Các kiểu lặp cấu trúc

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng (Trang 26 - 29)

Quê hương luôn là một hình ảnh vô cùng thiêng liêng khắc sâu vào tâm trí để khi xa quê mỗi người luôn có ý thức hướng về. Bắc Việt vốn đã rất đẹp, nay trong kí ức Vũ Bằng lại càng đẹp, hấp dẫn và quyến rũ hơn. Trong nỗi nhớ thương mòn mỏi của người con xa xứ, không chỉ có thiên nhiên nồng nàn diễm tình mà con người cũng trở nên thanh lịch, đáng yêu.

Thương nhớ mười hai là mười hai tháng thương, nhớ khôn nguôi đất

Bắc. Có rất nhiều thứ để nhớ thương. Từ đất trời, thiên nhiên, con người với những phong tục đẹp, đậm chất văn hóa dân tộc,…Đặc biệt là nỗi nhớ thương tha thiết về người bạn đời Nguyễn Thị Quỳ: “Bắt đầu cuốn sách này thì là nhớ. Viết đến câu chót, (tháng chín) thì là thương. Thương không biết bao nhiêu, nhớ không biết ngần nào người bạn chiếu chăn: Nguyễn Thị Quỳ…” [1, tr 7].

Vũ Bằng vốn yêu tha thiết những gì thuộc về Hà Nội. Giờ trở thành người con xa xứ, nhà văn trút vào trang văn của mình những nỗi nhớ, tình yêu Hà Nội qua Thương nhớ mười hai. Nếu như Nguyễn Tuân ca ngợi phương diện kĩ thuật của các thú chơi và nâng phương diện kĩ thuật lên thành phương diện mĩ thuật, phương diện của cái đẹp thì Vũ Bằng trong Thương nhớ mười

hai lại dành trọn tâm tư viết về mười hai tháng với thiên nhiên đất trời và con

người Bắc Việt. Nhà văn đã dành trọn tác phẩm này để viết về văn hóa Hà Nội với chiều sâu lịch sử và vẻ đẹp của Hà Nội trong nỗi hoài niệm da diết.

Những hồi ức, kỉ niệm của những tháng ngày sống êm đềm bên vợ con trên mảnh đất Bắc Việt thân thương cứ thế dội về trong tâm tưởng của nhà văn. Nỗi nhớ êm đềm nhưng dữ dội cứ thế nhân lên gấp bội. Chính điều này

đã tạo nên cách viết rất riêng trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng: kiểu lặp cấu trúc.

Điều dễ nhận thấy nhất ở Thương nhớ mười hai là lặp ở cách đặt tựa đề cho mỗi tháng trong năm. Vũ Bằng luôn sử dụng kiểu cấu trúc “thời gian, đặc trưng”: “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” [1, tr 17], “Tháng hai, tương tư hoa đào” [1, tr 34],… “Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh” [1, tr 282]. Kiểu lặp này nhấn mạnh từng khoảng thời gian trong năm với những đặc trưng của từng tháng. Thật không sai khi người Bắc Việt luôn tự nhận rằng, quê hương của họ mùa nào thức nấy. Chúng ta nhận ra tình cảm yêu thương, nhớ nhung vô vàn của nhà văn dành cho quê hương Bắc Việt. Từng ngọn cỏ, hơi thở của quê hương, xứ sở tựa hồ như đã được khắc chạm, ăn sâu vào trong huyết mạch, xương tủy của Vũ Bằng. Nhà văn nhớ rất rõ, kể rất tỉ mỉ từng đặc trưng của các tháng trong mười hai tháng nhớ thương vời vợi về Bắc Việt yêu thương.

Nhớ cảnh, nhớ người. Nỗi nhớ tuy hai nhưng là một. Từ nỗi nhớ vợ con, nhớ những kỉ niệm riêng của đôi vợ chồng tâm đầu ý hợp: “…nhớ không

có cách gì quên được cái đêm Trung Thu năm ấy, hai vợ chồng quấn quýt tơ hồng…” [1, tr 173] và “Em ơi, em ơi, nhắc lại như thế thì nhớ quá. Nhớ cũng đúng vào cữ tháng ba như thế này, hai vợ chồng rảnh rang cùng đi về Vụ Bản thuê một căn nhà rơm để nghỉ mát thay vì đi lên núi,…” [1, tr 85 - 86]…Vũ Bằng đã nâng nỗi nhớ riêng thành nỗi nhớ chung. Nhớ Bắc Việt yêu thương.

Nỗi nhớ Bắc Việt trở thành nỗi nhớ thường trực, sâu đậm trong lòng nhà văn. Ở thời khắc nào cũng nhớ, tháng ngày nào cũng nhớ. Nỗi nhớ được lặp đi lặp lại với nhớ và thương tha thiết: “Nhớ ơi, nhớ sao nhớ quá thế này?...cốm giót” [1, tr 85 - 86], “Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ,…mà nhớ xuống” [1, tr 12] hay “Nhớ

không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này!...đều kém người thương mình hết” [1, tr 13]…

Thể hiện nỗi nhớ thương trào dâng, tác giả dùng từ nhớ gần gũi và quen thuộc. Trong tác phẩm (không tính lời đề tặng) có tới 232 lần nhà văn dùng từ nhớ với nhiều dáng vẻ và sắc thái biểu cảm khác nhau (nhớ đến, nhớ ngay đến, nhớ lại, nhớ về, nhớ thương, thương nhớ, tiếc nhớ, nhớ tiếc, nhớ nhung, sầu nhớ, nhớ ra, nhớ nhất, nhớ da diết, nhớ day dứt, nhớ ơi là nhớ, nhớ sao nhớ quá, nhớ quá chừng là nhớ…). Nỗi nhớ thương được lặp lại liên tục như giằng xé tâm can nhà văn. Nỗi nhớ bao trùm lên tất cả. Nỗi nhớ được thốt nên lời: “Hỡi ôi là cái lòng thương nhớ của người ta…” [1, tr 89].

Cách lập luận lặp lại của nhà văn tạo cái riêng về cảm nhận và thể hiện: “Không. Cái đẹp lúc này là cái đẹp thành thực, hồn nhiên, mộc mạc,…mà chính vì cái chất đẹp ở trong người tiết ra” [1, tr 22], “Không. Có ai bỏ em đâu…cả người sống và người chết đều sung sướng” [1, tr 152] và “Không. Ngày tết ở Bắc, rỗi rãi mà đi xem hết hội này đến lễ kia như thế, phải nói thật quả là mình sung sướng như tiên…” [1, tr 293],…

Trong Thương nhớ mười hai, nhà văn còn có cách lặp rất điển hình, tinh tế. Đó là kiểu lặp dạng chia tách từ: Kiết xơ kiết xác, chê ỏng chê eo, bùi ân ngọt ái, như nung như nấu,…Cách dụng công như thế tạo ra hiệu quả cao ở sắc thái biểu đạt và hiệu quả thẩm mĩ ở ngôn từ.

“Tôi ghi lại Thương nhớ mười hai không nhằm mục đích gì cao rộng, chẳng qua chỉ là đánh dấu những ấn tượng hiện ra trong trí óc những buổi mây chiều gió sớm,…” [1, tr 305]. Chính vì thế, Thương nhớ mười hai có cách lặp của trình tự từng tháng qua cách tái hiện của nhà văn. Mỗi tháng với những đặc trưng riêng, rồi cảnh vật, con người, thức ngon từng tháng dần được Tiêu Liêu Vũ Bằng hoài niệm lại qua ngôn từ. Mỗi mùa một tiếng chim, một tín hiệu: tháng tư Tu hú gọi bầy, tháng chín gạo mới chim ngói,…Mỗi

mùa một sắc hương: hoa đào rực rỡ, rét nàng Bân thơ mộng,…Tất cả quyện vào nhau thành nỗi nhớ triền miên, vĩnh hằng.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w