Về chất lượng, chương trình dạy nghề và phương thức, tổ chức đào tạo

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 55 - 60)

4. Đóng góp mới của đề tài

2.4.3. Về chất lượng, chương trình dạy nghề và phương thức, tổ chức đào tạo

CTĐT là bản thiết kế về hoạt động dạy học trong đó phản ánh các yếu tố mục đích dạy học, nội dung và phương pháp dạy học; các kết quả dạy học, những yếu tố này được cấu trúc theo quy trình chặt chẽ về thời gian biểu. Nói cách khác, CTĐT là hệ thống việc làm của người học và người dạy, được thiết kế theo cấu trúc tường minh, có thể kiểm soát được, sao cho sau khi hoàn tất hệ thống việc làm đó, người học và người dạy đạt được mục đích việc học và dạy của mình. Dù chương trình dạy học ở cấp độ vĩ mô (ngành học, bậc học, nghề…) hoặc vi mô (môn học, bài học) dù ít hay nhiều đều bao gồm 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học.

- Mục tiêu dạy học của chương trình - Nội dung dạy học

- Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học - Quy trình, kế hoạch triển khai

- Đánh giá kết quả

Ngoài những yếu tố trên, chương trình cũng cần phải tính đến các yếu tố khác tác động không nhỏ đến việc thực thi dạy học như các giá trị văn hóa xã hội, giới tính, tính chất, hình thức học tập, đạo đức nghề nghiệp,…

Đánh giá chương trình đào tạo là một hoạt động quan trọng và thường xuyên trong các trường. Ở nhiều nước, đánh giá chương trình là một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm định nhà trường và kiểm định chương trình đào tạo. Trong quá trình kiểm định chương trình thì các hoạt động và tiến trình đánh giá chương trình đóng vai trò quan trọng cung cấp các bằng chứng cần thiết cho việc kiểm định.

Điều tra, khảo sát đối với giảng viên, giáo viên hiện đang dạy nghề trong các trường công lập được thể hiện dưới đây.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 Rất tốt Tốt Chƣa tốt Kém 204 609 709 298 Lƣợt lựa chọn Rất tốt Tốt Chƣa tốt Kém

Biểu số 2.7: Đánh giá của giảng viên, giáo viên về chƣơng trình và phƣơng thức đào tạo

Nguồn: Khảo sát của của Đề tài tháng 3 năm 2012

Qua biểu đồ ta thấy nhận định của giảng viên, giáo viên về chương trình và phương thức đào tạo trong giai đoạn hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế cụ thể 1007 lượt lựa chọn không đồng ý, chiếm 55,3%. Số còn lại là 44,7 % nhận định các hình thức đào tạo hiện nay vẫn ổn và không cần thay đổi. Việc lựa chọn cần phải thay đổi một số nội dung trong chương trình đào tạo nghề hiện nay là những giáo viên, cán bộ quản lý trẻ, với có những tư duy đổi mới mới trong phương pháp dạy học và quản lý, phương pháp giảng dạy, cách đánh giá với nhiều hình thức đa dạng nhằm tạo sức hấp dẫn cho các môn học tránh nhàm chán cho học sinh, sinh viên.

Thực hành là "khâu" quan trọng đối với học và dạy nghề, phần thực hành đạt hiệu quả cao giúp cho người học có được kỹ năng nghề tốt thì việc phân bổ thời lượng giữa lý thuyết và thực hành của chương trình đào tạo đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để làm rõ vấn đề này Đề tài tiến hành khảo sát 500 học sinh, sinh viên đánh giá về việc chương trình đào tạo hiện nay tại các

cơ sở dạy nghề kết quả cho thấy có 393 người học không đồng ý với việc phân bổ thời lượng giữa lý thuyết với thực hành hiện nay, chiếm 78,6%, số còn lại là 24,4,6% đồng ý thể hiện qua biểu đồ sau:

0 50 100 150 200 250 Rất đồng ý Đồng ý Không chắc Không đồng ý 15 92 250 143 Lƣợt lựa c h ọn Rất đồng ý Đồng ý Không chắc Không đồng ý

Biểu đồ 2.8: Đánh giá của học sinh, sinh viên tỷ lệ phân giữa lý thuyết và thực hành

Nguồn: Khảo sát của của Đề tài tháng 3 năm 2012

Ngoài ra còn có rất nhiều vấn đề bất cập hiện nay mà các học sinh, sinh viên đưa ra những đánh giá với các đơn vị đào tạo nghề hiện nay cần sớm có nhìn nhận lại cách dạy và học nghề. Các đơn vị hiện nay đang dạy nghề gần như theo cách truyền thống và có gì dạy lấy chứ chưa chú trọng đến nhu cầu của thị trường, yêu cầu của người học điều nay được thể hiện qua các con số cụ thể:

Bảng 2.7: Những đánh giá của học sinh, sinh viên về các đơn vị đào tạo nghề Đơn vị: người TT Nội dung Rất tốt Tốt Chƣa tốt Kém

1 Nhà trường đã đáp ứng tốt cho giảng dạy thực hành 40 122 243 95 2 Thư viện có đủ tư liệu tham khảo cho các môn học 13 53 314 120 3 Công nghệ thông tin của Nhà trường có đáp ứng tốt

việc học tập 74 131 180 115

4 Chương trình dạy nghề cung cấp đủ kiến thức chuyên

môn, đáp ứng yêu cầu của môi trường làm việc? 41 95 237 127 5 Thời lượng các học phần thực hành đủ để hình thành

các kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn? 29 87 235 149

6 Đào tạo ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu xã hội? 53 152 186 109

Nguồn: Khảo sát của của Đề tài tháng 3 năm 2012

Qua bảng trên dễ nhận thấy tình hình đào tạo nghề các cơ sở dạy nghề hiện nay cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Số liệu trên ta thấy các hình thức đào tạo còn nặng về lý thuyết yếu về thực hành. Điều này dẫn đến các học sinh, sinh viên sau khi ra trường thường không đáp ứng được công việc vì kỹ năng nghề không đủ để đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

Những vấn đề nêu trên khá chi tiết và cụ thể đối với học sinh, sinh viên học nghề thì kỹ năng nghề là điều quan trọng muốn đạt được điều này cần phải thay đổi tỷ lệ giữa các học phần cần phải đạt 70 % thực hành và 30 % lý thuyết như vậy mới đảm bảo được chẩt lượng của học sinh, sinh viên khi ra trường.

Một nhân tố quan trọng cho học sinh, sinh viên đang học trong trường cũng như sau khi ra trường làm thế nào để được các doanh nghiệp tuyển dụng

phát triển nghề nghiệp một cách hiệu quả và người lao động phát huy được lợi thế ngành nghề đã học? Để làm được điều này, bên cạnh trang bị những kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, người lao động cần được trang bị thêm những kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết, sự trung thực, kỹ năng làm việc theo nhóm, thương thuyết, tính linh hoạt, thích ứng với môi trường, tư duy sáng tạo, đặt câu hỏi, kỹ năng trình bày, kỹ năng xử lý thông tin, kỷ luật lao động… Những vấn đề này là hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như trong môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. Vấn đề này hiện nay khi điều tra sát người học nghề kết quả nhận được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 50 100 150 200 250 300 Rất tốt Tốt Chƣa tốt Kém 13 96 258 133 Lượ t lựa c họ n Rất tốt Tốt Chƣa tốt Kém

Biểu đồ 2.9: Đánh giá về việc trang bị các kỹ năng mềm cho ngƣời học

Nguồn: Khảo sát của của Đề tài tháng 3 năm 2012

Qua biểu trên ta thấy học sinh, sinh viên đánh giá về việc các đơn vị đào tạo nghề hiện nay trang bị cho người học nghề những kỹ năng mềm còn yếu, thiếu và việc quan tâm dạy các kỹ năng này chưa được quan tâm đúng mức. Chính những điều tưởng như đơn giải này lại là yếu tố quyết định thành công trong công việc của người lao động.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 55 - 60)