Thực trạng lao động ở tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 38 - 41)

4. Đóng góp mới của đề tài

2.2.3. Thực trạng lao động ở tỉnh Yên Bái

a. Nguồn lao động

Như đã trình bày trong chương I, nguồn lao động được hiểu là toàn bộ lao động khác với dân số trong độ tuổi lao động. Nguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động trong khi dân số trong độ tuổi lao động còn bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như tàn tật, mất sức lao động,… Vì vậy, quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn quy mô nguồn nhân lực.

Bảng 2.1: Nguồn lao động tỉnh Yên Bái, 2005-2010

Đơn vị: người

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn lao động 416.381 422.343 427.860 428.471 507.176 512.659

Số người trong tuổi lao động 405.736 410.185 415.226 416.024 432.985 435.907

Có khả năng lao động 402,584 407,003 412,036 412,704 416589 419.506

Mất khả năng lao động 3.152 3.182 3.190 3.320 16.396 16.401

Số người trong độ tuổi lao động của Yên Bái ngày càng gia tăng. Năm 2005, Yên Bái chỉ có khoảng 405.736 người trong độ tuổi lao động thì đến năm 2010 con số này đã tăng đến 535.907 người, tăng khoảng 11,5% so với năm 2000. Với tốc độ tăng tự nhiên dân số của Yên Bái khoảng 1,36%/năm (trong giai đoạn 2000-2010), mỗi năm ước tính có khoảng 9,5 ngàn người đến độ tuổi lao động (cao hơn nhiều so với mấy tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lai Châu và kể cả Hòa Bình). Đây là một lực lượng khá tốt bổ sung cho nguồn nhân lực trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu nhân lực chia theo nhóm tuổi năm 2010 như sau: - Độ tuổi 15-19: Chiếm 17,7% dân số trong độ tuổi lao động; - Độ tuổi 20-29: Chiếm 29,0% dân số trong độ tuổi lao động; . - Độ tuổi 30-39: Chiếm 23,9% dân số trong độ tuổi lao động; - Độ tuổi 40-49: Chiếm 20,2% dân số trong độ tuổi lao động; - Độ tuổi 50+: Chiếm 9,2% dân số trong độ tuổi lao động.

Nguồn nhân lực của tỉnh tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 20-29 (chiếm 29% trong tổng số), sau đó đến nhóm tuổi 30-39 (chiếm 24% trong tổng số).

Ngoài ra, Yên Bái còn có số người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế đang tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc dân khá cao. Năm 2000, toàn tỉnh có 9,6 ngàn người ngoài độ tuổi lao động (chiếm 2,5% nguồn lao động) thực tế đang tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc dân. Con số này tăng lên đến 15,8 ngàn người vào năm 2010 (tương ứng khoảng 3,8% nguồn lao động toàn tỉnh). Đây là một lực lượng có kinh nghiệm (với người trên độ tuổi lao động) và có thể trạng sức khỏe tốt hoặc có kiến thức hiện đại như tin học và ngoại ngữ (dưới độ tuổi lao động) đóng góp cho số lượng lao động của tỉnh. Khai thác và sử dụng được nguồn lao động này là một yếu tố quan trọng cho phát triển KT-XH của tỉnh trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn.

b. Sử dụng lao động ở tỉnh Yên Bái

Nguồn lao động Yên Bái được sử dụng phần lớn vào các hoạt động trong các ngành kinh tế, chiếm khoảng xấp xỉ 90% trong suốt giai đoạn 2005 đến 2010.

Bảng 2.2: Sử dụng nguồn lao động Yên Bái, 2005-2010

Đơn vị: người

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đang làm việc trong các ngành

kinh tế 368.851 374.381 382.102 386.380 410.836 413.759

Số người trong độ tuổi có khả

năng lao động đang đi học 34.688 35.570 32.241 28.075 28.974 31.443 Số người trong độ tuổi làm nội trợ 3.641 3.970 4.763 4.920 22.873 22.952 Số người trong độ tuổi có khả

năng nhưng không làm việc 3.205 2.880 3.130 3.315 22.344 22.357 Số người trong độ tuổi có khả

năng và nhu cầu làm việc nhưng không có việc

5.996 5.542 5.624 5.781 5.753 5.747

Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm của Cục thông kê tỉnh Yên Bái

Trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, quy mô lao động làm việc trong các ngành kinh tế đã tăng thêm 44,9 ngàn lao động, hay tăng 12%. Sự gia tăng này có thể được lý giải từ cả hai phía cung và cầu lao động. Về phía cung lao động, đó là sự gia tăng không ngừng về quy mô nguồn lao động và mong muốn làm kinh tế của những người đã hết tuổi lao động cũng như các lao động dưới độ tuổi lao động theo quy định. Về phía cầu, sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo ra những việc làm mới cho những người bước vào tuổi lao động. Những người ngoài độ tuổi lao động đang hoạt động kinh tế ngày càng tăng ngụ ý rằng cầu về lao động trên đại bàn tỉnh càng ngày

càng tăng theo đà phát triển của KT-XH. Đây là một dấu hiệu tốt của tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Trong khi đó lao động thuộc dạng dự trữ (bao gồm số người trong độ tuổi đang đi học, số người trong độ tuổi lao động làm nội trợ, số người có khả năng làm việc nhưng không làm việc, và số người có khả năng làm việc nhưng không có việc làm) có xu hướng giảm dần. Điều này có thể được giải thích rằng những năm gần đây do cầu về lao động tăng nhanh và đã thu hút được nhiều hơn lao động dự trữ hơn tham gia vào các hoạt động kinh tế. Đây là điểm lưu ý để Yên Bái quan tâm đến đào tạo lực lượng lao động dự trữ để có thể đáp ứng được các điều kiện tuyển dụng từ phía cầu.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)