Biện pháp tu từ nhân hóa

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng (Trang 35 - 36)

Không chỉ dùng những so sánh, ẩn dụ để định dạng, bình giá hình thức theo cảm thụ có tính chủ quan mà Vũ Bằng còn vận dụng linh hoạt phép tu từ nhân hoá.

Nhân hóa làm cho sự vật trở nên có hồn, sống động, giục giã lòng người: “Trăng dãi trên đường thơm thơm, trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc, trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm, trăng ôm lấy những bộ ngực xanh của những trái đồi ban đêm ngào ngạt mùi sim chín… trăng ơi, sao trăng khéo đa tình, cứ đi hoài theo chân cô gái tuyết trinh và lẻn cả vào phòng the của người cô phụ lay động lá màn chích ảnh…?” [1, tr 162]. Còn trăng tháng giêng lại có vẻ đẹp của “nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự của mình, nhưng lại cứ thẹn bâng

khuâng, thẹn với chính mình” [1, tr 30]. Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm của nhà

văn khiến cho Trăng trở thành một tình nhân đa cảm, quyến rũ lạ lùng.

Biện pháp nhân hóa thổi vào thiên nhiên, cây cỏ, những vật vô tri vô giác một sức sống mới. Cơ hồ cây cỏ, đất trời cũng như con người. Biết giận, biết yêu thương, biết dâng lên niềm vui sướng, lạc cảm ở đời: “Người đẹp chỉ còn biết cúi đầu xuống thở dài…vào bóng đêm mịt mù có tiếng dế kêu giun

khóc” [1, tr 10 - 11], “Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí gia đình

đoàn tụ êm đềm…bướm ra ràng mở hội liên hoan” [1, tr 20]…

Từ nhân hóa, sự sống động, đẹp đẽ trong Thương nhớ mười hai không còn dừng lại ở những cảm xúc khi ăn, khi chơi mà đã hun đúc từ bề dày văn hóa mấy nghìn năm cổ truyền của dân tộc được chắt chiu qua từng bước đi của thời gian, kết tủa vào không gian, vào máu thịt của mỗi con người. Thiên nhiên, cảnh vật đã trở nên có tri giác, biết hờn - giận - buồn - vui để xoa dịu nỗi nhớ của nhà văn: “…một nỗi nhớ đến ứa máu, tràn lệ của một con người yêu đến quay quắt nơi chôn rau cắt rốn của mình” (Vũ Thanh).

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w