Phương pháp Đàm thoại vấn đáp

Một phần của tài liệu tiet 1 hoa 8 (Trang 47 - 51)

- Đàm thoại - vấn đáp IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A: 8B: 8C: 2. Các hoạt động Hoạt động 1: I. THÍ NGHIỆM (12 phút)

* Mục tiêu: Học sinh trình bày được thí nghiệm. * Đồ dùng dạy học: tranh hình 2.7

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 2.7, GV mô tả thí nghiệm:

+ Đặt 2 cốc chứa dung dịch bari clorua và natri sunfat lên một bên của cân.

+ Đặt các quả cân vào đĩa bên kia sao cho thăng bằng. Yêu cầu học sinh quan sát xác nhận vị trí của kim cân? (Kim cân ở vị trí thăng bằng)

+ Đổ cốc 1 vào cốc 2, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và rút ra kết luận.

- HS: Hiện tượng có chất rắn màu trắng xuất hiện chứng tỏ đã có PUHH xảy ra.

- H: Quan sát vị trí của kim cân? (Kim cân ở vị trí thăng bằng)

- H: Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng

- Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối

khối lượng của các chất tạo thành?

- GV giới thiệu đó là nội dung chủ yếu của định luật bảo toàn khối lượng.

lượng của các chất tạo thành

Hoạt động 2: II. ĐỊNH LUẬT (15 phút)

* Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong PƯHH.

- GV giới thiệu về nhà bác học Lômônôxop và Lavoadie.

- H: Em hãy nhắc lại ý cơ bản của định luật? - GV gọi một học sinh đọc nội dung của định luật. - GV hướng dẫn học sinh giải thích nội dung của định luật:

+ Bản chất của PUHH là gì? (Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đồi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác)

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có thay đổi không? (không)

+ Khối lượng của mỗi nguyên tử trước và sau PU có thay đổi không? (không)

- GV kết luận: Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.

- H: Khi PƯHH xảy ra có những chất mới được tạo thành nhưng tại sao khối lượng vẫn được bảo toàn?

- HS: Vì trong PUHH, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử không thay đổi.

- Định luật: sgk - 53

Hoạt động 3: III. ÁP DỤNG (12phút)

* Mục tiêu: Học sinh tiếp tục được rèn luyện kĩ năng viết phương trình chữ.Vận dụng định luật để làm bài tập hóa học

- H: Em hãy viết PT chữ của PU trong thí nghiệm trên biết sản phẩm PU là natri clorua và bari sunfat?

- H: Nếu kí hiệu khối lượng của mỗi chất là m thì nội dung của định luật bảo toàn khối lượng được thể hiện bằng biểu thức nào?

- H: giả sử có PU tổng quát : A + B → C + D

- PT chữ:

Bari clorua + natri sunfat →

natri clorua + bari sunfat mBari clorua + mnatri sunfat =

m natri clorua + mbari sunfat - PƯ tổng quát :

A + B → C + D mA + mB = mC+ mD mA + mB = mC+ mD

Thì biểu thức của định luật được viết như thế nào?

- GV yêu cầu học sinh vận dụng làm bài tập: Đốt cháy hoàn toàn 3,1g P trong không khí, thu được 7,1g hợp chất điphôtpho pentaoxit (P2O5)

a. Viết PT chữ của phản ứng

b. Tính khối lượng oxi đã phản ứng? - GV hướng dẫn học sinh làm bài + 1 học sinh viết PT chữ

+ Viết biểu thức của định luật đối với phản ứng trên.

+ Em hãy thay các giá trị đã biết vào biểu thức trên và tính khối lượng của oxi.

a. PT chữ:

phốt pho+ oxi →to

điphôtpho pentaoxit

b. Theo định luật BTKL ta có: mphotpho+moxi = mđi photpho pentaoxit 3,1 + moxi = 7,1 ⇒ moxi = 4g 3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút) a. Củng cố: - GV hệ thống kiến thức bài học. b. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập 1 - 3(sgk - 54) ; 15. 1 - 15.3 (sbt - 18) - Chuẩn bị bài 16 Ngày soạn: 25. 10. 2009 Ngày giảng: 27. 10: 8C 03. 11: 8A - 8B

Tiết 22- Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được phương trình dùng để biểu diễn PUHH, gồm CTHH của các chất PU và sản phẩm với các hệ số thích hợp.

- Biết cách lập PTHH khi biết các chất PU và sản phẩm.

2. Kĩ năng: Học sinh tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập CTHH. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ yêu thích bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học

III. Phương pháp

- Đàm thoại - vấn đáp

IV. Tổ chức giờ học

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A: 8B: 8C:

- Kiểm tra đầu giờ (5 phút): Câu hỏi: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng? AD bài tập 3 (sgk - 54)

2. Các hoạt động

Hoạt động 1: I. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (18 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết được phương trình dùng để biểu diễn PUHH, gồm CTHH của các chất PU và sản phẩm với các hệ số thích hợp. Biết cách lập PTHH khi biết các chất PU và sản phẩm.

* Đồ dùng dạy học: tranh sgk - 55; tranh hình 2.5 (sgk - 48)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 2.5 sgk - 48, trả lời câu hỏi:

+ Viết PT chữ của PU ?

+ Thay tên các chất bằng CTHH?

+ Em hãy cho biết số nguyên tử oxi ở 2 vế của PT? (Vế trái 2 nguyên tử oxi, vế phải 1 nguyên tử)

- GV: Vậy ta phải đặt hệ số 2 trước H2O để bên phải cũng có 2 oxi như bên trái.

- H: Bây giờ số nguyên tử hiđrô ở mỗi bên của PT là bao nhiêu? (Vế trái 2 nguyên tử oxi, vế phải 4 nguyên tử)

- GV: Số nguyên tử hiđrô ở bên phải lại nhiều hơn, vậy bên trái cần có 4 nguyên tử hiđro, ta đặt hệ số 2 trước H2.

- GV: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố đều đã bằng nhau, PT đã được lập đúng. GV gọi một học sinh phân biệt các số 2 trong PTHH. (Có số 2 là chỉ số, có số 2 là hệ số)

- GV yêu cầu học sinh lập PTHH của PƯ ở bài tập 3 (sgk - 54) theo các bước sau:

+ Viết PT chữ của PU

+ Viết công thức của các chất có trong PU. + Cân bằng PT

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút: Qua 2 ví dụ trên các nhóm hãy thảo

1. Phương trình hóa học

PT chữ của PƯ:

Hiđrô + oxi → nước H2 + O2 → H2O

2H2 + O2 → 2H2O

Phương trình:

Magie + oxi → Magie oxit Mg + O2 → MgO 2Mg + O2 → 2MgO

2. Các bước lập PTHH

luận và cho biết: Các bước lập PTHH?

- Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời - GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

- GV gọi một học sinh đọc phần lưu ý (sgk - 56)

+ B1: Viết sơ đồ PU

+ B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

+ B3: Viết PTHH

Hoạt động 2: II. LUYỆN TẬP (17 phút)

* Mục tiêu: Học sinh được luyện tập viết PTHH - GV yêu cầu học sinh làm bài luyện tập:

Bài 1: Cho sơ đồ PƯ sau:

a, Fe + Cl2 → FeCl3 b, SO2 + O2 →to SO3

c, Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + NaCl Lập sơ đồ của các PƯ trên

Bài 2: Biết phốt pho khi bị đốt cháy trong oxi thu

được hợp chất điphotpho pentaoxit (P2O5). Hãy lập PTHH của PƯ?

Bài 1:

a, 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 b, 2SO2 + O2 →to 2SO3 c, Na2SO4 + BaCl2 →BaSO4 + 2NaCl Bài 2 4P + 5O2 o t →2P2O5 3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút) a. Củng cố: - GV hệ thống kiến thức bài học.

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước lập PTHH b. Dặn dò:

- Học bài, làm bài tập 1 - 3(sgk - 57; 58) ; 16. 1 - 16.3 (sbt - 19) - Học bài, chuẩn bị bài “PTHH” phần tiếp theo.

Ngày soạn: 25. 10. 2009

Ngày giảng: 27. 10: 8C 03. 11: 8A - 8B

Tiết 23- Bài 17: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (tiếp)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Học sinh trình bày được ý nghĩa của PTHH.

- Biết xác định tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong PƯ. 2. Kĩ năng: Học sinh tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập PTHH.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ yêu thích bộ môn.

Một phần của tài liệu tiet 1 hoa 8 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w