Một số chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng của nguồn lao động Yên Bái

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 67 - 71)

4. Đóng góp mới của đề tài

2.5.3. Một số chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng của nguồn lao động Yên Bái

Cơ cấu nguồn lao động biết ngoại ngữ và tin học

Ngoài các chỉ tiêu đã đề cập ở phần trên, chất lượng lao động còn thể hiện ở một số khía cạnh như việc trang bị các công cụ giúp đỡ cho quá trình làm việc như ngoại ngữ, tin học, và đặc biệt là thái độ làm việc/hay tác phong chuyên nghiệp của lao động.

8.4 4.3 2.2

85.1

Trình độ A Sử dụng trong công việc giao tiếp đọc tài liệu Viết báo cáo Khác

Biểu đồ 2.11: Ứng dụng ngoại ngữ của lao động biết ngoại ngữ

Nguồn: theo Đề tài phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái

Theo kết quả điều tra của đề tài, người lao động còn chưa chú ý tới việc học ngoại ngữ và thực sự mọi người còn cảm nhận những tác động “mơ hồ” của ngoại ngữ. Có đến 81,3% số người lao động được hỏi không biết bất cứ ngoại ngữ nào (trừ mấy câu tiếng dân tộc). Trong số 19.7% số người lao động biết ngoại ngữ thì 85,1% biết ở mức độ cơ bản, tương đương trình độ A, 8,4% biết sử dụng ngoại ngữ cho công việc ví vụ trao đổi với chuyên gia, đọc tài liệu bằng ngoại ngữ, và có khoảng 4,3% số người được hỏi có thể sử dụng ngoại ngữ để viết báo cáo.

62.0 1.7

17.5

18.8

Mục đích giải trí Tìm tại liệu Giúp ích trực tiếp công việc Khác

Biểu đồ 2.12: Ứng dụng tin học của lao động biết tin học

Số người lao động biết tin học chiếm tỷ lệ khá, khoảng 43,5% số người được hỏi, tuy nhiên khả năng biết của họ còn rất hạn chế. Mục đích giải trí chiếm tới 62% số người coi là biết tin học. Số này chỉ chơi các trò chơi trên máy tính hoặc trờ chơi trên mạng, chơi games, tải nhạc và games cho điện thoại di động. Một số ít khoảng 18,8% nói rằng họ biết dung máy tính để tìm tài liệu, còn một số ít biết máy tính, tin học để giúp đỡ cho công việc hàng ngày 17,5% như soạn thảo văn bản, theo dõi hoạt động sản xuất, làm công tác tài chính kế toán,… các mục đích khác là 1,7%.

Một khía cạnh khác là khả năng gắn bó lâu dài với công ty, nơi công tác của người lao động. Theo kết quả điều tra, người lao động trong các doanh nghiệp Yên Bái có sự hợp tác gắn kết với doanh nghiệp. Có tới 39,1% số người lao động có ý định và mong muốn làm việc cho doanh nghiệp đến hết đời, và 41,4% số lao động muốn làm việc đến khi doanh nghiệp không còn cần họ nữa. Đây có thể nói là một điểm mạnh của nguồn nhân lực Yên Bái, thể hiện thái độ lao động rất đúng mực. Nếu doanh nghiệp hiểu được nguyện vọng của người lao động thì nhóm những người chờ cải thiện tình hình về chế độ cho người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn, và do đó có lợi hơn cho cả người lao động và giới doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và sau cùng là sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Kết quả điều tra phản ánh qua biểu đồ dưới đây:

13.79 5.74

39.08 41.38

Sẵn sàng làm việc cả đời tại đây Làm đến khi họ không dùng mình nữa

Tiếp tục làm việc nếu doanh nghiệp cải thiện chế độ cho nhân viên Làm tạm thời, tìm được công việc tốt hơn sẽ chuyển đi

Biểu đồ 2.13: Khả năng gắn bó của ngƣời lao động với công ty/ đơn vị công tác

Về phía người sử dụng lao động, kết quả điều tra người sử dụng lao động cho thấy có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ có người lao động thôi việc trong năm 2009. Trong số các doanh nghiệp có người thôi việc này, lý do thôi việc chính là nghỉ hưu, chiếm 60%, và 40% còn lại là do lao động tự bỏ việc. Các doanh nghiệp ghi nhận, trong năm 2009 không có ai bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật lao động, do không đáp ứng được yêu cầu công việc mà chủ yếu là do lao động tự ý bỏ việc.

Đây cũng là một điểm yếu của nguồn lao động nói chung trên phạm vi cả nước (Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, 2004) và cũng là một điểm yếu của nguồn lao động Yên Bái. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra người lao động có tới 7,4% số người lao động bị hình phạt (không đến mức đuổi việc) do uống rượu, đi làm muộn, và vi phạm nội quy của Công ty ví dụ như hút thuốc lá không đúng nơi quy định, mặc đồng phục, có phản ánh không tốt từ phía khách hàng của doanh nghiệp…

Hộp thông tin 2.2: Thái độ lao động qua ý kiến nhận xét về lao động

Nguồn: theo Đề tài phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái

“Thái độ là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của người lao động với công việc cũng như với tổ chức. Một người có thể có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp nhưng thái độ bàng quan với cuộc sống, vô trách nhiệm với xã hội thì đôi khi lại có hại cho xã hội. Thái độ làm chủ, là cái thiếu nhất của người lao động Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng”.

“Khi tôi mới chuyển lên đây công tác, tôi có nghĩ rằng lao động trên này cần cù và chăm chỉ hơn người dưới xuôi, nhưng thực tế thì không phải. Lao động ở đây không cần cù, cũng không chăm chỉ, ý thức kỷ luật thì còn tệ hơn. Ở công ty tôi, có nhiều anh sáng đi làm nhưng chưa đến cơ quan thì đã đến giờ nghỉ ăn trưa. Chuyện này không hiếm ở Yên Bái này” - Ý kiến của một Giám đốc Công ty có trụ sở tại thành phố Yên Bái.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)