Những khó khăn của nhóm hộ nghèo trong phát triển sinh kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 106)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4. Những khó khăn của nhóm hộ nghèo trong phát triển sinh kế

Bảng 3.19. Tổng hợp ý kiến và nguyện vọng của nhóm hộ điều tra

ĐVT: % Chỉ tiêu BQC Trong đó nhóm hộ Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Tổng số hộ đƣợc phỏng vấn 100 100 100 100 1. Về đất - Nhu cầu mở rộng đất 57.33 60 56 56 Trong đó + Khai hoang 17.33 20 16 16 + Mua lại 14.67 16 16 12 + Đấu thầu 25.33 24 24 28

- Nhu cầu cải tạo đất 100.00 100 100 100

2. Về vốn - Đủ vốn sx 57.33 56 56 60 - Thiếu vốn sx 42.67 44 44 40 3. Về lao động - Đủ LĐ 25.33 20 24 32 - Thiếu LĐ 74.67 80 76 68 - Thừa LĐ 0.00 0 0 0 4. Về thị trƣờng

- Thiếu thông tin 13.33 12 16 12

- Giá cả thấp 18.67 20 20 16

- Đầu ra khó khăn 18.67 16 16 24

5. Về cơ chế, chính sách

- Hỗ trợ vốn 44.00 48 40 44

- Hỗ trợ công cụ, giống, kĩ thuật 42.67 44 36 48 - Đào tạo chuyên môn, hướng nghiệp 20.00 16 20 24

6. Vấn đề việc làm

- LĐ thiếu việc làm lúc nông nhàn 44.00 40 48 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ kết quả phân tích thu chi của nhóm hộ điều tra nếu nhìn vào bảng số liệu thì ta thấy thu nhập của người dân ở Huyện Võ Nhai so với mặt bằng chung tương đối thấp. Vì số tính bình quân chung cho vùng nên thu nhập của hộ nghèo ở đây chưa thể hiện rõ.

Để thấy được nguyện vọng của người dân về thị trường cũng như các nguồn thông tin mà các hộ có được tôi đã tổng hợp ý kiến của các nông hộ của ba vùng sau đó tính bình quân. Kết quả sẽ mang tính đại diện cho cả xã và từ đó ta có được cái nhìn tổng quan hơn về tác động của chương trình xóa đói giảm nghèo tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Kết quả tôi thu thập được dược tổng hợp quả hai bảng như sau.

Qua bảng 3.19 ta thấy:

Thứ nhất là về nhu cầu về đất. Đa số các hộ có nhu cầu mở rộng đất sản xuất

và 100% các hộ có nhu cầu cải tạo đất. Cụ thể với nhu cầu mở rộng đất ta thấy có nhu cầu lớn nhất với 57.33% các hộ được hỏi đều có nhu cầu mở rộng diện tích đất canh tác, trong đó phần lớn họ muốn mua lại 14.67% và đấu thầu 25.33%.

Thứ hai là về vốn, ba vùng điều tra cho ba kết quả tương đối giống

nhau. Bình quân chung có 57.33% số hộ cho là đủ vốn sản xuất. Còn lại 42.67% số hộ thiếu vốn sản xuất. Qua đây ta thấy tỷ lệ các hộ thiếu vốn sản xuất trên địa phương vẫn còn nhiều, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức khác.

Về lao động và thị trường, cả ba vùng đa số đều cho rằng họ thiếu lao động và đầu ra của các sản phẩm khó khăn. Đây là một vấn đề nan giải và là một bài toán khó đối với các cấp các ngành, đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể và một kế hoạch dài hơi với sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì mới giải quyết được.

Để giải quyết các vấn đề trên cần có sự khảo sát và phân tích thị trường cũng như đánh giá các nhu cầu của người dân một cách chi tiết. Từ đó mới có thể đưa ra những biện pháp để giải quyết những khó khăn gặp phải theo đúng nhu cầu của người dân. Phát triển dựa theo nhu cầu và nguyện vọng của người dân là sự phát triển nhanh và bền vững nhất vì người dân là chủ thể chính của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xã hội và cũng là động lưc cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy “lấy dân làm gốc” là định hướng truyền thống của bao thế hệ Việt Nam ta.

Bảng 3.20. Tổng hợp ý kiến của hộ nông dân về thị trƣờng nông sản

ĐVT: %

Chỉ tiêu BQC Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3

I. Thị trường đầu vào

1. Giống

- Mua 64 60 64 68

- Sử dụng từ vụ trước 36 40 36 32

2. Mua vật tư nông nghiệp từ

- Tư thương 61.33 60 64 60

- Qua hội nông dân 38.67 40 36 40

- Tại nhà máy chè 0 0 0 0

3. Giá cả vật tư năm 2011

- Cao 25.33 24 24 28

- Thấp 5.33 4 8 4

- Bình thường. 69.33 72 68 68

II. Thị trường đầu ra

1. Bán cho các đối tượng

- Tư thương 57.33 60 56 56

- Nhà máy 25.33 24 28 24

- Hộ thu mua để chế biến 17.33 16 16 20

2. Hình thức bán

- Tại nhà, vườn 52 56 52 48

- Tại chợ 26.67 28 28 24

- Tại điểm thu gom 21.33 16 20 28

3. Phương thức bán

- Bán buôn 48 48 52 44

- Bán lẻ 52 52 48 56

4. Thông tin giá cả 0

- Biết trước khi bán 72 68 76 72

- Sau khi bán 28 32 24 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ bảng 3.20 ta thấy:

Về thị trường đầu vào: Về giống, phần lớn các hộ dân mua giống tại các đại

lý phân phối giống, trạm khuyến nông 64% còn khoảng 36% số lượng giống là các giống được lấy từ vụ trước. Điều đó cho thấy người dân đã dần dần thay đổi tư duy canh tác, trước đây một vài năm đa phần các hộ đều dùng sản phẩm từ vụ trước làm giống, điều đó dẫn đến năng suất cây trồng không được cao, cây dễ bị sâu bệnh. Ngày nay do tác động của chương trình xóa đói giảm nghèo, cụ thể là sự tuyên truyền, tập huấn những kiến thức, kỹ thuật sản xuất cho người dân nên đã dần dần thay đổi được tư duy canh tác của người dân. Về vật tư nông nghiệp các hộ dân trên địa bàn thường mua qua hai kênh phân phối lớn của các xã là qua thương nhân tức là qua cơ sở tư nhân 61.33% và qua hội nông dân 38.67%. Đây là hai kênh phân phối hoạt động phối hợp và hỗ trợ nhau, cùng thống nhất với nhau về chất lượng và giá cả tạo ra sự cạnh tranh công bằng và hướng tới lợi ích của người dân. Tiếp theo là về giá cả vật tư nông nghiệp, đa số các hộ gia đình đều cho rằng giá cả của vật tư nông nghiệp như vậy là bình thường và chấp nhận được 69.33%. Đây cũng thể hiện được tính bèn vững trong sự phát triển của địa phương.

Về thị trường đầu ra: Về đối tượng bán, đa số các hộ gia đình đều bán cho tư

thương. Nguyên nhân sâu xa cũng là do từ khi chương trình xóa đói giảm nghèo triển khai đã nhựa hóa tuyến đường liên xã, liên thôn, điều đó khiến cho việc trao đổi, thông thương diễn ra thuận lợi hơn. Về hình thức bán, các hộ bán sản phẩm của mình qua ba hình thức chính là tại nhà, tại chợ và điểm thu gom. Tùy từng thời điểm hoặc từng điều kiện mà các hộ có thể bán bằng cách này hoặc cách khác hoặc kết hợp. Điều đó cho ta thấy được sự đa dạng trong các kênh phân phối các sản phẩm nông nghiệp tại địa bàn huyện Võ Nhai. Qua đây ta thấy được một điều là điều kiện kinh tế - xã hội tại Võ Nhai không ngừng được cải thiện, thể hiện được sự thành công của chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Về thông tin giá cả cũng như về các thông tin dự báo biến động giá cả cũng khá rõ ràng, đa số các hộ gia đình đều biết trước được giá cả và bán sản phẩm đúng giá thị trường, không bị tư thương ép giá. Từ đây cho ta thấy công tác dự báo giá cả của các cơ quan chức năng tại huyện Võ Nhai khá tốt, thể hiện sự tiến bộ về hệ thống quản lý và năng lực lãnh đạo của các cán bộ địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.21. Các yếu tố hạn chế hộ nghèo tiếp cận tín dụng

STT Yếu tố hạn chế

Lựa chọn Không lựa chọn Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Thiếu thông tin về các dịch vụ tài chính 65 72.22 25 27.78 2 Không có sổ đỏ để thế chấp ngân hàng 75 83.33 15 16.67

3 Việc cấp vốn của ngân hàng không

thường xuyên 77 85.56 13 14.44

4 Không thể trả lãi và tiền gốc 62 68.89 28 31.11

5 Không biết làm gì với vốn 69 76.67 21 23.33

6 Không thể trả lãi hàng tháng 35 38.89 55 61.11

7 Số vốn vay ít 51 56.67 39 43.33

8 Không có nhu cầu vay vốn 15 16.67 75 83.33

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua việc phỏng vấn các hộ nghèo về việc tiếp cận tín dụng thì tha thấy được có rất nhiều vấn đề tồn tại từ chủ quan đến khách quan. Trong đó có các nguyên nhân chính là các hộ nghèo không có sổ đỏ để thế chấp ngân hàng hay sổ đỏ không có nhiều giá trị. 85% số hộ nghèo được hỏi đều lựa chọn yếu tố cấp vốn của ngân hàng không cấp vốn thường xuyên, bị gián đoạn và cần nhiều thủ tục nên cản trở đến việc vay vốn của các hộ. Bên cạnh đó việc các hộ nghèo không biết làm gì với số tiền vay được nên họ chi tiêu vào các việc làm khác như ăn uống, mua sắm cũng được người dân lựa chọn cao 76.67%, còn 68% số hộ không thể trả lãi và tiền gốc hàng tháng. Đây là vấn đề đang tồn tại trên địa phương dẫn đến việc vay vốn của các hộ nghèo khó khăn.

Đề đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương thì việc hướng dẫn người nghèo tiếp cận nguồn tín dụng và định hướng cho các hộ nghèo sử dụng vốn hiệu quả là việc làm vô còng cấp bách. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì sẽ sảy ra tình trạng người nghèo càng nghèo và càng không có khả năng trả nợ và ngày càng lún sâu vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.22a. Danh mục các nguyên nhân gây ra nghèo tại huyện Võ Nhai năm 2013

(Dung lƣợng mẫu n = 90 hộ)

TT Nguyên nhân nghèo

Lựa chọn nguyên nhân Không lựa chọn nguyên nhân Số hộ (n=90 hộ) Tỷ lệ % Số hộ (n=90 hộ) Tỷ lệ %

1 Kiến thức và tư duy trong cách làm nông

nghiệp hạn chế 65 72.22 25 27.78

2 Thiếu khoa học kỹ thuật trong sản xuất 75 83.33 15 16.67

3 Thiếu vốn trong sản xuất 65 72.22 25 27.78

4 Đông con và thiếu nhân lực lao động 41 45.56 49 54.44

5 Bệnh tật 25 27.78 65 72.22

6 Thiếu việc làm 36 40.00 54 60.00

7 Diện tích đất canh tác ít 12 13.33 78 86.67

8 Lười lao động, sản xuất còn mang nặng tính

truyền thống 5 5.56 85 94.44

9 Tệ nạn xã hội 23 25.56 67 74.44

10 Giá cả thị trường bấp bênh 66 73.33 24 26.67

11 Thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp 41 45.56 49 54.44

12 Cạnh tranh sản xuất 2 2.22 88 97.78

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả)

Qua bảng số liệu trên ta thấy được danh mục những nguyên nhân chính gây ra nghèo tại các hộ nghèo được điều tra nói riêng và các hộ nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai nói chung. Ta thấy các nguyên nhân chính như thiếu khoa học kỹ thuật trong sản xuất (83.33%), thiếu vốn trong sản xuất và kiến thức trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế (72.22%), giá cả thị trường bấp bênh (73.33%) đây là những nguyên nhân cơ bản nhất khiến các hộ nghèo bế tắc trong sản xuất và chưa tìm được phương pháp thoát nghèo. Theo tôi công cuộc xóa đói giảm nghèo là một kế hoạch mang tính chiến lược không thể một sớm một chiều có thế làm được. Việc này cần phải có kế hoạch rõ ràng và cần phải có sự kết hợp của nhiều ban ngành, tổ chức. Việc xóa đói giảm nghèo đã khó, việc xóa đói giảm nghèo bền vững gắn với mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh lại càng khó hơn.

Để phát triển sinh kế các hộ nghèo cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra nghèo là ở đâu? Nguyên nhân nào là lớn nhất? Nguyên nhân nào dễ giải quyết nhất? từ đó ta có thể xếp hạng ưu tiên để giải quyết. Ta không thể giải quyết tất cả các vấn đề cùng một lúc và cần phải giải quyết tập trung từng việc một. Như bảng trên ta thấy khó khăn cho người dân mà người dân đánh giá nhiều nhất là thiếu kiến thức và khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất và cũng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguyên nhân có thể giải quyết có tính khả thi cao. Để giải quyết vấn đề này ta cần mở những lớp tập huấn, tuyên truyền và mang những thông tin khoa học kỹ thuật cho người dân. Nếu có thể ta tổ chức các buổi hội thảo và đưa xem mô hình trình diễn, mô hình điểm đã thành công ở các địa phương khác để người dân yên tâm phát triển, Đồng thời kết hợp với hỗ trợ tín dụng cho người nghèo bởi vì để đầu tư vào khoa học kỹ thuật cần phải có nguồn tín dụng. Giải quyết tín dụng cần phải kết hợp với nhiều biện pháp huy động vốn từ các nguồn như từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng, hộ nông dân, hay từ các cá nhân và sự giúp đỡ từ các chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Nói tóm lại phát triển sinh kế cho người nghèo là công việc mang tính chiến lược và cần phải có thời gian để thực hiện. Có rất nhiều cách để thực hiện nhưng ta cần phải tìm ra cách làm hiệu quả nhất và tốn ít chi phí nhất. Có như vậy thì công cuộc xóa đói giảm nghèo mới mang lại hiệu quả cao. Đối với Võ Nhai nói riêng thì phát triển sinh kế gắn với nền kinh tế xanh là lợi thế của vùng, với điều kiện đa phần là đối núi, hệ sinh thái đa dạng, nhiều thắng cảnh đẹp và là cửa ngõ giao thông giữa Lạng Sơn và Thái Nguyên tin rằng nếu tận dụng tốt thì kinh tế Võ Nhai nói chung và sinh kế các hộ nghèo nói riêng sẽ ngày càng phát triển, thoát nghèo.

Bảng 3.22b. Khó khăn của ngƣời dân trong đời sống và phát triển sinh kế (Dung lƣợng mẫu n = 90 hộ)

TT Khó khăn trong đời sống và phát triển sinh kế của ngƣời dân

Lựa chọn nguyên nhân Không lựa chọn nguyên nhân Số hộ (n=90 hộ) Tỷ lệ % Số hộ (n=90 hộ) Tỷ lệ % 1 Thiếu nước sạch 35 38.89 55 61.11 2 Thiếu điện 5 5.56 85 94.44 3 Thiếu lương thực 45 50.00 45 50.00 4 Diện tích rừng bị thu hẹp 25 27.78 65 72.22 5 Bệnh tật 25 27.78 65 72.22

6 Ô nhiễm môi trường 32 35.56 58 64.44

7 Cơ sở hạ tầng kém phát triển 42 46.67 48 53.33 8 Tiếp cận thông tin khó khăn 65 72.22 25 27.78

9 Tệ nạn xã hội 23 25.56 67 74.44

10 Thiếu chất đốt 0 0.00 90 100.00

11 Thiếu nước sản xuất 64 71.11 26 28.89

12 Dịch vụ công cộng kém 67 74.44 23 25.56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng số liệu trên ta thấy được những khó khăn của các hộ được phỏng vấn nói riêng cũng như khó khăn của người dân Võ Nhai nói chung trong đời sống và phát triển sinh kế. Trong 12 nguyên nhân kể trên thì ta thấy những khó khăn lớn nhất của người dân đang gặp phải đó là dịch vụ công, thiếu nước sản xuất, khó khăn trong việc tiếp cận thông tin… là những khó khăn chính của người dân, Tất cả những khó khăn trên ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển sản xuất của các hộ dẫn đến tình trạng tụt hậu so với sự phát triển chung của toàn xã hội. Để giải quyết được vấn đề này việc đầu tiên cần phải làm là tuyên truyền, tập huấn kiến thức cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)