Về cơ chế chính sách, phân công đào tạo, quản lý nhà nước với công

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 71 - 73)

4. Đóng góp mới của đề tài

2.6.2. Về cơ chế chính sách, phân công đào tạo, quản lý nhà nước với công

tác dạy nghề của tỉnh chưa hợp lý

- Cơ chế chính sách: Tỉnh chưa có cơ chế chính sách, quy định cụ thể đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động về việc sử dụng lực lượng lao động qua đào tạo nghề và trách

nhiệm trong việc phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo nghề cho lao động trước khi đưa vào sử dụng.

Việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, số lượng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông học nghề thấp.

Mức thu học phí ở trình độ trung cấp nghề thấp, chậm được điều chỉnh qua các năm, do vậy việc tăng cường đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cho học nghề, duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề gặp nhiều khó khăn.

Công tác xã hội hoá dạy nghề triển khai thực hiện còn chậm, lượng vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, người học nghề còn thấp.

Việc triển khai thực hiện dự án đào tạo nghề ngắn hạn cho các đối tượng là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số nội trú, người tàn tật, người nghèo, mức kinh phí được ngân sách hỗ trợ thấp và chậm được điều chỉnh phù hợp qua các năm, do đó các lớp dạy nghề chưa thực sự có sức thu hút đối với người học nhất là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc.

Nguồn kinh phí dự án được phân cấp cho quản lý và sử dụng, nhưng thực tế lại chưa phân cấp, do đó các đơn vị chủ quản gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát.

- Phân công đào tạo chuyên sâu để tạo thương hiệu riêng cho từng cơ sở dạy nghề chưa được quan tâm: Các cơ sở dạy nghề đều dạy đa ngành, không chuyên sâu, do đó chi phí đầu tư cơ sở vật chất tốn kém, hiệu quả đầu tư thấp. Nhóm nghề thương mại, dịch vụ chưa được quan tâm.

- Quản lý Nhà nước về dạy nghề còn chồng chéo: Các trường, trung tâm dạy nghề là những cơ sở chuyên về dạy nghề thì do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Các cơ sở khác có tham gia hoạt động dạy

nghề do Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... quản lý nên việc chỉ đạo chung và về chuyên ngành đào tạo chưa chuyên sâu.

Hệ thống các cơ sở dạy nghề của tỉnh đã được hình thành và phát triển mạnh, tuy nhiên hệ thống cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn ít, các cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo và cung cấp lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các ngành kinh tế của tỉnh và nhu cầu của các địa phương lân cận.

Việc thực hiện cơ bản nhiệm vụ quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn chồng chéo khó khăn trong quản lý chuyên môn và tổ chức, hơn nữa sự tập trung, điều phối nguồn vốn đầu tư, nhân lực cán bộ, giáo viên trong toàn hệ thống các cơ sở dạy nghề không chuyên nghiệp và rất kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 71 - 73)