4. Đóng góp mới của đề tài
2.5.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động Yên Bái
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê
Theo lý thuyết cũng như thực tế, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn sẽ có năng suất lao động cao hơn, tỉnh nào có trình độ của nguồn lao động tốt hơn sẽ có năng suất lao động tốt hơn, và một quốc gia
có trình độ của nguồn lao động cao hơn sẽ có năng suất lao động cao hơn và thu nhập cao hơn (Mincer, 1974). Trình độ chuyên môn của nguồn lao động được đo lường thông qua số lượng lao động đã qua đào tạo. Theo cách phân loại như vậy, trình độ chuyên môn của nguồn lao động Yên Bái được chia thành mấy nhóm như sau: chưa qua đào tạo, công nhân kỹ thuật không có bằng, công nhân kỹ thuật có bằng, có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, và nhóm cao đẳng và đại học.
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật năm 2010: tỷ lệ lao động qua đào tạo 28,06%; trong đó: sơ cấp nghề/đào tạo ngắn hạn chiếm 13,29%, trung cấp nghề chiếm 4,18%, cao đẳng nghề chiếm 0,53%, trung cấp chuyên nghiệp 4,54%, cao đẳng 1,94%, đại học 3,52% và trên đại học 0,06%.
Hộp thông tin 2.1: Đào tạo nghề tại Yên Bái
Nguồn: theo Đề tài phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái
Theo kết quả điều tra từ phía người lao động trong các doanh nghiệp Yên Bái vẫn có tới 15,8% số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp Yên Bái chưa hề qua các lớp đào tạo nghề. Trong số lao động đã qua đào tạo
Đào tạo công nhân kỹ thuật là nhu cầu rất cấp thiết ở các công ty trên địa bàn Yên Bái. “Mỗi năm, công ty có nhu cầu cần tuyển thêm từ 300-500 lao động mới, mà 1/3 trong số này đòi hỏi phải được trang bị kiến thức chuyên môn kỹ thuật một cách chính thức và có hệ thống từ các trường đào tạo công nhân lỹ thuật, khoảng 1/3 do chúng tôi tự đào tạo bằng cách hướng dẫn làm việc, số còn lại làm các công việc phổ thông không nhất thiết phải đào tạo”.
Tuy nhiên, khó khăn nhất là các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty về ngành nghề đào tạo, về yêu cầu chất lượng. “Một vài ngành nghề phải gửi xuống Hà Nội đào tạo, rất tốn kém, còn một số khác đào tạo tại địa phương nhưng chất lượng chưa đáp ứng được” - Ý kiến của một Giám đốc Công ty có trụ sở tại thành phố Yên Bái.
nghề, tỷ lệ cao đẳng và đại học trở lên - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật là 1 - 0,5 - 1. Có thể nói đây là một cơ cấu lao động chưa hợp lý và sử dụng thiếu hiệu quả. Đối với các lao động phổ thông, khi được tuyển dụng chỉ có 32,5% số lao động phổ thông được đào tạo nghề, với thời gian đào tạo trung bình 6,2 tháng, có nhiều trường hợp được đi đào tạo tới 60 tháng. Như vậy, tỷ lệ lao động phổ thông có qua đào tạo chỉ chiếm ít hơn 1/3 trong tổng số lao động phổ thông cần thiết. Vấn đề này đòi hỏi phải có phương pháp và điều kiện thích hợp để bồi dưỡng nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật cho các đối tượng này.
Theo kết quả điều tra người lao động, phần lớn người lao động (76,4%) cho rằng tay nghề của họ đã được cải thiện nhiều so với ba năm trước. Trong số này, chỉ có 8% cho rằng tay nghề nâng cao là do tham gia các lớp đào tạo nâng cao tay nghề ngắn hạn (dưới 6 tháng), và 12,1% tham gia các lớp đào tạo nghề dài hơn 6 tháng; 9,2% cho rằng các chuyên gia đến đơn vị hướng dẫn hoặc có những buổi thực hành trực tiếp trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, 42,5% người lao động cho rằng tay nghề họ nâng cao được là do học hỏi từ đồng nghiệp trong quá trình sản xuất; 56,7% cho rằng tay nghệ được nâng cao là do làm nhiều tay quen. Kết quả này ngụ ý rằng, để nâng cao tay nghề cho người lao động, giải pháp tối ưu chưa chắc đã nằm ở khâu đào tạo nghề mà là quá trình vừa học vừa làm (learning by doing). Vì vậy, các doanh nghiệp cần tạo điều kiện khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Kết quả từ điều tra người sử dụng lao động cho biết trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động một cách khách quan hơn. Theo đó, 75% cán bộ làm trong các phòng ban của các doanh nghiệp có trình độ từ Cao đẳng trở lên khi mới tuyển dụng phải đào tạo lại, trong đó đào tạo lại do không đúng
ngành nghề đã học là 37,5%; 12,5% đào tạo lại là do người lao động làm việc đúng ngành nghề đào tạo nhưng không đáp ứng được công việc. Kết quả này cũng tương tự cho lao động kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, công nhân kỹ thuật, và người lao động nói chung mới tuyển dụng. Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng lần lượt là 55,7% đối với lao động kĩ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, 25,5% đối với công nhân kĩ thuật và 37,5% đối với người lao động mới tuyển dụng.
Bảng 2.9: Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng
Tỷ lệ đào tạo lại (%)
Cán bộ phòng ban có trình độ cao đẳng trở lên 75,0
Cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên 55,7
Lao động tuyển dụng mới 37,5
Công nhân kỹ thuật 25,5
Nguồn: theo Đề tài phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái
Kết quả này cho thấy đào tạo không theo tín hiệu của thị trường dẫn tới người lao động phải làm trái ngành, trái nghề và kết quả là doanh nghiệp sử dụng lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đối với những người làm việc đúng ngành nghề thì nội dung đào tạo hoặc kiến thức trang bị cho người học chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, do đó đào tạo lại là việc các doanh nghiệp đều phải làm. Kết quả này còn được cụ thể hơn trong bảng đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp Yên Bái trong thời gian qua.
Bảng 2.10: Đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trƣờng dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái
Đánh giá trên thang điểm 5
Có kiến thức chung tốt 3,5
Thực hành tốt 2,9
Năng lực làm việc tập thể tốt 3,5
Tuân thủ các nội quy công ty 3,8
Có ý thức tự giác 3,5
Có ý thức nâng cao trình độ/kỹ năng 3,6
Tích cực tham gia hoạt động tập thể 3,8
Chuyên môn phù hợp với yêu cầu 3,0
Tiếp thu kiến thức mới nhanh 3,5
Có sức khỏe đáp ứng công việc 2,7
Đánh giá chung 3,2
Nguồn: theo Đề tài phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái
Lao động đã tốt nghiệp trường nghề được đánh giá là có kiến thức và khả năng tiếp thu kiến thức tốt, nhưng khả năng thực hành thì yếu hơn nhiều. Điều này có nghĩa là các lao động được trang bị lý thuyết tốt nhưng thời gian cho thực hành, phương tiện, hoặc nội dung thực hành chưa đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của xã hội. Theo kết quả này, có ba tiêu thức mà lao động Yên Bái cần khắc phục đó là: sức khỏe, kỹ thuật thực hành nghề nghiệp, và thứ ba là lựa chọn chuyên môn đúng với ngành nghề đào tạo.