Lịch sử hình thành:

Một phần của tài liệu bài giảng chất lượng công trình (Trang 68 - 69)

Triển khai chức năng chất lượng (QFD) là một phương pháp được sử dụng để đảm bảo nhu cầu khách hàng được đáp ứng thông qua thiết kế và sản xuất. QFD giúp dịch chuyển những nhu cầu của khách hàng thành những đặc tính kỹ thuật phù hợp trong từng giai đoạn của quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm. QFD vừa là một triết lý vừa là một tập hợp những công cụ hoạch định và truyền thông. Những công cụ này tập trung vào việc liên kết những nhu cầu khách hàng với thiết kế sản xuất và Marketing.

QFD là một công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất để cải thiện chất lượng, QFD được nghiên cứu và phát triển tại Nhật cuối thập niên 1960, bởi Giáo sư Shigeru Mizuno và Yoji Akao. Mục đích của Mizuno và Yoji Akao là phát triển một phương pháp kiểm tra chất lượng chắc chắn trong đó sự thoả mãn yêu cầu của khách hàng được đưa vào sản phẩm trước khi tạo ra nó. Ý nghĩa quan trọng của việc kiểm soát chất lượng này là hướng đến việc cải thiện những vấn đề trong quá trình tạo ra sản phẩm cũng như quá trình sau đó và hướng sản phẩm sau cùng đạt đến những yêu cầu của khách hàng một cách cao nhất.

Mặc dù QFD được hình thành vào cuối thập niên 1960, nhưng mãi đến năm 1972 nó mới được ứng dụng tại xưởng đóng tàu Kobe của Mitsubishi Heavy Industry ở Nhật. Theo lịch sử, nền công nghiệp Nhật Bản bắt đầu chính thức hoá những khái niệm về QFD khi Mr. Oshiumi của xí nghiệp Kurume Mant ở Bridgestone Tire đã có những cải biến đảm bảo rằng các biểu đồ chứa đựng các đặc điểm chính của QFD vào năm 1966 và K. Ishihara phát triển thành các khái niệm “ thuộc chức năng triển khai trong kinh doanh” giống như các QFD trên và được ứng dụng chúng tại Matsushita vào sau năm 1960. Chức năng triển khai và QFD ở Nhật Bản vào tháng 10 năm 1983 phát hành xúc tiến chất lượng nó có thể là điểm đánh giá sự gia nhập của QFD vào Mỹ, Anh. QFD đạt đến đỉnh cao khi công ty sản xuất ôtô Toyota ứng dụng và phát triển thành một bảng chất lượng với một “mái ” phía bên trên và tên của bảng này là “ngôi nhà chất lượng”. Ngôi nhà chất lượng mới trở nên quên thuộc ở Hoa Kỳ từ 1998. Người sáng lập và đứng đầu hội đồng quản trị của GOAL/QPC

69

(Growth Opportunity Alliance of Lawrence/ Quality Productivity Center) và D. Clausing của Xerox và sau này là MIT 2 điều đầu tiên cho việc học QFD và L. Sullivan của Ford Motor và người sáng lập ra Supplier Institute tại Mỹ cũng bị ngạc nhiên khi thấu hiểu tầm quan trọng của khái niệm QFD vào Mỹ, Anh sau đó công bố quyển sách QFD dày cộm tại Mỹ.

Từ 1983, QFD mới được đến Mỹ và châu Âu. Một trường hợp nghiên cứu đầu tiên được ghi nhận vào năm 1986, khi Kelsey Hayes sử dụng QFD để phát triển máy cảm biến với đầy đủ yêu cầu khách hàng. Khi QFD trở nên phổ biến hơn, những người sử dụng QFD bắt đầu nhận thấy khi kết hợp sử dụng nhiều bảng và ma trận của QFD nó sẽ trở nên hữu ích hơn. Mãi cho đến khi American Supplier Institute phát triển và ứng dụng sơ đồ QFD thông qua 4 giai đoạn (kết hợp 4 QFD đơn) thì QFD mới được ứng dụng một cách phổ biến cho những khâu thiết kế mang tính chất phức tạp.

Gần đây đã có bắt đầu có những nghiên cứu ứng dụng QFD vào ngành xây dựng. QFD dần dần được biết đến và trở thành một công cụ sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng, chẳng hạn như xác định rõ mục tiêu của các dự án, sự nâng cấp hệ thống máy tính trong văn phòng, xác định các đặc trưng thiết kế cách bố trí bên trong của những căn hộ chung cư, thiết kế xây dựng cho những căn hộ với chi phí thấp, xử lý những yêu cầu của khách hàng, môi trường động trong thiết kế/xây dựng, thống nhất giữa thiết kế và sản xuất khung nhà gỗ nhiều tầng. Những ích lợi có được từ việc ứng dụng nó bao gồm việc nâng cao sự trả lời những yêu cầu của khách hàng hoạch định hoàn thiện, giảm thiểu thời gian thiết kế lại một cách tối thiểu.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng QFD vào lĩnh vực xây dựng cũng như quản lý xây dựng chưa được phát triển.

Một phần của tài liệu bài giảng chất lượng công trình (Trang 68 - 69)