Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 48)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

* Phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

- Cùng với cả nước đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Võ Nhai trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, cụ thể trong năm 2011 tổng giá trị sản xuất là 118,816.5 triệu đồng. Sang năm 2012 tổng giá trị sản xuất là 126,651.7 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 6.59%. Đến năm 2013 tổng giá trị sản xuất đã là 131,400.7 triệu đồng tăng hơn so với năm 2012 là 3.7%/năm.

* Phát triển các ngành sản xuất kinh doanh - Nông lâm - thủy sản

Nông lâm - thủy sản là ngành có vị trí quan trọng và chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Năm 2011 giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - thủy sản trên địa bàn huyện đạt 105,980 triệu đồng, chiếm 81.12% tổng giá trị sản xuất của huyện. Sang năm 2012 giá trị của ngành đạt là 113,312 triệu đồng, chiếm 89.47% tổng giá trị sản xuất của huyện. Đến năm 2013 giá trị đạt 117,383 triệu đồng, chiếm 89.26% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện. Trong đó giá trị sản xuất của nông nghiệp chiếm giá trị cao nhất trong giá trị của nông - lâm - thủy sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2011 - 2013 (theo giá cố định 1994) Chỉ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lƣợng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (tr.đ) Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 2011-2013 Tổng giá trị sản xuất 254456 100.00 267746 100.00 279689 100.00 105.22 104.46 104.84 I. Nông lâm thủy sản 135785 53.36 136875 51.12 137132 49.03 100.80 100.19 100.50

1. Nông nghiệp 87685 34.46 86978 32.49 86845 31.05 99.19 99.85 99.52 2. Lâm nghiệp 34454 13.54 35851 13.39 36152 12.93 104.05 100.84 102.45 3. Thủy sản 13646 5.36 14046 5.25 14135 5.05 102.93 100.63 101.78 II. CN - TTCN - XDCB 64342 25.29 64753 24.18 65134 23.29 100.64 100.59 100.61 1. Công nghiệp- TTCN 43545 17.11 43586 16.28 46065 16.47 100.09 105.69 102.89 2. Xây dựng cơ bản 20797 8.17 21167 7.91 19069 6.82 101.78 90.09 95.93

III. Thƣơng mại - dich vụ 54329 21.35 66118 24.69 77423 27.68 121.70 117.10 119.40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 2011 giá trị ngành nông nghiệp của huyện đạt 87,685 triệu đồng chiếm 34.46% so với tổng giá trị sản xuất. Đến năm 2013 giá trị là 86,845 triệu đồng chiếm 31.05 % giá trị sản xuất. Tốc độ phát triển bình quân của ngành nông - lâm - thủy sản là 0.5 %/năm.

Lâm nghiệp cũng là ngành có đóng góp rất lớn về giá trị sản xuất. Năm 2011 giá trị của ngành lâm nghiệp đạt 34,454 triệu đồng chiếm 13.54%. Sang năm 2012 giá trị đạt được là 35,851 chiếm 13.39% giá trị sản xuất. Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 2.45%/năm.

Giá trị sản xuất của thủy sản còn nhỏ, mặc dù diện tích mặt nước khá lớn nhưng vẫn chưa được sử dụng và khai thác hết nên giá trị nuôi trồng thủy sản vẫn còn nhỏ. Năm 2011 đạt giá trị là 13,646 triệu đồng, năm 2012 giá trị đạt được là 14,046 triệu đồng, đến năm 2013 giá trị thủy sản đạt 14,135 triệu đồng.

Thương mại - dịch vụ: Là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu là phát triển nông nghiệp vì vậy thương mại - dịch vụ của huyện cũng chưa phát triển, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 19.4 /năm, và giá trị từ 54,329 triệu đồng năm 2011 lên 77,423 triệu đồng năm 2013. Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 420 hộ kinh doanh cá thể, doanh thu khoảng 300 triệu đồng/tháng. Dịch vụ thương mại quốc doanh chỉ đảm nhận cung ứng vật tư các mặt hàng chính sách, dịch vụ tư nhân đảm nhận hầu hết các dịch vụ bán lẻ, xay sát, vận tải, ăn uống… tập trung chủ yếu ở thị trấn Đình Cả và trung tâm các xã.

Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện tăng dần qua các năm, cụ thể từ 254.5 tỷ đồng năm 2011 lên đến gần 280 tỷ đồng năm 2013, mức tăng bình quân đạt 4.48%/năm. So với mặt bằng chung của cả nước thì mức tăng trưởng của huyện Võ Nhai tương đương với mức tăng trưởng bình quân của nước ta. Đây cũng là nỗ lực của một huyện vùng cao như Võ Nhai.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế thì cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất 53.36% vào năm 2011 và đang có xu hướng giảm dần còn 49.03% trong năm 2013. Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng nhanh từ 21.35% trong năm 2011 lên đến 27.68% trong năm 2013. Điều này cho thấy đây là xu hướng tất nhiên của sự phát triển và cho thấy Võ Nhai đang có bước chuyển mình rõ rệt từ một huyện thuần nông, dân số chủ yếu làm nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và sinh sống ở vùng nông thôn, đến năm 2013 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chỉ còn dưới 50% mặc dù giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nói riêng vẫn ngày một tăng (tăng bình quân 0.5%/năm). Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau:

Hình 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất của cá ngành năm 2011 và 2013

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp của huyện có xu hướng giảm. Đây là một thực trạng cần phải nghiên cứu kỹ và đưa ra giải pháp. Qua tìm hiểu thực tế thấy rằng địa phương đang có sự dịch chuyển về cơ cấu lao động, cụ thể có sự di cư lao động từ vùng nông thôn đến các thành phố đặc biệt là những lao động trẻ. Những lao động trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 35 thường có xu hướng đi lao động xa tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là từ khi khánh thành công ty SamSung trên địa bàn Phổ Yên - Thái Nguyên đã hút một lượng lớn lao động trên địa bàn huyện Võ Nhai nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Đây là nguyên nhân chính khiến giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng giảm.

Bảng 3.4. Thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Võ Nhai qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu 12/11 13/12 BQ GT sản xuất 87,685 100 86,978 100 86,845 100 - 0.81 -0.15 - 0.48 GT SX ngành TT 36,554 41.69 35,895 41.26 35,245 40.58 - 1.80 -1.81 -1.81 GTSX ngành CN 51,131 58.31 51,083 58.72 51,600 59.42 -0.09 1.01 0.46

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra)

Năm 2011

54%

25% 21%

Nông lâm thủy sản CN - TTCN - XDCB Thương mại - dich vụ

Năm 2013

49%

23% 28%

Nông lâm thủy sản CN - TTCN - XDCB Thương mại - dich vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp của huyện có xu hướng giảm. Đây là một thực trạng cần phải nghiên cứu kỹ và đưa ra giải pháp. Qua tìm hiểu thực tế thấy rằng địa phương đang có sự dịch chuyển về cơ cấu lao động, cụ thể có sự di cư lao động từ vùng nông thôn đến các thành phố đặc biệt là những lao động trẻ. Những lao động trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 35 thường có xu hướng đi lao động xa tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là từ khi khánh thành công ty SamSung trên địa bàn Phổ Yên - Thái Nguyên đã hút một lượng lớn lao động trên địa bàn huyện Võ Nhai nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Đây là nguyên nhân chính khiến giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng giảm.

Trao đổi với bạn Phạm Thị Lan, 18 tuổi, xóm Đoàn Kết, xã Dân Tiến, Võ Nhai rằng tại sao bạn lại quyết định đi làm công nhân tại khu công nghiệp mà không đi học đại học hay ở nhà làm nông nghiệp phụ giúp gia đình bạn trẻ thổ lộ: “Em cũng dự định thi đại học nhưng mà nghĩ cũng nản quá anh ạ, học bốn năm ra trường chưa chắc đã xin được việc. Gia đình em cũng không có điều kiện nên thấy thương bố mẹ em không đi học đại học đâu. Em thấy đi làm công nhân cũng tốt vì em làm được hai tháng thấy lương cũng ổn, so với làm ruộng thì hơn nhiều. Em đi

làm một tháng thì bằng ở nhà làm ruộng trong một vụ anh ạ!” Tôi nghĩ đa số các

bạn trẻ đều có suy nghĩ như vậy. Vì vậy lực lượng lao động nông nghiệp chủ yếu là người trung niên và không có sức khỏe đi làm xa.

Nhìn tổng quan giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản trên địa phương vẫn đang có xu hướng tăng. Cụ thể giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng từ 34.5 tỷ đồng năm 2011 lên khoảng 36.2 tỷ đồng năm 2013, tăng bình quân 2.45%/năm. Giá trị sản xuất ngành thủy sản cũng tăng trung bình 1,78 %/năm. Giá trị của nông, lâm, thủy sản được thể hiện cụ thể qua biển đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 87685 86978 86845 34454 35851 36152 13646 14046 14135 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Năm

Tr.

đ Nông nghiệp

Lâm nghiệp Thủy sản

Hình 3.2. Giá trị ngành nông, lâm, thủy sản qua các năm

Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Võ Nhai qua các năm

Năm Địa bàn 2011 2012 2013 So sánh (%) SL (hộ) cấu SL (hộ) cấu SL (hộ) cấu 12/11 13/12 BQ Nghinh Tường 87 14.8 65 12.1 61 11.6 0.75 0.94 0.84 Lâu Thượng 96 13.2 76 10.3 70 9.8 0.79 0.92 0.86 Dân Tiến 59 13.9 42 9.8 39 9.3 0.71 0.93 0.82 Cả huyện 2042 13.48 1582 10.35 1453 9.52 77.45 91.83 84.64

Qua bảng số liệu trên ta thấy qua ba năm tỷ lệ hộ nghèo của ba xã đều giảm đáng kể, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Cụ thế năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của ba xã và trên địa bàn cả tỉnh đều trên 13% số hộ trên địa bàn thì đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chỉ ở mức dưới 10% (9.52%). Trong ba xã trong vùng nghiên cứu thì chỉ còn xã Nghinh Tường tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 11.6% nhưng dự đoán trong năm 2014 tỷ lệ đó sẽ còn dưới 10%. Đây là kết quả của công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn trong suốt những năm qua. Vấn đề cấp bách nhất đạt ra cho địa phương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trong thời kỳ mới là thoát nghèo bền vững, không để hiện tượng tái nghèo sảy ra và thoát nghèo gắn với sự phát triển một nền kinh tế xanh mang đặc sắc của vùng miền. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của các cơ quan nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)