- GV giới thiệu cách xác định hóa trị của một số nhóm nguyên tử
b, Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị
của hợp chất theo hoá trị
VD1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi nitơ IV và oxi
Giải
- Giả sử CTHH của hợp chất là NxOy
Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b⇒ x.IV = y.II Chuyển thành tỉ lệ: xy = b a= II IV = 1 2 - Vậy CTHH cần lập: NO2
Hoạt động 2: III. LUYỆN TẬP (12 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng lập CTHH của chất và kĩ năng tính toán hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
* Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
- GV cho học sinh làm ví dụ 2: VD2: Lập công thức của hợp chất gồm:
- H: Khi làm các bài tập hoá học đòi hỏi chúng ta phải lập CTHH nhanh và chính xác, vậy có cách nào lập nhanh được không?
- Học sinh thảo luận nhóm, trả lời. - GV kết luận
- GV yêu cầu học sinh làm nhanh
VD3: Lập CTHH của các hợp chất gồm: a, Na (I) và S (II)
b, Fe (III) và nhóm OH (I) c, Ca (II) và nhóm PO4 (III) d, S (VI) và O (II)
b, Nhôm (III) và nhóm SO4 (II) Giải a, K2CO3 b, Al2(SO4)3 Có 3 trường hợp: + Nếu a = b thì x = y = 1 + Nếu a ≠ b và tỉ lệ a : b tối giản thì x = b; y = a
+ Nếu a : b chưa tối giản thì giản ước để có a’ : b’ và lấy x = b’; y = a’ Ví dụ 3: a, Na2S b, Fe(OH)3 c, Ca3(PO4)2 d, SO3 3, Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút) a, Luyện tập - củng cố
- GV cho học sinh làm bài tập 5 (sgk - 38) b,Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
- Làm bài tập 6,7 (sgk - 38); 10.6 - 10.8 (sbt - 13)
- Học bài, chuẩn bị bài “Luyện tập 2” ôn tập kiến thức: Công thức hóa học, ý nghĩa của CTHH, hóa trị, quy tắc hóa trị.
- Đọc bài “Đọc thêm”
Ngày soạn: 04. 10. 2009
Ngày giảng: 06. 10: 8C 13. 10: 8A - 8B Tiết 15- Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh được ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất.
- Học sinh được củng cố về cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của một chất.
- Củng cố bài tập xác định hóa trị của một nguyên tố.
2. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố hóa học. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
III. Phương pháp- Đàm thoại - luyện tập - Đàm thoại - luyện tập IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A: 8B: 8C: 2. Các hoạt động Hoạt động 1: I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ (16 phút)
* Mục tiêu: Học sinh được ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất. Học sinh được củng cố về cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của một chất. Củng cố bài tập xác định hóa trị của một nguyên tố.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức cơ bản sau:
1. CT chung của đơn chất và hợp chất
2. Hóa trị là gì?
3. Quy tắc hóa trị. Quy tắc hóa trị được vận dụng để làm những bài tập nào?
1. CT chung của đơn chất: A: Đối với kim loại và một số phi kim
An: Đối với một số phi kim (n = 2)
CT chung của hợp chất: AxBy hoặc AxByCz, ...
2. Hóa trị
3. Quy tắc hóa trị
- Vận dụng làm bài tập
+ Tính hóa trị của một nguyên tố
+ Lập CTHH của hợp chất khí biết hóa trị.
Hoạt động 2: II. BÀI TẬP (23 phút)
* Mục tiêu: Rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố hóa học. * Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập:
Bài tập 1:
1. Lập CT của hợp chất gồm: a, Silic (IV) và oxi
Bài tập 1
1. Lập công thức a, SiO2
b, Nhôm (III) và clo (I) c, Canxi (II) và nhóm OH (I) d, Đồng (II) và nhóm SO4 (II)
2. Tính phân tử khối của các chất trên?
- GV gọi một học sinh lên bảng làm bài tập 1(sgk - 41), còn lại làm ra nháp.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, gọi một học sinh lên bảng còn lại làm ra nháp.
Bài tập 2
Một học sinh viết CTHH như sau: AlCl4; Al(NO3); Al2O3; Al3(SO4)2; Al(OH)2. Em hãy chỉ ra công thức viết đúng, công thức viết sai, sửa lại công thức sai cho đúng.
- GV theo dõi, nhận xét, cho điểm học sinh làm bài tốt, nhắc nhở học sinh các lỗi hay mắc phải.
Bài tập 3:
Viết tất cả các công thức của đơn chất, hợp chất mà em biết có PTK hoặc NTK là : a, 64 b, 80 c, 160 d, 142 b, AlCl3 c, Ca(OH)2 d, CuSO4 2. Phân tử khối a, 60đvC b, 133,5 đvC c, 74 đvC d, 160 đvC Bài tập 1 (sgk - 41)
Hóa trị của các nguyên tố là Cu (II); P (V); Si (IV); Fe (III)
Bài tập 2
Công thức viết đúng: Al2O3 Công thức viết sai: AlCl4; Al(NO3); Al3(SO4)2; Al(OH)2 sửa lại: AlCl3; Al(NO3)3; Al2(SO4)3; Al(OH)3 Bài tập 3 a, Cu; SO2 b, SO3; CuO c, Br2; CuSO4 d, Na2SO4; P2O5 3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút) a. Củng cố: - GV hệ thống kiến thức bài học. b. Dặn dò: - Làm bài tập 2, 3, 4 (sgk - 41). - Học bài, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Ngày soạn: 10. 10. 2009
Ngày giảng: 12. 10: 8C 14. 10: 8A 16. 10: 8B
Tiết 16: KIỂM TRA VIẾT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức về chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất và hợp chất - phân tử, công thức hóa học, hóa trị.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình làm bài, tính chính xác, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên a, Ma trận đề
Nội dung TNNhận biếtTL Thông hiểuTN TL TNVận dụngTL Tổng
1.Chất 1 1,0 1 1,0 2. Nguyên tử 1 1,5 1 1,5 3. Nguyên tố hóa học 1 1,0 1 2,0 4. Đơn chất - hợp chất - phân tử 1 1,5 1 1,5 5. Công thức hóa học. Hóa trị 1 2,0 1 3,0 2 4,0 Tổng 1 1,5 3 4,5 2 4,0 6 10,0 b, Đề bài Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1 (1,5 điểm): Hoàn thiện bảng sau bằng cách điền vào chỗ trống sao cho phù hợp:
Nguyên tử Số e trong nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e lớp ngoài cùng
Cacbon 6 4
Magie 12 2
Clo 17 7
Câu 2 (2 điểm): Em hãy hoàn thành bảng sau: Công thức hóa
học
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử của chất
Phân tử khối của chất
SO3
2Na, 1S, 4O
Câu 3 (1,5 điểm): Đánh dấu x vào vị trí em cho là đúng
Chất Đơn chất Hợp chất Chất Đơn chất Hợp chất
SO3 NH3
CaCl2 HCl
Phần II. Tự luận
Câu 1 (1,0 điểm): Rượu để uống là một chất hay là hỗn hợp? Vì sao? Câu 2 (1,0 điểm): Cho biết ý nghĩa của cách viết sau đây:
3C; 4O; 7Ca; 8Fe
Câu 3 (3,0 điểm; 8A - 2 điểm): Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất gồm bari Ba liên kết lần lượt với Cl (I); nhóm PO4 (III); NO3(I).
Câu 4 (1,0 điểm )(Dành cho lớp 8A): Một hợp chất A có thành phần khối lượng như sau: 80 Cu; 20% O. Hai bạn đã tìm ra CTHH của A là: Cu2O; CuO. Theo em công thức nào là phù hợp, tính hóa trị của Cu trong hợp chất đó.
(Cho biết khối lượng nguyên tử Ba = 137; S = 32; O = 16; P = 31; N = 14; Cl = 35,5; Na = 23) c, Đáp án Câu Đáp án Điểm Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: Nguyên tử Số e trong nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e lớp ngoài cùng Cacbon 6 6 4 Magie 12 12 2 Clo 17 17 7 Câu 2: Công thức hóa học
Số nguyên tử của mỗi nguyên
tố trong một phân tử của chất Phân tử khối của chất
SO3 1S, 3O 80 Na2SO4 2Na, 1S, 4O 119 Câu 3: Đơn chất: H2; O2 Hợp chất: SO3; CaCl2; NH3; HCl - Mỗi lựa chọn đúng 0,5 điểm - Mỗi lựa chọn đúng 0,5 điểm - Mỗi lựa chọn đúng 0,25 điểm Phần I: Tự luận Câu 1:
Rượu uống là hỗn hợp vì nó gồm rượu nguyên chất (Rượu etylic) pha với nước.
Câu 2: 3 C; 4 O; 7 Ca; 8 Fe 3 C: 3 nguyên tử cacbon 4 O: 4 nguyên tử oxi 7 Ca: 7 nguyên tử canxi 8 Fe: 8 nguyên tử sắt Câu 3:
a, BaCl2 phân tử khối : 208 đvC
- 1 điểm - Mỗi ý đúng: 0,25 điểm - Mỗi ý đúng:1điểm
b, Ba3(PO4)2 phân tử khối : 601 đvC c, Ba(NO3)2 phân tử khối : 261 đvC Câu 4:
Công thức đúng là CuO; Cu có hóa trị II
1điểm 2. Học sinh: Học bài, ôn tập kiến thức
III. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra đầu giờ: ( không)
3. Kiểm tra: (42 phút)
4. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra: (1 phút)
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới.(1 phút)
- Chuẩn bị bài “ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT”
Ngày soạn: 11. 10. 2009
Ngày giảng: 13. 10: 8C 20. 10: 8A - 8B
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC Tiết 17- Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
- Phân biệt được hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lí hay hóa học 2. Kĩ năng: Học sinh tiếp tục được rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: Nẹp gỗ, đèn cồn, kiềng sắt, ống nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
- Hóa chất: Đường, nước, muối ăn. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.