4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.4. Quá trình phát triển sinh kế hộ nông dân ở nước ta qua các thời kỳ
* Trong thời kỳ Pháp thuộc: Ở thời kỳ này đại bộ phận nông dân đi làm thuê
cho địa chủ, một bộ phận rất ít nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ theo kiểu cổ truyền với kinh nghiệm và kỹ thuật thô sơ. Trong thời kỳ này Chính Phủ đưa ra chính sách giảm tô cho nông dân, vận động gia tăng sản xuất thực hiện tiết kiệm nhờ vậy mà sản lượng quy thóc năm 1954 đạt 3 triệu tấn tăng 13,70% so với năm 1946.
* Tờ năm 1955 đến năm 1959: Sau khi niềm bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng
và Chính Phủ ta đã thực hiện chính sách cải cách với mục đích „„Người cày có ruộng‟‟. Năm 1957 cải cách ruộng đất cơ bản được hoàn thành cải cách ruộng đất đã chia 81 vạn hecta ruộng, 74 nghìn con trâu bò cho 2,1 triệu hộ nông dân. Kết quả là nông dân có đất canh tác, trâu bò để sản xuất đời sống kinh tế có phần cải thiện.
* Từ 1960 đến 1980: Đây là giai đoạn chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất,
thực hiện tập thể hóa một cách ồ ạt, xong đây cũng là tập thể thể hiện rõ tính yếu kém của mình, thời kì này kinh tế nông hộ không được coi trọng. Đây là thời kỳ xuống dốc của nền kinh tế nước ta.
* Từ 1981 đến 1987: Chỉ thị 100CT/TW được ban bí thư trung ương Đảng
ban hành, quyết định chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, đây là việc làm có ý nghĩa trong việc thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất hộ nông dân đời sống của nhân dân phần nào được cải thiện, nhờ vậy mà sản lượng lương thực tăng lên liên tiếp (mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn. Năm 1985 đạt 15,875 triệu tấn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Từ 1988 đến 2003: Ngày 5/5/1988 Bộ Chính Trị và Ban chấp hành Trung
ương Đảng đã ban hành nghị quyết 10 về „„Đổi mới quản lý kinh tế bản trong nông nghiệp và nông thôn‟‟. Thừa nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn đổi mới. Hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâu dài, hộ trở thành đơn vị kinh tế độc lập. Hàng loạt những chính sách đổi mới đó đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Kết quả là sản lượng lương thực từ chỗ dưới 18 triệu tấn năm 1984 - 1987 đã đạt 21,5 triệu tấn vào năm 1989 bình quân giai đoạn 1986 - 1990 sản lượng lương thực tăng 13,50% năm. Từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực, năm 1989 xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo, năm 1990 được 1,6 triệu tấn gạo, Đến năm 2003 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.
* Từ 2009 đến nay: Dự án kết nối sinh kế cộng đồng nông dân nghèo với
thị trường công nghiệp hướng tới thân thiện môi trường còn có tên gọi khác là “Dự án Lương thực, Thức ăn chăn nuôi, Nhiên liệu và Sợi cho tương lai xanh tươi hơn (4FGF)”, vì vậy có thể gọi tắt là “Dự án 4FGF”, được thực hiện với thời gian hơn 4 năm, từ 14 tháng 1 năm 2009 đến 31 tháng 3 năm 2013, trong đó các hoạt động hiện trường sẽ kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2012.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chủ yếu là nhóm hộ nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và các hoạt động sinh kế của họ.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu và thông tin, các chương trình thực hiện từ năm 2010 - 2013.
- Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ ngày 01/08/2013 - 01/08/2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra sơ bộ và phân tích thực trạng sinh kế của các hộ nghèo trên địa bàn - Phân tích những nguyên nhân dẫn tới nghèo đói tại địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất được các giải pháp cải thiện sinh kế phù hợp và thiết thực gắn với phát triển kinh tế xanh giúp các hộ gia đình nghèo tại địa phương thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập thông tin:
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu về khung sinh kế bền vững, văn kiện Chương trình, báo cáo đánh giá chương trình Chia Sẻ, báo cáo đánh giá của các tổ chức/nhà khoa học về XĐGN.
- Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia hay tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý.
- Phỏng vấn cấu trúc: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo và điều tra thử để kiểm tra mức độ thu thập thông tin có thể và kiểm tra tính chính xác của thông tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc thu thập các tư liệu số liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phục vụ nghiên cứu thực trạng, đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn sinh kế của người nghèo và những đề nghị của người nghèo về cơ chế, chính sách giúp họ trong việc tiếp cận nguồn lực sinh kế.
* Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng nghèo đói, thực trạng các nguồn lực sinh kế cho giảm nghèo bền vững tại các địa phương. Bằng phương pháp này chúng ta có thể mô tả được những nhân tố thuận lợi và cản trở sự tiếp cận các nguồn vốn sinh kế đối với người nghèo.
- Phương pháp phân tích so sánh: Từ việc phân tổ thống kê các nhóm hộ theo các tiêu chí phân tổ, chúng ta sẽ so sánh các nhóm hộ với nhau về điều kiện và khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế. Trên cơ sở đó phân tích được mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân của hạn chế giữa các vùng, các nhóm hộ. So sánh giữa các vùng tiếp cận dễ dàng hay khó khăn đối với từng nguồn lực và khả năng của người dân trong việc tiếp cận, và cuối cùng là so sánh giữa các hộ tham gia dự án Chia Sẻ và các hộ không tham gia dự án Chia Sẻ để có sự đối chứng.
- Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn số liệu PRA, phóng vấn sâu, để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến nghèo đói, những khó khăn trở ngại, các nhân tố hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững.
- Phân tích những khó khăn, tồn tại, cơ hội và thách thức (SWOT), biểu đồ VENN…
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, phỏng vấn, quan sát thực tế tại địa phương theo phương pháp sau:
+ Phương pháp xác định số đơn vị mẫu điều tra: mẫu điều tra được chọn theo phương pháp phân vùng. Chia địa bàn điều tra thành 3 vùng, mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau nhưng đều có tỷ lệ hộ nghèo cao.
+ Số hộ điều tra là 30 hộ nghèo/1 vùng.
+ Chọn hộ điều tra để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất tình hình kinh tế của các hộ nông dân tại huyện Võ Nhai, tôi tiến hành nghiên cứu điều tra 90 hộ trên 3 vùng là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.2. Bảng mẫu điều tra
Huyện Xã Số hộ điều tra
Võ Nhai
Vùng 1: Xã Nghinh Tường 30 hộ nghèo Vùng 2: Xã Lâu Thượng 30 hộ nghèo Vùng 3: Xã Dân Tiến 30 hộ nghèo
Tổng 90 hộ nghèo
- Đại diện cho vùng 1: là xã Nghinh Tường, đây là xã có địa hình núi cao
dốc, có khí hậu mát về mùa hè, rét về mùa đông. Dân cư chủ yếu là Dao, Tày, Thái, Kinh. Cơ sở hạ tầng còn thấp kém, giao thông đi lại không thuận tiện, trình độ dân trí còn thấp, đời sống khó khăn về nhiều mặt, nhất là nông dân các dân tộc ít người.
- Đại diện vùng 2: Là xã Lâu Thượng, là vùng đồi núi thấp xen lẫn núi đá
vôi, người dân vùng này chủ yếu là người Kinh. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đa dạng, vừa có thể kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các hộ nông dân tập trung sinh sống chủ yếu gần đường giao thông nên một số bộ phận đã tiếp cận được nền kinh tế thị trường. Nền sản xuất đang chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đại diện cho vùng 3: Là xã Dân Tiến, là vùng có độ cao trung bình, đất đai
phì nhiêu rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Dân cư vùng này chủ yếu là dân tộc Mường, Kinh, Thái.
* Câu hỏi nghiên cứu
+ Các hoạt động sinh kế của người dân bao gồm những hoạt động gì?
+ Những nguồn vốn sinh kế mà người dân có được trong hoạt động sinh kế? + Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kế của người dân nghèo? + Hiệu quả của các hoạt động sinh kế mang lại cho người dân nghèo? + Thu nhập của người dân từ các hoạt động sinh kế như thế nào? + Những khó khăn người dân nghèo gặp phải trong hoạt động sinh kế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình chung
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Võ Nhai
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Võ Nhai là một huyện vùng cao, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông Bắc giáp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương. Phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Phía Bắc giáp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Thị trấn Đình Cả liên thong quốc lộ 3 và quốc lộ 1B cách Hà Nội khoảng 120 km, cách thành phố Thái Nguyên 38km và cánh thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn 80 km.
Với vị trí địa lý như vậy, nếu sử dụng hết lợi thế trong giao lưu hàng hóa, du lịch, sẽ thúc đẩy nhanh sản xuất và có thể đưa Võ Nhai trở thành một huyện trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên.
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng - Địa hình:
Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của hai dãy núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nên địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít.
Diện tích vùng núi dốc và núi đá vôi là chủ yếu (chiếm 9%). Những vùng đất bằng phẳng để sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu tại các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi.
Khái quát chung thì địa hình của huyện Võ Nhai rất phức tạp và đa dạng, cho phép phát triển một nền nông nghiệp, lâm nghiệp phong phú và đa dạng, song đây cũng là điều kiện bất lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thong, thủy lợi và sự lưu thong hàng hóa trong và ngoài huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thổ nhưỡng:
Theo tài liệu của các cơ quan chức năng, trên địa bàn toàn huyện có các nhóm đất như sau: đất dốc tụ, thung lũng đất đỏ vàng, đất mùn vàng. Các loại đất đa dạng tạo nên thảm thực vật phong phú và thích hợp với nhiều loại cây, điều này tạo điều kiện phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng trên địa bàn. Song bên cạnh những thuận lợi thì cũng đi cùng những khó khăn không nhỏ đó là đất đai manh mún gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, chi phí sản xuất cao, năng lực cạnh tranh thấp.
3.1.1.3. Khí hậu
- Khí hậu của huyện Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
+ Nhiệt độ: Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Bắc thuộc vùng lạnh nhất của tỉnh, phía tây nam ở mức trung bình. Nhiệt độ trung bình năm là 22,4 o C, các tháng 6, 7, 8 là các tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình là 28,7 o C. Lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 12,6 o C. Biên độ ngày và đêm trung bình năm là 8 o
C, tháng có biên độ lớn nhất là tháng 10, biên độ là 8,7 o C. Với chế độ nhiệt như trên rất thích hợp để phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới, đặc biệt là các lợi cây ăn quả như: hồng, na, táo, cam, quýt, vải, nhãn,… cây nông nghiệp ngắn ngày.
Do địa hình nằm gọn giữa hai dãy núi cao, dãy núi đá vôi cao phía Bắc và dãy núi Sa phiến thạch ở phía Nam tạo nên khí hậu ẩm ướt, ít mưa, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vì vậy thích hợp trồng các loại cây ăn quả.
Nhiệt độ xuống thấp vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 02 năm sau) là điều kiện cho việc phân hóa của cây vải, nhãn, nhưng bên cạnh đó cũng là hạn chế cho sự phát triển của một số cây trồng khác.
+ Chế độ mưa: vẫn mang đặc trưng của vùng núi Bắc Bộ, mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3. Lượng mưa bình quân là 1941,5 mm/năm, thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên (2050 - 2500 mm) và phân phối không đồng đều. Tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất, tới 373 mm và thường gây ra xói mòn đất, lũ lụt gây ảnh hưởng tới cây trồng, độ phì của đất và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các công trình thủy lợi, đặc biệt các vùng 3 và vùng 1 có địa hình phức tạp, độ dốc cao, bị chia cắt nhiều.
Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, trong khi đó lượng bốc hơi nước lại rất lớn gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng nhất là đối với cây hàng năm. Trong tháng 12 và tháng 1 thường có các đợt rét đậm kéo dài, là điều kiện thích hợp cho các loại cây ăn quả như vải, nhãn, na,… ngoài ra có thể tận dụng các bãi đồi dưới tán rừng, vườn cây làm nơi chăn thả trâu, bò.
+ Chế độ bốc hơi: Lượng bốc hơi nước hàng năm khoảng 985 mm, lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng 5, lên tới 100 mm, các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều, chỉ số ẩm ướt nhỏ hơn 0,5 dẫn tới tình trạng khô hạn gay gắt, nếu không có biện pháp tưới nước, giữ ẩm thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ sinh trưởng và năng suất cây trồng.
+ Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân của không khí dao động từ 81 - 87%. Trong các tháng mùa khô nhất là trong các tháng cuối năm độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ đông muộn nhưng cũng tạo điều kiện cho thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này.
3.1.1.4. Nguồn nước, thủy văn
Võ nhai là huyện miền núi, có địa hình bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi đá và núi đất nên nguồn nước khá phong phú nhưng phân bố không đều. Ngoài nguồn nước từ các dãy sông, suối còn có các nguồn nước ngầm từ các hang, động trong