Phương hướng, mục tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 76)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.5.1. Phương hướng, mục tiêu

3.5.1.1. Phương hướng cải thiện sinh kế gắn phát triển nền kinh tế xanh của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai

* Cơ sở

Cải thiện sinh kế cho các hộ nghèo để các hộ nghèo trở thành đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ và thoát nghèo bền vững và theo kịp nền kinh tế vốn luôn vận động và đi dần vào một nền kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang chuyển dần sang hướng sản xuất mới đó là nền kinh tế hội nhập toàn cầu với hệ thống quan hệ sản xuất mở và sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. Bởi vậy cải thiện sinh kế cho hộ nghèo bền vững hiện nay cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phát triển sinh kế cần phải bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo nguồn lợi. - Hướng đến hình thành phát triển sinh kế hộ theo hướng tập trung nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ cần phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để theo kịp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

- Phát huy tối đa nguồn lực, tạo bước phát triển mới trong kinh tế hộ nói chung và các hộ nghèo nói riêng nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài để tạo điều kiện cho sinh kế hộ phát triển.

* Phương hướng chung

Cần nhanh chóng chuyển nền kinh tế tự túc sang nền kinh tế hàng hóa có sử dụng lợi thế so sánh và phát huy hết các nguồn lực sinh kế của các hộ gia đình. Phát triển sinh kế cần gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội đang tồn tại nhằm nâng cao đời sống của người nghèo một cách toàn diện cả về vật chất và tinh thần. Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội gắn với các mục tiêu và phương hướng của Đảng và Nhà nước ta đề ra là :”Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Phát triển sinh kế cần phải phát huy năng lực nội sinh trong sự phát triển công đồng và theo định hướng của Nhà nước.

Phát triển sinh kế hộ nghèo nói riêng và nông hộ nói chung là lấy hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, khuyến khích nông hộ phát triển bằng các nguồn lực hiện có. Việc thay đổi nếp sống tạm bợ, nếp sống không có kế hoạch mà không ai khác là bản thân các hộ phải tựu chịu trách nhiệm và quyết tâm để khắc phục sự bần cùng và nghèo đói. Bên cạnh đó nhà nước phải quan tâm hỗ trợ tích cực về các chính sách xóa đói giảm nghèo, các lớp tập huấn và tuyên truyền để người nghèo tiếp cận thông tin và chính sách của nhà nước một cách minh bạch và rõ ràng.

3.5.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế huyện Võ Nhai đến năm 2015

Một số mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực kinh tế:

- Tổng giá trị sản xuất trong năm 2015 là 96.921 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2011 trong đó:

+ Ngành nông nghiệp 76.002 triệu đồng, tăng 17% so với năm 2011, bao gồm: trồng trọt 61.514 triệu đồng, chăn nuôi 14.488 triệu đồng, tỷ trọng ngành nông nghiệp là 76,9% giảm so với năm 2011 là 5%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Ngành lâm nghiệp 3,944 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2011, tỷ trọng ngành lâm nghiệp là 3%, giảm so với năm 2011 là 8%.

+ Ngành công nghiệp - dịch vụ: 8,485 triệu đồng, tăng 535 triệu so với năm 2011, bao gồm quốc doanh 4,547 triệu đồng, ngoài quốc doanh 3,938 triệu đồng.

+ Bình quân GDP/người đến năm 2015 là 1,200 USD. - Các mục tiêu xã hội và môi trường

+ Tiếp tục ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. Từng bước xây dựng nền kinh tế xã hội của huyện phát triển toàn diện và ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí của mình.

+ Đối với nông nghiệp, giữ vững ổn định, có tăng trưởng số ít diện tích cây trồng hàng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tăng năng suất cây trồng vật nuôi và định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, mang lại năng suất và hiệu quả cao nhất.

+ Kết hợp một cách đồng bộ và có hiệu quả với các chương trình, chính sách của nhà nước đặc biệt là chương trình 135 giai đoạn 3 và chương trình nông thôn mới. Tích cực tập trung vào công cuộc xóa đói giảm nghèo gắn với sự phát triển một nền kinh tế xanh, sạch, bền vững. Hiện nay toàn huyện đã có điện lưới đến tất cả các xã và các thôn xóm. Huyện đang có chương trình đưa công nghệ thông tin gần với người dân hơn và xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí trong bộ 19 tiêu chí về nông thôn mới do Đảng và Nhà nước đề ra.

+ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu đến năm 2015 kiên cố hóa toàn bộ lớp học, xóa bỏ phòng học tạm bợ. 100% các vùng dân cư trong huyện được phủ sóng truyền hình và sóng phát thanh với chất lượng tốt.

+ Tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nông dân và có biện pháp tích cực ngăn chăn dịch bệnh, cấp và phát thẻ bảo hiển miễn phí cho các hộ nghèo.

+ Củng cố công tác tư pháp ở cơ sở, tăng cường phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong nông dân.

+ Thực hiện tốt các chính sách xã hội và giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tiến hành kiểm tra diện tích các cây trồng thuộc chương trình 327 để có phương án sử lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế.

+ Kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn vay của các hộ nghèo và định hướng, hướng dẫn cho các hộ nghèo sử dụng có hiệu quả.

+ Tiến hành kiểm tra, rà soát khu vực dự kiến quy hoạch để làm tốt công tác dãn dân, đảm bảo tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)