NGÔN NGỮ ĐẶC SẮC CỦA TÙY BÚT VŨ BẰNG 3.1 Giọng văn của Vũ Bằng
3.2.2. Ghi chép theo từng sự kiện, từng khoảng thời gian, từng vấn đề
Với những trang văn chứa chan ân tình, Vũ Bằng hiện lên như một nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm, tinh tế với những biến động của cuộc đời. Thiết tha yêu say cái đẹp, ngợi ca nó và cũng yêu ghét rạch ròi. Một Vũ Bằng luôn
tha thiết hướng về đất, người, cảnh sắc và văn hóa của quê hương xứ sở với một tình cảm chân thành, nồng hậu.
Qua dòng hồi ức nhớ thương, nhà văn đã ghi lại những kỉ niệm, những ấn tượng về đất Bắc theo một logic hết sức chặt chẽ, tài hoa. Mỗi khoảng thời gian đều tương ứng với từng sự kiện, từng vấn đề không lẫn lộn, chồng chéo nhau, mỗi sự kiện, mỗi vấn đề đều rõ ràng kéo theo những hoài niệm trải dài theo từng ngày tháng yêu thương.
Trong Thương nhớ mười hai, mười hai tháng ứng với những sự kiện, những đặc trưng riêng của mỗi tháng: Tháng Hai, tương tư hoa đào; Tháng Ba, rét nàng Bân; Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường; Tháng Năm, nhớ nhót,
mận, rượu nếp và lá móng; Tháng Sáu, thèm nhãn Hưng Yên; Tháng Bảy, ngày rằm xá tội vong nhân; Tháng Tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu; Tháng Chín, gạo mới chim ngói; Tháng Mười, gió bấc mưa phùn;
Tháng Một, thương về những ngày nhễ bọng con rận rồng; Tháng Chạp, nhớ
ơi chợ Tết,...
Trong từng tháng, Vũ Bằng tái hiện lại rất tỉ mỉ những sự kiện đã xảy ra: tháng Giêng có mưa xuân, cảnh vật trỗi dậy trong một màu xanh bất diệt, lễ hội làng Nội Ninh,…Tháng Hai với hoa đào rực rỡ, thi đánh tam cúc, rút bấc lên ngôi,… Dường như tác giả không phải đang hoài niệm lại mà là đang sống với mười hai tháng của đất Bắc. Bởi từng sự việc, vấn đề hiện lên trên trang văn sinh động quá, chân thực quá. Mọi thứ cứ như đang diễn ra trước mắt người đọc vậy.
Vũ Bằng luôn tâm niệm rằng mảnh đất màu mỡ của văn chương phải là ở hiện thực. Khai phá được mảnh đất hiện thực là sự thành công của nhà văn. Vũ Bằng đã nhìn nhận, bao quát sự vật, hiện tượng xung quanh mình bằng con mắt tinh tế, sắc xảo. Tất cả những điều Vũ Bằng được thấy, được nghe và được tận hưởng đều hiện lên một cách tỉ mỉ qua từng sự kiện, vấn đề.
Việc kết hợp ngôn ngữ đậm chất thơ ca với cách trình bày vấn đề như thế giúp việc chuyển tải được những cảm xúc trữ tình trở nên thuận lợi, cái tôi chủ quan của tác giả được tô đậm một cách triệt để. Tính hiệu quả, tính thẩm mĩ của tác phẩm nhờ đó cũng được nâng cao. Có thể coi Thương nhớ mười hai là tác phẩm tùy bút trữ tình bất hủ về tình cảm của con người. Cái tình
cảm ở đây không phải được biểu hiện theo phong cách lãng mạn bay bổng mà là thứ tình cảm rất chân thật và đầy xúc động. Nó tác động sâu vào tâm thức người đọc. Vì thế, nó dễ nhớ, dễ đi vào lòng người cũng như tấm chân tình của người con xa xứ thường dễ được đồng cảm bởi những người cùng cảnh ngộ.
Có thể nói, Vũ Bằng, bằng tài năng và trái tim của người nghệ sĩ, đã cảm nhận và thể hiện tinh tế nỗi nhớ thương với sắc vẻ riêng, nên thơ và hấp dẫn lạ kì. Tùy bút Thương nhớ mười hai của nhà văn đã đạt được những yêu cầu chung mà bất kì tác phẩm văn học chân chính nào cũng cần có: Văn
chương là nghệ thuật của ngôn từ (Hoàng Ngọc Hiến)… Cuộc đời cộng
hưởng trong cái nhìn, cảm quan người nghệ sĩ tạo nên vốn chất liệu làm thành tác phẩm.
Như vậy giá trị của Thương nhớ mười hai không chỉ ở phương diện nội dung và nghệ thuật mà còn đem đến quan điểm đúng đắn cho văn chương. Đó là vấn đề sáng tạo của người nghệ sĩ.
Vũ Bằng thực sự là một phong cách lớn cho các thế hệ nhà văn noi theo. Sức gợi của Thương nhớ mười hai do đó rất lớn, không chỉ gợi hình, gợi tình mà còn mở ra chân lí đúng đắn cho người nghệ sĩ.
Vậy nên, có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc cầm lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng, cũng có những tác phẩm như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm không thể nào quên. Và, Thương nhớ mười
hai của Vũ Bằng là một điển hình như thế!
Với niềm đam mê khám phá những nét đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, chúng tôi đã nỗ lực để phát hiện ra toàn bộ vẻ đẹp và giá trị của tác phẩm này. Những tưởng mình đã thành công, nhưng khi chặng đường tìm hiểu đã kết thúc, chúng tôi mới nhận ra rằng nỗ lực của mình là nỗ - lực - không - thành. Bởi lẽ, tác phẩm vẫn cứ còn lấp lánh những thứ ánh sáng khác, khơi gợi những niềm khao khát khác. Con đường khám phá Thương nhớ mười hai vẫn còn dài. Chúng tôi hi vọng sẽ được bước tiếp trên con đường ấy, khi sự trải nghiệm trong cuộc sống, khi những hiểu
biết về văn chương, và khi những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn đã đủ đầy hơn.