Giá vốn hàng
bán bị trả lại 111,112
vào tài khoản này số giảm giá cho phép đã được ghi trên hóa đơn và đã được trừ vào tổng trị giá hàng bán ghi trên hóa đơn. Trong kỳ hạch toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên nợ tài khoản 532. Cuối kỳ, khoản hàng bán bị trả lại này được kết chuyển vào 511 để xác định doanh thu thuần.
2.4.6. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
NV1: Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh thực tế trong kỳ hạch toán:
Nợ T K 521 Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
Có TK131 Số tiền trừ vào số tiền khách hàng còn nợ (Có TK 111 Tiền mặt)
NV2: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh thực tế trong kỳ.
Nợ TK 511Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 Chiết khấu thương mại
NV3: Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, ghi giảm giá vốn số hàng hóa bán ra.
Nợ TK 156 Hàng hóa
Có TK 632 Giá vốn hàng bán
NV4: Khi thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại. Nợ TK 531 Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Có TK 111 Tiền mặt
(Có TK 131 Tổng số tiền thanh toán trừ vào nợ phải thu của KH)
NV5: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ trị giá hàng bán bị trả lại phát sinh thực tế trong kỳ.
Nợ TK 511Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531 Hàng bán bị trả lại
NV6 : Khi có chứng từ xác nhận khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán kém phẩm chất, sai quy cách hợp đồng.
Nợ TK 532 Giảm giá hàng bán Nợ TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111 Tiền mặt
(Có TK 131 Tổng số tiền thanh toán trừ vào nợ phải thu của KH)
NV7: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ trị giá khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế trong kỳ.
Nợ TK 511Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 532 Giảm giá hàng bán
2.5. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi2.5.1. Khái niệm 2.5.1. Khái niệm
Trong thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có những khoản phải thu mà người nợ khó trả nợ hoặc không trả nợ. Các khoản tiền nợ của những khách hàng này gọi là nợ phải thu khó đòi. Doanh nghiệp dự kiến khoản phải thu khó đòi tính trước vào chi phí gọi là khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Dự phòng phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
Để đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, cuối niên độ kế toán – tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải dự kiến số nợ phải thu có khả năng khó đòi, căn cứ trên những bằng chứng đáng tin cậy để tính trước vào chi phí kinh doanh. Số tính trước này gọi là dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Về nguyên tắc, căn cứ để lập nợ phải thu khó đòi là: nợ phải thu quá hạn ghi trong hợp đồng kinh tế, các kế ước vay nợ, các bảng thanh lý hợp đồng, các cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng không trả hoặc là những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán, nhưng khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, mất tích, bỏ trốn.
Theo quy định, khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi kế toán phản ánh vào tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
2.5.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: 139 (Dự phòng phải thu khó đòi)
Nợ Tài khoản 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi ” Có Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại đầu kỳ.
Hoàn nhập dự phòng khoản phải thu khó đòi. Các khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng được xử lý.
Số dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng số phát sinh nợ. Tổng số phát sinh có. Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ.
Cuối hoặc giữa niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ các khoản phải thu được xác định là không chắc chắn đòi được, kế toán trích lập dự phòng.
Nợ TK 6426 Chi phí dự phòng
Có TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi
Sang niên độ hoặc kỳ kế toán sau, kế toán cũng xác định mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập.
• Nếu mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi năm trước còn lại, kế toán tiến hành trích lập phần chênh lệch:
Nợ TK 6426 Chi phí dự phòng
Có TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi
• Nếu mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi năm trước còn lại, kế toán tiến hành hoàn nhập phần chênh lệch:
Nợ TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 6426 Chi phí dự phòng
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, doanh nghiệp sẽ tiến hành xóa nợ. Việc xóa nợ phải theo chế độ chính sách tài chính hiện hành, căn cứ vào quyết định xóa nợ kế toán ghi:
Nợ TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi(Nếu đã trích lập dự phò Nợ TK 6426 Chi phí dự phòng(Chưa trích lập dự phòng)
Có TK 131 Phải thu của khách hàng Đồng thời:
Nợ TK 004 Nợ khó đòi đã xử lý
Các khoản nợ khó đòi xác định là không đòi được nhưng khách hàng lại trả.
Nợ TK 111 Tiền mặt Có TK 711 Thu nhập khác
Đồng thời:
Có TK 004 Nợ khó đòi đã xử lý
2.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh2.6.1. Khái niệm: 2.6.1. Khái niệm:
Sau một kỳ kế toán, cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời. Chú ý tới nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.
Doanh thu hoạt động tài chính: phát sinh từ các giao dịch mà doanh nghiệp tiến hành, thuộc hoạt động tài chính như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, các khoản liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính khác.
Chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến giá vốn của lượng sản phẩm tiêu thụ và lượng dịch vụ đã cung cấp, cùng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho lượng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ.
Chi phí hoạt động tài chính: là những khoản chi phí phát sinh từ các giao dịch mà doanh nghiệp tiến hành, thuộc hoạt động tài chính như: lãi tiền vay, chi phí sử dụng bản quyền, số lỗ đầu tư chứng khoán và đầu tư tài chính khác và các khoản chi phí liên quan.
Chi phí khác: là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính. VD: chi phí thanh lý tài sản cố định, chi phí môi giới, dịch vụ…