Vốn tài chính của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 64)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.4. Vốn tài chính của nhóm hộ điều tra

3.3.4.1. Quy mô vốn bình quân của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.12. Quy mô vốn bình quân của nhóm hộ nghèo tại thời điểm điều tra

Đơn vị: Triệu đồng Tiêu chí Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Chung 3 vùng Vốn tự có 10.65 11.65 14.52 12.94 Vốn vay 10.46 13.23 11.53 11.07 Vốn khác 5.67 5.98 7.45 6.37 Tổng vốn 26.78 30.86 33.5 30.38

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua phỏng vấn các hộ gia đình về các điều kiện sản xuất trong đó có nguồn vốn, mặt bằng chung các hộ đều có vốn tự có, nhưng bên cạnh đó họ vẫn phải vay thêm của các cá nhân, tổ chức hay các quỹ khác như quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân,… và từ các nguồn vốn khác như các nguồn quỹ hỗ trợ của các chương trình, dự án mà nhiều nhất là quỹ hỗ trợ về giống, vốn, vật tư nông nghiệp từ các chương trình xóa đói giảm nghèo.

Trung bình chung nguồn vốn của mỗi hộ tự có khoảng 13 triệu, vốn vay trung bình mỗi hộ khoảng 11 triệu và vốn từ các nguồn khác khoảng 6 triệu, tổng các nguồn vốn của các hộ điều tra là 30 triệu đồng. Đây là nền tảng cơ bản để các hộ gia đình phát triển sản xuất. Nếu xét về góc độ của sự phát triển thì nguồn vốn trên chưa tương xứng với nhu cầu phát triển sản xuất và mở rộng quy mô của các hộ gia đình. Vì vậy cần phải tập trung nguồn vốn cho các hộ gia đình nhiều hơn nữa để các hộ sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.

Vốn tự có của các hộ đa phần được hạch toán và quy đổi từ những tài sản và tư liệu sản xuất hiện có của các hộ. Tiền mặt của các hộ rất khan hiếm và khó khăn. Các nguồn vốn của các hộ nghèo nhìn chung là rất thấp và cần được hỗ trợ thêm để phát triển kinh tế và thúc đẩy đầu tư tăng năng suất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.4.2. Kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra

Thu nhập từ ngành nông nghiệp bình quân của các hộ gia đình trong 3 vùng nghiên cứu là 26.09 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành trồng trọt vẫn có giá trị lớn nhất, khoảng 14 triệu đồng/hộ/năm chiếm 53.78%, tiếp theo là thu từ hoạt động chăn nuôi 8.28 triệu đồng/hộ/năm chiếm 31.74% và ngành lâm nghiệp 3.78 triệu đồng/hộ/năm chiếm 14.49% trong cơ cấu ngành. Kết quả điều tra từ sản xuất nông lâm nghiệp tổng hợp bảng 3.13:

Bảng 3.13. Tổng thu từ sản xuất NLN ở nhóm hộ điều tra năm 2013

Tiêu chí Trong đó Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 BQC GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) Tổng thu 24.18 100 26.2 100 25.89 100 26.09 100 - Trồng trọt 14.78 61.12 13.08 49.92 14.23 51.02 14.03 53.78 - Chăn nuôi 5.28 21.84 9.45 36.07 8.11 36.25 8.28 31.74 - Lâm nghiệp 4.12 17.04 3.67 14.01 3.55 12.73 3.78 14.49

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Võ Nhai cũng như các vùng nông thôn khác trên cả nước, trồng trọt vẫn là nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình. Đây là lĩnh vực sản xuất truyền thống và là nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các ngành khác phát triển.

Thu nhập từ trồng trọt của các hộ nghèo vẫn rất cao là khoảng 54%, chăn nuôi là 32% còn lại là từ lâm nghiệp. Các nguồn thu khác hầu như là không có. Chính vì vậy người nghèo vẫn bị phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh, phụ thuộc lớn vào thiên nhiên.

Để cải thiện sinh kế cho hộ nghèo cần phải hỗ trợ vốn cho người dân, đa dạng các nguồn thu cho họ và cần phải định hướng rõ ràng trong việc sản xuất kết hợp với tuyên truyền, nâng cao trình độ canh tác cho người nghèo để người nghèo tiếp cận được tới những kiến thức mới. Có như vậy người nghèo mới có thể chủ động trong cuộc sống và tự lập, tự chủ, tự ý thức để vươn lên thoát nghèo, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.4.3. Thu nhập của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.14. Tổng thu nhập của nhóm hộ điều tra phân theo vùng và dân tộc

Đơn vị: Triệu đồng/hộ/năm

Chỉ tiêu phân loại hộ Tổng thu Trong đó

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Bình quân tổng thu 26.09 14.03 8.28 3.78 1. Theo vùng - Xã Nghinh Tường 24.18 14.78 5.28 4.12 - Xã Lâu Thượng 26.20 13..08 9.45 3.67 - Xã Dân tiến 25.89 14.23 8.11 3.55 2. Theo dân tộc - Kinh 29.25 16.25 7.25 5.75 - Tày 23.25 15.35 5.25 2.65 - DT khác 25.58 14.54 4.45 6.59

3. Theo trình độ văn hóa của chủ hộ

- Cấp 1 22.25 15.75 4.54 1.96 - Cấp 2 28.69 17.58 6.45 4.66 - Cấp 3 35.25 19.85 7.24 8.16 4. The - Hộ thuần nông 26.09 14.03 8.28 3.78 - Hộ kiêm nghề phụ 0 0 0 0 - Hộ kiêm dịch vụ 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Bảng 3.14 cho ta thấy một cách khái quát nhất về tình hình phát triển kinh tế của nhóm hộ nghèo trên địa bàn. Qua bảng ta thấy tổng thu nhập của các hộ nghèo trong 1 năm vào khoảng 26 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ trồng trọt trung bình là 14 triệu, thu nhập từ chăn nuôi là khoảng 8 triệu và thu nhập từ lâm nghiệp là khoảng 4 triệu. Thu nhập từ trồng trọt vẫn là nguồn thu chính của các hộ. Trong khi đó đất đai của các hộ có hạn. do vậy để phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế cho hộ nghèo thì cần phải tập trung vào chăn nuôi và các ngành nghề phụ. Một vấn đề chung là những hộ nghèo 100% là các hộ thuần nông, đây cũng là điểm ta cần lưu ý trong quá trình cải thiện sinh kế cho hộ nghèo. Cần đa dạng nguồn thi cũng như kết hợp với chăn nuôi, lâm nghiệp tạo nên một nguồn thu khép kín và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số mô hình trên cả nước đang phát huy hiệu quả raatscao như mô hình SOLT, VAC,… Và phát triển kinh tế xanh, tức là một nền kinh tế xạnh và bền vững nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.15. Thu nhập bình quân nông hộ theo lao động, nhân khẩu năm 2013

Chỉ tiêu Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 BQC

Tổng thu nhập (tr.đ) 24.18 26.20 25.89 25.42

Số nhân khẩu BQ (người) 5.52 5.86 6.02 5.80

Số LĐ BQ (người) 4.78 4.23 4.62 4.54

TNBQ/khẩu/tháng (ng.đ) 365.04 372.58 358.39 365.34

TNBQ/LĐ/tháng (ng.đ) 421.55 516.15 466.99 468.23

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Thu nhập bình quân/khẩu/tháng của các hộ nghèo rơi vào khoảng 365 nghìn đồng (dưới 400 nghìn đồng). Nói chung các hộ nghèo có mức thu nhập rất thấp và hầu như không có nguồn thu nào khác từ hoạt động nông nghiệp. Bên cạnh đó đất đai của các hộ nghèo lại ít và công cụ lao động lạc hậu nên năng suất không cao. Bên cạnh đó tình trạng đông con, môi trường sống không đảm bảo, các tổ chức không dám cho các hộ nghèo vay sợ không có khả năng chi trả đã một phần đẩy các hộ nghèo bị cô lập với xã hội và ngày càng tụt hậu với đà phát triển của đất nước. Vì vậy cải thiện sinh kế cho các hộ nghèo là việc làm quan trọng nhất để phát triển đất nước bền vững và ổn định.

3.3.4.4. Chi phí của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.16. Chi phí sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu phân loại hộ Tổng chi Trong đó

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Bình quân 13.81 3.70 5.87 3.21 1. Theo vùng - Xã Nghinh Tường 15.65 3.54 6.54 2.57 - Xã Lâu Thượng 14.23 4.33 5.54 4.36 - Xã Dân tiến 11.57 3.24 5.64 2.69 2. Theo dân tộc - Kinh 10.54 3.24 2.14 5.16 - Tày 11.45 2.56 6.25 2.64 - DT khác 15.98 4.24 5.56 6.18

3. Theo trình độ văn hóa của chủ hộ

- Cấp 1 15.67 9.22 2.35 4.1 - Cấp 2 10.58 2.23 5.36 1.99 - Cấp 3 18.65 7.56 5.56 5.53 - Hộ thuần nông 12.78 3.70 5.87 3.21 - Hộ kiêm nghề phụ 0 0 0 0 - Hộ kiêm dịch vụ 0 0 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.17. Chi tiêu bình quân cho đời sống của nhóm hộ điều tra

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu phân loại hộ Tổng chi Trong đó

Y tế, giáo dục Sinh hoạt Chi khác Bình quân chung 10.41 2.78 6.06 1.57 1. Theo vùng - Xã Nghinh Tường 8.76 2.12 5.32 1.32 - Xã Lâu Thượng 11.74 3.25 6.95 1.54 - Xã Dân tiến 10.72 2.96 5.91 1.85 2. Theo dân tộc - Kinh 11.19 3.35 6.21 1.63 - Tày 9.14 2.65 5.26 1.23 - DT khác 9.35 2.12 5.78 1.45

3. Theo trình độ văn hóa của chủ hộ

- Cấp 1 9.98 1.98 6.32 1.68 - Cấp 2 9.91 2.91 5.65 1.35 - Cấp 3 10.64 3.45 5.87 1.32 4. - Hộ thuần nông 10.41 2.78 6.06 1.57 - Hộ kiêm nghề phụ 0 0 0 0 - Hộ kiêm dịch vụ 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Bảng 3.18. Chi tiêu bình quân của nhóm nông hộ năm 2013

ĐVT: Triệu đồng/hộ/năm

Vùng Tổng chi tiêu Trong đó

Chi cho SX Chi cho SH

Vùng 1 24.41 15.65 8.76

Vùng 2 25.97 14.23 11.74

Vùng 3 22.29 11.57 10.72

Bình quân chung 24.23 13.81 10.41

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Kết quả tổng hợp trên cho thấy: Tổng chi tiêu bình quân/hộ/năm khoảng 24 triệu đồng/hộ/năm. Chi cho sản xuất 13.81 triệu và chi cho sinh hoạt là 10.41 triệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 21 22 23 24 25 26 27 Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Bình quân chung Tổng thu Tổng chi

Hình 3.3. Cán cân thu chi của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai

Từ hình trên ta thấy các hộ nghèo sản xuất ra hầu như không có tích lũy vì nhu cầu cuộc sống cũng như sản xuất hộ chi tiêu gần như hết hoặc có vùng là tiêu thâm vào số tiền họ thu được. Đây là kết quả giải thích tại sao người nghèo rất khó thoát nghèo, họ không thể tích lũy vốn trong khi xã hội ngày càng phát triển, sản xuất ngày càng khó khăn và chi tiêu cho các hoạt động đời sống, sinh hoạt và sản xuất ngày càng cao.

Vùng 1 là xã Nghinh Tường là đáng báo động nhất khi mà các hộ nghèo chi tiêu vượt quá thu nhập. Đây là sự phát triển tụt lùi và cần phải có biện pháp giải quyết ngay. Xã Nghinh Tường là xã miền núi với địa hình núi cao, đất đai canh tác ít. Nguồn thu chủ yếu của các hộ nghèo là trồng trọt và lâm nghiệp nhưng manh mún. Chăn nuôi của các hộ chưa phát triển và chủ yếu là nhỏ lẻ, con giống địa phương không đáp ứng được với nhu cầu của thị trường, hiệu quả kinh tế thấp.

Bình quân chung ba vùng ta thấy hộ nghèo vẫn có tích lũy nhưng không đáng kể. Những khoản tích lũy này ít nên không đảm bảo. Khi có việc đột xuất thì họ khó có thể xoay sở và cần phải có sự hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài. Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ để đưa ra hướng giải quyết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.4.5. Vốn xã hội của nhóm hộ nghèo điều tra

Hình 3.4. Biểu đồ Venn về mối quan hệ giữa người nghèo huyện Võ Nhai với các hợp phần

Từ biểu đồ Venn ta thấy mối quan hệ giữa các hợp phần trong huyện Võ Nhai gắn bó rất chặt chẽ với nhau và đều hướng đến lợi ích của người dân trong huyện. Trong đó chương trình xóa đói giảm nghèo có tác động và vai trò rất lớn trong việc nâng cao đời sống của người dân. Chương trình xóa đói giảm nghèo không chỉ tác động đến kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển của xã hội. Chương trình xóa đói giảm nghèo thực hiện giúp cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Võ Nhai được phát triển toàn diện và đồng bộ hơn phù hợp với xu hướng phát triển và chiến lược của Đảng và nhà nước. Trên biểu đồ Venn ta thấy người nghèo huyện có sự hỗ trợ của nhiều tổ chức như các Hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nhưng vấn đề ở đây là khả năng tiếp cận các nguồn lực xã hội của nhóm hộ nghèo còn hạn chế, do nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi chia thành hai nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do cơ chế chưa thông thoáng, nhiều thủ tục phức tạp dẫn đến người dân nghèo khó tiếp cận. Nguyên nhân chủ quan là các hộ nghèo ỉ lại, trông chờ vào các tổ chức. Vì vậy để phát triển nguồn sinh kế bền vững cho các hộ nghèo cần giải quyết cả hai vấn đề trên. Tức là vừa tạo ra một cơ chế thông thoáng, rộng mở vừa nâng cao trình độ nhận thức cho người dân nghèo. Có như vậy công cuộc phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo mới bền vững và thành công.

Người nghèo huyện Võ Nhai Hội Nông dân Hội phụ nữ Ngân hàng NN và PTNT Đoàn thanh niên Cán bộ thôn Các tổ chức khác Chương trình

xóa đói giảm nghèo Các dự án PTNT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo hướng đến phát triển kinh tế xanh trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)