Biểu đồ Pareto

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê nguyễn như phong (Trang 61 - 63)

Thực tế cần giải quyết nhiều vấn đề, mỗi vấn đề do nhiều nguyên nhân. Với nguồn lực giới hạn, vấn đề quan trọng, nguyên nhân chủ yếu cần được xác định để có thể tập trung nguồn lực để giải quyết theo thứ tự ưu tiên.

trung 80% tài sản từ đó tìm ra định luật 20-80. Trong quản lý chất lượng, định luật 20-80 có thể hiểu là 20% nguyên nhân gây ra 80% thiệt hại hay 20% nguyên nhân tạo ra 80% tình trạng không chất lượng. Sự chính xác của định luật 20-80 chỉ là tương đối, tuy nhiên cần biết một số ít nguyên nhân gây phần lớn vấn đề về chất lượng.

Nhiều vấn đề với mức độ quan trọng hay ảnh hưởng khác nhau cần được giải quyết đồng thời thì vấn đề nào giải quyết trước, vấn đề nào giải quyết sau. Biểu đồ Pareto là công cụ xếp loại vấn đề theo thứ tự quan trọng từ đó giải quyết vấn đề theo thứ tự ưu tiên.

Biểu đồ Pareto là phân bố tần suất với thuộc tính dữ kiện xếp theo loại, biểu đồ Pareto sắp xếp theo thứ tự tần suất giảm dần từ trái sang phải, giúp phát hiện những lỗi thường xảy ra nhất. Một ví dụ như ở hình 5.3.

Hình 5.3 Biểu đồ Pareto

Tuy nhiên, để ý rằng lỗi thường xảy ra chưa hẳn là lỗi quan trọng nhất theo nghĩa gây hậu quả nghiêm trọng, do đó biểu đồ Pareto có thể là tần đồ trọng lượnghay tần đồ chi phí.

Biểu đồ Pareto áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như đo lường mức độ than phiền của khách hàng, định ra các khuyết tật chất lượng, hỏng hóc và nguyên nhân. Phân tích Pareto rất quan trọng trong quá trình cải tiến, được sử dụng với nhiều công cụ thống kê. Đầu tiên, dữ liệu được thu thập qua bảng kê; kế đến, biểu đồ Pareto xác định một vài vấn đề quan trọng; tiếp theo, biểu đồ nhân quả được sử dụng để phân tích vấn đề; cuối cùng, kiểm đồ biểu diễn sự ổn định của quá trình. Các công cụ biểu đồ nhân quả và kiểm đồ sẽ được giới thiệu sau.

Thủ tục vẽ biểu đồ Pareto và phân tích ABC gồm các bước sau: 1- Liệt kê tất cả nguyên nhân tiềm năng các lỗi chất lượng 2- Chuẩn bị một bảng kê thu thập dữ liệu các nguyên nhân

3- Xác định khoảng thời gian quan sát

4- Tính thiệt hại / đếm số lỗi do mỗi nguyên nhân

5- Xếp hạng nguyên nhân theo thứ tự nhiều xếp trước và ít xếp sau 6- Vẽ đồ thị Pareto: thiệt hại / số lỗi - nguyên nhân

7- Xếp loại A các nguyên nhân gây 80% thiệt hại / số lỗi 8- Chia đều những nguyên nhân còn lại theo hai loại B và C

9- Ưu tiên giải quyết những vấn đề loại A, tiếp theo là loại B, cuối cùng là loại C.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê nguyễn như phong (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)