1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.3.2.3. Nhân tố giá cả
Giá cả là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với một mặt hàng nào đó có thể do nhiều nước sản xuất, trong các nước đó có nhiều hãng sản xuất ra với chất lượng tương đương nhau. Vì vậy khi các doanh nghiệp mua những mặt hàng nào đó muốn mua được với giá thấp thì doanh nghiệp phải tìm kiếm và lựa chọn thị trường, tìm những nhà cung cấp với giá thấp đồng thời có thể giảm thiểu được các khoản chi phí như vận chuyển lưu thông, bảo quản, bốc dỡ…
Bên cạnh đó xu hướng biến động giá cả của các loại hàng hoá trên thị trường thế giới các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường từng mặt hàng, đồng thời phải đánh giá chính xác các nhân tố tác động đến xu hướng biến động giá cả. Đối với giá bán ra, các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu tiêu thụ trong nước do vậy có phụ thuộc vào những quy định về giá cả của nhà nước và số lượng những nhà cung cấp với nhu cầu của khách hàng. Tuỳ vào mức độ kiểm soát giá cả của thị trường mà có được mức giá hợp lý.
1.3.2.4.Nhân tố luật pháp
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tạo ra sân chơi bình đẳng để mọi doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, cạnh tranh với nhau hợp pháp. Mọi doanh nghiệp phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của luật pháp và chỉ được kinh doanh trên các lĩnh vực, mặt hàng nhà nước không cấm. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không những chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp trong nước mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn của các thông lệ quốc tế và luật pháp của các nước đối tác. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì các doanh nghiệp phải nắm chắc luật trong nước và của những nước có liên quan.
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả nhập khẩu ô tô của công ty cổ phần thương mại Đăng Quang
Nhập khẩu tác động trực tiếp đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương, đặc biệt nhập khẩu có ảnh hưởng quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. Vì vậy nhập khẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu là sự cần thiết:
- Nâng cao hiệu quả nhập khẩu trước tiên là đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhập khẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu sẽ xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đúng, chế độ tự cung tự cấp. Đồng thời nó còn góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động thông qua việc nhập khẩu các công cụ lao động, phương tiện lao động tiên tiến, hiện đại và an toàn cho người lao động.
- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sơ vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong thời đại ngày nay, thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn. Vì thế để phục vụ và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngoài việc phát huy một cách có hiệu quả những nỗ lực của đất nước, còn phải tận dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học của nhân loại. Giải pháp hiệu quả để thực hiện mục đích này là tạo điều kiện hình thành các liên doanh, liên kết với nước ngoài, xây dựng chiến lược nhập khẩu và chính sách nâng cao hiệu quả nhập khẩu nhằm tiếp thu các công nghệ , sáng kiến phát minh phù hợp, tranh thủ vốn kỹ thuật tiên tiến tạo nền tảng vững chắc cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Nhập khẩu bổ sung các mặt hàng còn thiếu hụt trong nền kinh tế nội địa, giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, tạo nên một nền thương mại ổn định
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐĂNG QUANG
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐĂNG QUANG.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại Đăng Quang
Công ty Cổ phần thương mại Đăng Quang khi mới được thành lập – tháng 6 năm 1962 là Công ty thu mua hàng xuất khẩu Hà Nội với chức năng chủ yếu là thu mua hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu bán cho các Tổng Công ty Trung Ương theo kế hoạch hằng năm. Do nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của TP Hà Nội ngày càng mở rộng nên năm 1976 đơn vị được đổi tên thành Công ty Ngoại thương Hà Nội, sau lại được nâng lên thành Sở Ngoại thương Hà Nội.
Tháng 4 năm 1980, cùng với hoạt động ngoại thương của cả nước phát triển mạnh mẽ, hoạt động ngoại thương của TP Hà Nội chuyển sang bước ngoặt mới: Nhà nước cho phép TP Hà Nội được phép tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp nên UBND TP Hà Nội đã quyết định thành lập Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội là một đơn vị kinh tế làm chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ và kinh doanh trong nước.
Cuối năm 1991, để phù hợp với yêu cầu phát triển và mở rộng kinh doanh trong tình hình mới, hoạt động của Liên hiệp công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội được tăng thêm chức năng đầu tư vào cơ sở sản xuất đầu tư liên doanh với nước ngoài nên UBND TP Hà Nội ra quyết định số 3310/QĐ-
UB ngày 16/12/1991 thành lập Liên hiệp Công ty XNK và Đầu tư Hà Nội. Bộ phận kinh doanh của Văn phòng tách ra thành Công ty Cổ phần thương mại Đăng Quang theo quyết định số 1203/QĐ- UB ngày 24/3/1993 của UBND TP Hà Nội.
Cuối năm 2003 và đầu năm 2005 thực hiện các quyết định của Thủ tướng chính phủ và UBND TP Hà Nội về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, các Công ty Thương mại bao bì Hà Nội (HATRAPACO), Công ty Xuất Nhập Khẩu hàng tiêu dùng và Thủ công Mỹ nghệ (ARTEX HN), Công ty Thương mại và XNK tổng hợp (GENEXIM) lần lượt sáp nhập vào Công ty XNK và Đầu tư Hà Nội. Quyết định số 1152/QĐ-UB ngày 2/3/2004 của UBND TP Hà Nội quyết định sáp nhập Công ty thương mại bao bì HN vào Công ty XNK và Đầu tư Hà Nội. Quyết định số 7151/QĐ-UB ngày 28/10/2004 của UBND TP Hà Nội quyết định sáp nhập Công ty XNK tiêu dùng và Thủ công Mỹ nghệ Hà Nội vào Công ty XNK và Đầu tư Hà Nội. Quyết định số 189/QĐ-UB ngày 11/1/2005 của UBND TP Hà Nội quyết định sát nhập Công ty thương mại và XNK tổng hợp vào Công ty Cổ phần thương mại Đăng Quang .
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, xu hướng toàn cầu hoá của kinh tế thế giới là không thể phủ nhận và trở thành bắt buộc cho mọi nền kinh tế của mọi quốc gia Năm 2004, đứng trước những yêu cầu cấp bách phải thích nghi với xu thế hội nhập, mở cửa, nhằm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong “sân chơi” toàn cầu, Việt Nam phải tiến hành cải tổ lại hệ thống cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp Nhà nước. Chính phủ đã ra một loạt các quyết định nhằm sắp xếp, tái cơ cấu, đổi mới lại các doanh nghiệp, và đưa ra thử nghiệm các mô hình quản lý kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau trong các doanh nghiệp. Theo quyết định số 153/2005/QĐ-UB ngày 04/10/2005 của UBND TP về việc phê chuẩn và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần thương mại Đăng Quang .
Giới thiệu chung
Tờn công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐĂNG QUANG Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty Cổ phần thương mại Đăng Quang Tên viết tắt : DANGQUANGCO., LTD
Giấy CNĐKKD: Số 040954 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
Mã số thuế: 0100598665
Tài khoản: 3120211270078W27 tại Ngân hàng NN& PTNT Chi nhánh Gia Lâm - Hà Nội.
Trụ sở: Số 86 Đường Ngô Gia Tự - Phường Đức Giang - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch:
Số 86 Đường Ngô Gia Tự - Phường Đức Giang - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.38274283 Fax: 04.38773375 Email: dangquangltd@gmail.com
Vốn và lao động của Công ty: •Vốn:
Vốn điều lệ: 19.300.000.000 đồng (Mười chín tỷ ba trăm triệu đồng) Vốn pháp định: 600.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng)
Trong kinh doanh, Công ty luôn có lợi nhuận để bổ sung quỹ đầu tư phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn: Vốn đầu tư phát triển, vốn khấu hao cơ bản, để phát triển sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư nâng cấp cơ sở hiện có và các dự án mới.
•Lao động:
Sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức mới, việc sắp xếp lại lao động như sau: Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu SXKD: 754 người
- Trong đó: Nữ 463 người Số lao động dôi dư: 167 người - Trong đó: Nữ 291 người
Căn cứ vào phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty đến năm 2012 sẽ thu hút và tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ cao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty có thể thấy mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới là một đường thẳng (trực tuyến), các bộ phận thực hiện chức năng của mình và chịu giám sát của phó giám đốc, giám đốc và giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Nhà nước. Cơ cấu tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, phù hợp với tính chất của một doanh nghiệp thương mại. Các phòng ban tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban tạo ra các hoạt động nhịp nhàng trong doanh nghiệp đưa công ty ngày một kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Thương mại Đăng Quang
Giám đốc Phó giám đốc hành chính Phó giám đốc
kinh doanh
Trụ sở chính Văn phòng đại diện
Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng chăm sóc khách hàng Phòng kinh doanh
- Giám đốc: là người đại diện cho công ty trước pháp luật và trước khách hàng, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo nghị quyết và quyết định của HĐTV, là người được quyền tuyển dụng hoặc cho thôi việc người làm công không đáp ứng nhu cầu kinh doanh, người vi phạm nội quy và quy chế hoạt động của công ty. Ngoài ra, giám đốc còn là chủ tài khoản của công ty, thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng. Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐTV về hiệu quả hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc chấp hành pháp luật trong công ty.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lí hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của công ty. Công tác thực hiện các mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đã đặt ra và đưa ra các biện pháp tối ưu.
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty để lập kế hoạch cấp vốn đủ cho các hoạt động sản xuất. Theo dõi tình hình tài chính của công ty, quản lý quỹ tiền mặt và thu chi tiền mặt theo nguyên tắc chế độ. Quản lí chứng từ sổ sách có liên quan đến hoạt động tài chính của công ty. Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán các khoản công nợ, phối hợp với ban giám đốc của công ty quản lí toàn bộ tài sản trang thiết bị máy móc của công ty.
- Phòng chăm sác khách hàng: Xây dựng tổ chức quản lý các công việc tại Phòng đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Quản lý, duy trì mối quan hệ giữa công ty với các khách hàng hiện đang giao dịch đảm bảo mục tiêu doanh số của công ty giao và các khách hàng mới.Tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng trên phạm vi được giao. Kiểm soát các cơ chế chính sách bán hàng phù hợp nhằm thúc đẩy doanh số và giảm công nợ khách hàng. Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng theo kế hoạch, chiến lược của công ty. Theo dõi đôn đốc, xử lý mọi thông tin liên quan đến khiếu nại khách hàng. Tổ chức giao nhận hàng hoá cho khách hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tiếp nhận mọi thông tin của khách hàng; phân loại xử lý thông tin;
quản lý hàng hoá của công ty, đôn đốc và triển khai cung cấp hàng cho khách hàng và chi nhánh của công ty theo yêu cầu.
- Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc về lập kế hoạch quỹ tiền lương, các hình thức chi trả lương thưởng, đảm bảo công tác bảo hiểm xã hội, quan tâm đến những người có công trong phát minh sáng chế cho công ty. Quản lí lưu trữ hồ sơ văn thư bảo mật, điều động phương tiện giao và nhận hàng.
- Phòng kinh doanh: Đảm nhận với chức năng tham mưu Ban Lãnh đạo trong việc phát triển mở rộng thị trường, thị phần; hoạt động nhập khẩu; nghiên cứu chiến lược thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới... giữ gìn và gia tăng giá trị thương hiệu của đơn vị. Và một số nhiệm vụ khác.
Ngoài ra, còn có một số bộ phận khác như bảo vệ, vệ sinh… cũng góp phấn quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi, thúc đẩy quá trình phát triển của công ty.
2.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN Ô TÔ ĐĂNG QUANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY