài ra một số xã đã có tổ văn hóa. Huyện có 1 đài phát thanh phủ sóng trong toàn huyện, 95% dân số được xem truyền hình trung ương và địa phương. Bưu điện hiện nay đã có 17/17 xã, thị trấn có điện thoại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)