Hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê nguyễn như phong (Trang 27 - 31)

Hiệu chỉnh dựa vào sai lệch, được thực hiện nhằm khôi phục quá trình về trạng thái nhằm thỏa mục tiêu chất lượng. Hoạt động hiệu chỉnh có thể cần thiết trong các điều kiện:

1- Loại bỏ các nguyên nhân gây ra vấn đề chất lượng mạn tính. 2- Loại bỏ các nguyên nhân gây ra vấn đề chất lượng cấp tính. 3- Điều chỉnh quá trình liên tục nhằm cực tiểu biến thiên.

Với vấn đề chất lượng mạn tính, công cụ phù hợp là các công cụ cải tiến chất lượng hay các công cụ hoạch định chất lượng. Vòng phản hồi trong kiểm soát chất lượng nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây ra vấn đề chất lượng cấp tính, phục hồi quá trình về trạng thái trong kiểm soát. Thực hiện bởi quá trình giải quyết vấn đề với các bước cơ bản sau:

- Xác định vấn đề

- Chẩn đoán xác định nguyên nhân - Xác định giải pháp

- Thực hiện giải pháp.

Điều chỉnh quá trình liên tục nhằm cực tiểu biến thiên cần xác định quan hệ giữa đặc tính chất lượng sản phẩm và các biến quá trình, cung cấp phương tiện điều chỉnh hiệu quả các biến quá trình và xác định quan hệ giữa biến thiên của biến quá trình ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng sản phẩm.

2.2 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG THỐNG KÊ

Sản phẩm có một số tham số mà người tiêu dùng xem là chất lượng, các tham số này được xem là đặc tính chất lượng. Đặc tính chất lượng có thể ở những loại sau:

- Cảm giác, như mùi, màu, dạng... - Thời gian, như độ bền, độ tin cậy...

Kiểm soát chất lượng nhằm bảo đảm các đặc tính chất lượng của sản phẩm ở mức danh định hay mong muốn. Các đặc tính chất lượng của sản phẩm thường rất khó giữ đồng nhất ở giá trị danh định theo yêu cầu khách hàng do sự biến thiên bắt nguồn từ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, con người. Khi đặc tính chất lượng biến thiên đủ lớn, khách hàng có cảm nhận chất lượng không đạt.

Biến thiên chỉ có thể mô tả theo thuật ngữ thống kê, phương pháp thống kê đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng. Khi ứng dụng các phương pháp thống kê trong kiểm soát chất lượng, dữ kiện chất lượng thường được phân làm hai loại là dữ kiện biến số và dữ kiện thuộc tính. Dữ kiện biến số thường ở dạng các số đo liên tục, dữ kiện thuộc tính thường ở dạng rời rạc như số đếm.

Các đặc tính chất lượng được đánh giá qua các thông số kỹ thuật là giá trị mong muốn của đặc tính chất lượng. Giá trị mong muốn này còn gọi là giá trị danh định hay mục tiêu. Giá trị mục tiêu thường giới hạn trong một khoảng, và chất lượng sản phẩm được xem là không bị ảnh hưởng khi đặc tính chất lượng nằm trong khoảng này. Giới hạn trên của khoảng này được gọi là giá trị cực đại cho phép (Upper specification limit - USL) và giới hạn dưới của khoảng này được gọi là giá trị cực tiểu cho phép (Lower specification limit - LSL).

Khi một đặc tính không nằm trong giới hạn cho phép, ta nói đặc tính không phù hợp. Sản phẩm có đặc tính không phù hợp là sản phẩm không phù hợp, tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng được. Một sản phẩm là hư hỏng khi có những đặc tính không phù hợp nghiêm trọng đến mức không sử dụng được.

Kiểm soát chất lượng bằng thống kê SQC bao gồm các phương pháp:

- Lấy mẫu kiểm định

- Kiểm soát quá trình bằng thống kê - Thiết kế thực nghiệm.

Lấy mẫu kiểm định: lấy mẫu một số đơn vị sản phẩm chọn ngẫu nhiên từ

một lô sản phẩm, sau đó mẫu được kiểm tra và quyết định hủy bỏ hay chấp nhận lô sản phẩm này. Phương pháp thường được dùng ở hai điểm dòng nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra. Phần lấy mẫu kiểm định cũng sẽ được phân tích ở các chương sau.

Kiểm soát quá trình bằng thống kê SPC nhằm đo lường, giám sát, điều chỉnh quá trình, giữ các đặc tính chất lượng trong giới hạn cho phép. Một công

cụ quan trọng của kiểm soát quá trình bằng thống kê là biểu đồ kiểm soát sẽ được bàn kỹ ở các chương sau.

Thiết kế thực nghiệm là một công cụ kiểm soát chất lượng gián tiếp nhằm

phát hiện các biến quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng của quá trình. Phương pháp thay đổi có hệ thống các biến vào điều khiển được, xác định ảnh hưởng lên các đặc tính chất lượng ở đầu ra, từ đó xác định mức đầu vào nhằm tối ưu quá trình.

Một tổ chức sản xuất theo thời gian thường bắt đầu sử dụng phương pháp lấy mẫu kiểm định sau đó là phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê và cuối cùng là phương pháp thiết kế thực nghiệm; biến thiên quá trình sản xuất sẽ giảm theo trình tự sử dụng các phương pháp trên.

2.3 MÔ HÌNH HÓA VAØ SUY DIỄN CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH

Chất lượng tỷ lệ nghịch với biến thiên, cải tiến chất lượng là giảm biến thiên của quá trình và trong sản phẩm. Các công cụ thống kê có thể dùng để mô tả định lượng biến thiên đặc tính chất lượng khi có tập dữ kiện của đặc tính chất lượng. Các công cụ thống kê mô tả bao gồm:

- Đồ thị thân lá - Tần đồ - Biểu đồ hộp.

Đồ thị thân lá là công cụ thống kê khảo sát biến thiên, đồ thị thân lá phân

tích dữ kiện theo các thành phần thân là các chữ số đầu của dữ liệu, lá là phần chữ số còn lại, tần suất là số lần quan sát. Đồ thị thân lá cho cái nhìn về hình dạng, biến thiên, xu hướng dữ kiện.

Tần đồ là phân bố tần suất hay phân bố thực nghiệm trình bày dữ liệu

theo tần suất quan sát. Tần đồ cho phép quan sát hình dáng, vị trí khuynh hướng, mức độ phân tán của tập dữ kiện. Các thông tin định lượng từ phân bố thực nghiệm bao gồm trung bình mẫu, phương sai mẫu và độ lệch chuẩn của mẫu.

Biểu đồ hộp trình bày các điểm tứ phân vị Q1, Q2, Q3, các giá trị cực trị

của tập dữ kiện. Biểu đồ hộp cho phép quan sát các đặc tính quan trọng của tập dữ kiện như vị trí, tính đối xứng, tính biến thiên. Các điểm bất thường biểu đồ hộp còn dùng trong so sánh đồ thị các tập dữ kiện.

Các phân bố xác suất cũng có thể dùng mô hình hóa hay mô tả đặc tính chất lượng quá trình. Phân bố xác suất bao gồm:

- Phân bố rời rạc - Phân bố liên tục.

Các phân bố rời rạc thường dùng trong kiểm soát chất lượng bao gồm phân bố siêu hình, phân bố nhị phân, phân bố Poisson, phân bố Pascal. Phân bố siêu hình thường dùng khi thiết lập các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng hay khi nhập hàng. Phân bố nhị thức dùng mô tả tỷ lệ hư hỏng mẫu. Phân bố Poisson ứng dụng cho mọi hiện tượng ngẫu nhiên xảy ra trong một đơn vị diện tích, thể tích, thời gian... như số lỗi trong một đơn vị sản phẩm, số mối hàn bị lỏng trong một bảng vi mạch... Phân bố Pascal là phân bố tổng quát của các phân bố nhị thức âm, phân bố hình học. Phân bố nhị thức âm thường dùng để theo dõi số lỗi trong một đơn vị sản phẩm.

Các phân bố liên tục thường dùng trong kiểm soát chất lượng bao gồm phân bố chuẩn, phân bố mũ, phân bố Gamma, phân bố Weibull. Phân bố mũ dùng nhiều trong kỹ thuật tin cậy, mô hình thời gian hư hỏng hệ thống. Phân bố Gamma còn được gọi là phân bố Erlang là tổng của các phân bố mũ. Phân bố Weibull sử dụng phổ biến trong kỹ thuật tin cậy, mô hình thời gian hư hỏng của phần tử và hệ thống.

Phân bố xác suất được dùng để mô hình hóa hay mô tả đặc tính quá trình. Các tham số phân bố và các tham số quá trình thường được giả sử là biết trước, điều này là không thực tế. Một cách tổng quát, tham số quá trình là không biết trước và biến thiên theo thời gian, cần các phương pháp ước lượng tham số phân bố từ đó suy diễn chất lượng quá trình, ra quyết định các vấn đề liên quan. Các phương pháp này rất quan trọng và được phân tích trong các giáo trình xác suất thống kê bao gồm ước lượng tham số và kiểm định giả thiết.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

2.1 Đặctính chất lượng và thông số kỹ thuật?

2.2 Nguyên nhân biến thiên và mục tiêu kiểm soát quá trình?

Chương 3

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê nguyễn như phong (Trang 27 - 31)