0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Phương pháp Đàm thoại thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu TIET 1 HOA 8 (Trang 37 -47 )

- Đàm thoại - thực hành thí nghiệm IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A: 8B: 8C: 2. Các hoạt động

Hoạt động 1: I. HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ (18 phút)

* Đồ dùng dạy học: Đèn cồn, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, kiềng sắt, muối ăn, nước.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- GV yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình vẽ 2.1 (sgk - 45).

- H: Hình vẽ đó nói lên điều gì?

- HS quan sát tranh vẽ, trả lời câu hỏi: Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi của nước từ trạng thái rắn ¬  lỏng ¬  hơi (Khí).

- GV hỏi học sinh về cách biến đổi của từng giai đoạn cụ thể. Làm thế nào để nước lỏng chuyển thành nước đá?

- GV thông báo: trong các quá trình biến đổi trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.

- GV làm thí nghiệm hòa tan muối ăn sau đó đun dung dịch thu được trên ngọn lửa đèn cồn. Yêu cầu học sinh quan sát và ghi lại sơ đồ của quá trình biến đổi?

- H: Sau 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì về trạng thái, chất?

- HS: Trong các quá trình trên đều có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất. - GV thông báo: Các quá trình biến đổi trên gọi là hiện tượng vật lí. Vậy hiện tượng vật lí là gì? - GV chốt kiến thức.

1. Quan sát

a, Quá trình biến đổi của nước từ trạng thái rắn ¬  lỏng

→

¬  hơi (khí).

b, Muối ăn(rắn)→+H O2 dung dịch muối ăn →t0 muối ăn(rắn)

2. Nhận xét

- Định nghĩa: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lí.

Hoạt động 2: II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC (20 phút)

* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được hiện tượng hóa học, phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. Phân biệt được hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lí hay hóa học.

* Đồ dùng dạy học: Đèn cồn, ống nghiệm, đường. - GV mô tả thí nghiệm sắt tác dụng với lưu

huỳnh. GV yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra?

- Học sinh nêu hiện tượng

+ Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen.

+ Sản phẩm không bị nam châm hút chứng tỏ chất rắn thu được không có tính chất của sắt nữa.

- H: Em rút ra kết luận gì qua thí nghiệm trên? - GV yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

+ Cho một ít đường trắng vào ống nghiệm. + Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm.

- Học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát, nêu hiện tượng: Đường dần chuyển sang màu nâu, rồi đen (than) thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước nhỏ.

- H: Các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lí không? Tại sao?

- GV thông báo: Các quá trình biến đổi trên gọi là hiện tượng hóa học. Vậy hiện tượng hóa học là gì?

- GV chốt kiến thức.

- H: Muốn phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học ta dựa vào dấu hiệu nào?

- HS: Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành hay không.

- Quá trình biến đổi trên đã có sự thay đối về chất.

Thí nghiệm 2

- Định nghĩa: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng hóa học.

3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (6 phút)

a. Củng cố:

- GV hệ thống kiến thức bài học.

- GV cho học sinh làm bài tập: Trong các quá trình sau, quá trình nào là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lí, tại sao?

a, Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.

b, Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng dùng làm giấm ăn.

c, Cuốc xẻng làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ. d, Đốt cháy gỗ, củi.

Đáp án: Hiện tượng vật lí: a, b. Hiện tượng hóa học: c, d b. Dặn dò:

- Học bài, làm bài tập 1 - 3(sgk - 47; 12. 1 - 12.4 (sbt - 15) - Chuẩn bị bài 13

Ngày soạn: 17. 10. 2009

Ngày giảng: 19. 10: 8C 21. 10: 8A 23.10: 8B Tiết 18- Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Học sinh trình bày được PƯHH là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

- Nhận biết được bản chất của PƯHH là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

- Học sinh nhận biết các điều kiện để có PƯHH. 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng viết PTPƯ chữ.

- Học sinh phân biệt được chất tham gia và tạo thành trong một PƯHH 3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ yêu thích bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Tranh vẽ hình 2.3; 2.5; 2.6 (sgk - 46; 48; 49)

III. Phương pháp

- Đàm thoại - vấn đáp

IV. Tổ chức giờ học

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A: 8B: 8C: - Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)

Câu hỏi: Định nghĩa hiện tượng vật lí, hóa học? AD làm bài tập 3 (sgk - 47) 2. Các hoạt động

Hoạt động 1: I. ĐỊNH NGHĨA (10 phút)

* Mục tiêu: Học sinh trình bày được PƯHH là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- GV thuyết trình định nghĩa về phản ứng hóa học.

+ Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng.

+ Chất mới sinh ra gọi là chất tạo thành hay sản phẩm.

- GV giới thiệu phương trình chữ, cách đọc của phản ứng, yêu cầu học sinh xác định chất tham gia và sản phẩm.

- GV gọi học sinh viết phương trình chữ của phản ứng xảy ra ở bài tập 2 (sgk - 47)

- GV giới thiệu: Các quá trình cháy của một chất

- Định nghĩa: sgk - 48

PT chữ:

Lưu huỳnh + sắt →to

(Chất tham gia) Sắt (II) sunfua (sản phẩm)

VD: PT chữ

Canxi cacbonat →to canxi oxit (vôi sống) + cacbon đioxit

trong không khí thường là tác dụng của chất đó với oxi (có trong không khí)

- GV giới thiệu cách đọc PT chữ.

(Chất tham gia) Lưu huỳnh đioxit (sản phẩm)

Hoạt động 2: II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC (15 phút)

* Mục tiêu: Nhận biết được bản chất của PƯHH là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

* Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ hình 2.5 (sgk - 48) - GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 2.5 (sgk -

48), trả lời câu hỏi sau:

+ Trước PƯ có những phân tử nào? (Có 2 phân tử hiđrô, 1 phân tử oxi)

+ Trước PƯ, những nguyên tử nào liên kết với nhau? (2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau)

+ Sau PƯ những nguyên tử nào liên kết với nhau? (Một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hiđrô)

+ Trong quá trình PƯ, số nguyên tử H cũng như số nguyên tử O có giữ nguyên không? (Có)

+ Các phân tử trước và sau PƯ có khác nhau không? (Có)

+ Hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về: Số nguyên tử của mỗi loại, liên kết trong phân tử? (Số nguyên tử của mỗi loại không thay đổi, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi)

- GV bổ sung: Vậy các nguyên tử được bảo toàn. - H: Vậy từ các nhận xét trên, em hãy rút ra kết luận về bản chất của PƯHH?

- Kết luận (sgk - 49)

Hoạt động 3: III. KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA (9 phút)

* Mục tiêu: Học sinh nhận biết các điều kiện để có PƯHH. * Đồ dùng dạy học: tranh hình 2.3 (sgk - 46); 2.6 (sgk - 49) - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sgk trả

lời câu hỏi:

- H: Khi nào PUHH xảy ra?

- GV giới thiệu về điều kiện qua các tranh hinhf2.3; 2.5 (sgk); kết luận, chốt kiến thức.

- PUHH xảy ra khi:

+ Các chất PU được tiếp xúc với nhau.

+ Một số PU cần có nhiệt độ. + Một số PU cần có mặt chất xúc tác.

3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút)

a. Củng cố:

- GV hệ thống kiến thức bài học.

- GV cho học sinh làm bài tập: Trong các quá trình sau, quá trình nào là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lí, viết các PT chữ của PƯHH?

a, Đốt cồn (rượu etylic) trong không khí tạo ra khí cacbonic và nước. b, Chế biến gỗ thành ghế, bàn, giấy.

c, Điện phân nước, ta thu được khí hiđro và oxi. d, Đốt bột nhôm trong không khí tạo ra nhôm oxit. Đáp án: Hiện tượng vật lí: b. Hiện tượng hóa học: a, c, d b. Dặn dò:

- Học bài, làm bài tập 1 - 3(sgk - 50) ; 13. 1 - 13.4 (sbt - 16; 17) - Chuẩn bị bài 13 phần tiếp theo

Ngày soạn: 18. 10. 2009

Ngày giảng: 20. 10: 8C 27. 10: 8A - 8B

Tiết 19- Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiếp)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết các dấu hiệu xảy ra PƯHH.

2. Kĩ năng: Tiếp tục củng cố cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học và cách dùng các khái niệm hóa học.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ yêu thích bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: + Bảng phụ ghi nội dung bài tập

+ Dụng cụ: 1 ống nghiệm; 2 cốc thủy tinh

+ Hóa chất: dung dịch BaCl2; Na2SO4; CuSO4; dây sắt hoặc nhôm. III. Phương pháp - Đàm thoại - luyện tập IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A: 8B: 8C: - Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)

Câu hỏi: Định nghĩa PƯHH, giải thích các khái niệm chất tham gia, sản phẩm? AD làm bài tập 4 (sgk - 51)

Hoạt động 1: IV. LÀM THẾ NÀO NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA (18 phút)

* Mục tiêu: Học sinh nhận biết các dấu hiệu xảy ra PƯHH. * Đồ dùng dạy học: + Dụng cụ: 1 ống nghiệm; 2 cốc thủy tinh

+ Hóa chất: dung dịch BaCl2; Na2SO4; CuSO4; dây sắt hoặc nhôm.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- GV yêu cầu học sinh quan sát các chất trước thí nghiệm.

- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:

+ Cho một giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4.

+ Cho một đoạn dây sắt hoặc dây nhôm vào dung dịch CuSO4.

- GV yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét. + TN1: có chất không tan màu trắng tạo thành. + TN2: Trên dây sắt có một lớp kim loại màu đỏ bám vào.

- H: Qua các thí nghiệm vừa làm và thí nghiệm Zn tác dụng với dung dịch HCl. Các em hãy cho biết làm thế nào để biết PƯHH xảy ra?

- H: Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện?

- GV bổ sung: Ngoài ra sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu PUHH đã xảy ra.

- Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện có tính chất khác với chất PƯ. - Những dấu hiệu mà ta dễ nhận biết là: + Màu sắc + Tính tan + Trạng thái

Hoạt động 2: II. LUYỆN TẬP (17 phút)

* Mục tiêu: Tiếp tục củng cố cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học và cách dùng các khái niệm hóa học.

* Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập - GV yêu cầu học sinh làm bài tập 3, 5 (sgk -

50; 51)

Bài tập 3 (sgk - 50) PTPƯ:

Parafin + oxi →to nước + khí Cacbonđioxit

- Chất PƯ: Parafin , Oxi

- Sản phẩm: nước, khí cacbonđioxit

Bài tập 5 (sgk - 51)

- GV đưa ra nội dung bài tập: Ghi lại PT chữ của PƯHH trong các hiện tượng mô tả dưới đây:

a. Đốt lưu huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh hóa hợp với khí oxi tạo ra khí sunfurơ SO2 có mùi hắc.

b. Khi nung, đá vôi CaCO3 bị phân hủy sinh ra vôi sống CaO và khí cacbonđioxit.

c. Vôi tôi Ca(OH)2 tác dụng với khí cacbonđioxit tạo ra đá vôi CaCO3 và nước

- PTPƯ chữ:

Axit clohiđric + Canxi cacbonat

→ Canxi clorua + Cacbonđioxit + Nước

Bài tập:

a. lưu huỳnh + oxi →to sunfurơ

b. đá vôi →to vôi sống + khí cacbonđioxit

c. Vôi tôi + cacbonđioxit → đá vôi + nước 3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (4 phút) a. Củng cố: - GV hệ thống kiến thức bài học. b. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập 6 (sgk - 51) ; 13. 5 - 13.8 (sbt - 17) - Đọc bài đọc thêm

- Chuẩn bị bài 14: Chuẩn bị que đóm

Ngày soạn: 24. 10. 2009

Ngày giảng: 26. 10: 8C 28. 10: 8A 30. 10: 8B Tiết 20 - Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3

DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. - Nhận biết được dấu hiệu có PƯHH xảy ra.

2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong thực hành hóa học.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn, diêm, ống hút.

2. Học sinh: que đóm III. Phương pháp - Phương pháp thực hành IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A: 8B: 8C: - Kiểm tra đầu giờ (2 phút): Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.

2. Các hoạt động

Hoạt động 1: I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM (28 phút)

* Mục tiêu: Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. Nhận biết được dấu hiệu có PƯHH xảy ra.

* Đồ dùng dạy học:

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn, diêm, ống hút.

- Hoá chất: Dung dịch thuốc tím, Na2CO3, nước vôi trong. - H: Nêu dụng cụ và hoá chất của thí nghiệm?

- H: Nêu cách tiến hành thí nghiệm? - GV hướng dẫn học sinh cách tiến hành

- Cách tiến hành: Lấy lượng thuốc tím chia làm 3 phần:

+ Phần 1: Cho vào nước đựng trong ống nghiệm1, lắc cho tan.

+ Phần 2: Cho vào ống nghiệm 2, đun nóng, đưa que đóm còn tàn đỏ vào, quan sát. Nếu que đóm còn tàn đỏ không cháy nữa thì để nguội ống nghiệm, sau đó cho nước vào lắc cho tan, quan sát so sánh màu của 2 dung dịch trong 2 ống nghiệm.

- GV yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nêu nhận xét?

- H: Trong thí nghiệm trên có mấy quá trình biến đổi xảy ra? Những quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lí hay hóa học?

- HS trả lời:

+ Ống 1: hiện tượng vật lí

1. Thí nghiệm 1

Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím)

- Dụng cụ: 2 ống nghiệm, que đóm.

- Hoá chất: thuốc tím, nước - Cách tiến hành: - Nhận xét: + Ống 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch màu tím. + Ống 2: Chất rắn không tan hết còn lại một phần lắng xuống đáy ống nghiệm.

+ Ống 2: Quá trình đun thuốc tím là hiện tượng hóa học, quá trình hòa tan một phần chất rắn ở ống nghiệm 2 là hiện tượng vật lí.

- H: Viết PT chữ của phản ứng? GV giới thệu sản phẩm của PU.

Một phần của tài liệu TIET 1 HOA 8 (Trang 37 -47 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×