II. Đồ dùng dạy học I Phương pháp
3. Định luật bảo toàn khối lượng
- Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của sản phẩm.
4. Các bước lập PTHH
- B1: Viết sơ đồ PU
- B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
- B3: Viết PTHH
Hoạt động 2: II. BÀI TẬP (23 phút)
* Mục tiêu: Biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán ở mức độ đơn giản. Tiếp tục được làm quen với một số bài tập xác định nguyên tố hóa học. Rèn luyện kĩ năng làm lập CTHH và lập PTHH.
* Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập Bài tập 1(sgk - 60)
- GV gọi một học sinh lên bảng làm bài tập 1(sgk - 41), còn lại làm ra nháp.
Bài tập 1 (sgk - 60)
a, Chất tham gia: Phân tử nitơ, hiđrô Sản phẩm: Khí amoniac
b,
- Trước PU: 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử nitơ, 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hiđrô
- Sau PU: 1 nguyên tử nitơ liên kết với 3 nguyên tử hiđrô tạo thành 1 phân tử amoniac.
- Phân tử biến đổi: H2, N2 - Phân tử được tạo ra: NH3
Bài tập 3 (sgk - 61)
- GV hướng dẫn học sinh làm theo các bước:
+ AD định luật bảo toàn viết công thức về khối lượng.
+ Tính khối lượng của canxi cacbonat từ đó tính được tỉ lệ phần trăm của nó có trong đá vôi.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập: Nung 84 kg Magie cacbonat (MgCO3), thu được m kg magie oxit (MgO) và 44 kg khí cacbon đioxit (CO2).
a. Lập PTHH của PƯ.
b. Tính khối lượng magie oxit tạo thành?
- GV theo dõi, nhận xét, cho điểm học sinh làm bài tốt, nhắc nhở học sinh các lỗi hay mắc phải.
c, Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau PU giữ nguyên. Cụ thể 2 nguyên tử nitơ, 6 nguyên tử hiđrô.
Bài tập 3 (sgk - 61)
a, m canxi cacbonat = m canxi oxit + m cacbon điôxit b, m canxi cacbonat = 140 + 110 = 250 Kg % khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi là: 250
280. 100% = 89,2%
Bài tập
a. PTHH:
MgCO3 →to MgO + CO2
b. m magie cacbonat = m magie oxit + m cacbon điôxit m magie oxit = m magie cacbonat - m cacbon điôxit = 40 (kg) 3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút) a. Củng cố: - GV hệ thống kiến thức bài học. b. Dặn dò: - Làm bài tập 2, 4, 5 (sgk - 60; 61). - Học bài, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 13. 9. 2009
Ngày giảng: 15. 9: 8C 16. 8: 8B 18. 9: 8A
Tiết 48 - Bài 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS trình bày được hiđrô có tính khử, hiđrô không những tác dụng với oxi đơn chất mà còn tác dụng với oxi ở dạng hợp chất. Các PU này đều toả nhiệt.
- HS trình bày được hiđrô có nhiều ứng dụng chủ yếu là do tính chất rất nhẹ, tính khử và khi cháy đều toả nhiệt.
2. Kỹ năng: Làm thí nghiệm hiđrô tác dụng với CuO, viết PTPU của hiđrô với oxit kim loại.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:
+ Dụng cụ: Giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm thủng 2 đầu, cốc thuỷ tinh, nút cao su.
+ Hoá chất: O2, H2, Zn, dung dịch HCl, CuO.
III. Phương pháp
- Phương pháp trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A: 8B: 8C: - Kiểm tra đầu giờ (5 phút):
* Câu hỏi:
1: So sánh tính chất vật lý của oxi và hiđrô?
2: Tại sao trước khi sử dụng H2 làm thí nghiệm, chúng ta cần phải thử độ tinh khiết của nó? Nêu cách thử?
* Đáp án:
2. Vì hỗn hợp khí oxi và hiđrô là hỗn hợp nổ khi cháy. Để tránh hiện tượng nổ mạnh, trườc khi làm thí nghiệm phải thử xem H2 có tinh khiết không bằng cách thu khí hiđrô vào ống nghiệm nhỏ rồi đốt ở miệng ống nghiệm. Nếu hiđrô tinh khiết thì chỉ nghe thấy tiếng nổ nhỏ, nếu lẫn oxi hoặc không khí thì tiếng nổ mạnh.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA HIĐRÔ (21 phút)
* Mục tiêu: Học sinh trình bày được tính chất hóa học của hiđro. * Đồ dùng dạy học: Dụng cụ và hóa chất.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm. + Nhắc lại cách lắp dụng cụ điều chế khí H2. + Giới thiệu HS ống nghiệm thủng 2 đầu, có nút cao su với ống dẫn xuyên qua có đựng sẵn CuO ở trong.
- HS nghe hướng dẫn của GV trên bảng.
+ Giới thiệu đèn cồn, cốc thuỷ tinh có nước, ống nghiệm và nhiệm vụ của từng dụng cụ.
+ Yêu cầu HS quan sát màu sắc CuO trong ống nghiệm thủng 2 đầu. (Màu đen)
+ GV cho HS điều chế H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước rồi thử độ tinh khiết của H2 theo