Khoảng 15-25% các bệnh nhân UTPKTBN có mang đột biến gen KRAS. Trong các nghiên cứu lâm sàng, đột biến codon 12 và 13 của KRAS đã đƣợc chứng minh là yếu tố gây kháng nguyên phát với các thuốc ức chế EGFR [49], [157], [158]. Hơn 95% trƣờng hợp đột biến KRAS xảy ra ở codon 12 và 13 của exon 2; các đột biến KRAS tại codon 61 và 146 rất hiếm gặp và ý nghĩa lâm sàng cũng chƣa rõ ràng [159]. Trong nghiên cứu này, exon 2 của gen KRAS, là vùng chứa codon 12 và 13 đƣợc xác định đột biến bằng kỹ thuật giải trình tự gen và Scorpion ARMS. Trên 181 bệnh nhân đƣợc khảo sát đột biến gen KRAS, có 28 trƣờng hợp mang đột biến ở codon 12 hoặc codon 13, chiếm 15,5%. Tỷ lệ này tƣơng đồng với nhiều nghiên cứu trƣớc đây (Bảng 4.4). Tỷ lệ đột biến codon 12 và 13 của exon 2 gen KRAS trong bệnh UTPKTBN tại châu Á đã đƣợc báo cáo là thấp hơn các quốc gia Âu Mỹ [52], [160]. Tỷ lệ này trên ngƣời Việt Nam trong nghiên cứu cao hơn tỷ lệ trên ngƣời Trung Quốc và Triều Tiên [161], [162] có lẽ do nghiên cứu kết hợp 2 kỹ thuật giải trình tự và Scorpion ARMS giúp tìm ra nhiều đột biến hơn, không loại trừ đột biến gen KRAS có thể phổ biến hơn ở ngƣời Kinh. Ngoài các yếu tố về dịch tễ đã đƣợc xác định nhƣ chủng tộc, giới tính, thói quen hút thuốc và loại mô bệnh học, tỷ lệ đột biến gen KRAS còn chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố kỹ thuật tƣơng tự nhƣ đột biến gen EGFR.
Bảng 4.4. Tỷ lệ đột biến gen KRAS trong bệnh UTPKTBN ở một số nghiên cứu trên thế giới
Tác giả Chủng tộc Cỡ mẫu Kỹ thuật Tỷ lệ đột biến chung Đột biến codon 12 Đột biến codon 13 Miller VA (2008) [158] Âu Mỹ 80 Giải trình tự 22,5% - - Sun L (2011) [162]
Trung Quốc 160 Giải trình tự 5% 62,5% 37,5% Boch C (2013)
[135]
Âu Mỹ 552 Real-time PCR 15,4% 86% 14%
Sun J-M
(2013) [161]
Triều Tiên 484 Giải trình tự 8% 95% 5% Nghiên cứu
này (2014) Việt Nam 181
Giải trình tự và
Scorpion ARMS 15,5% 82,2% 17,8%
Trong những đột biến codon 12-13 exon 2 gen KRAS đã phát hiện trong nghiên cứu, đột biến codon 12 chiếm ƣu thế 82,2% với đột biến G12D chiếm tỷ lệ cao nhất 35,7%, kế đến là đột biến G12V với 17,8%. Đột biến G12C và G12A ít gặp hơn, tỷ lệ lần lƣợt là 14,3% và 10,7%. Đột biến G12S ít gặp nhất (3,6%). Đột biến codon 13 chỉ chiếm 17,8% và chỉ gồm 1 loại đột biến G13D. Các đột biến KRAS phát hiện trong nghiên cứu đều đã đƣợc báo cáo và có tỷ lệ tƣơng đồng trên cơ sở dữ liệu COSMIC [123]. Nghiên cứu không phát hiện đƣợc trƣờng hợp đột biến KRAS mới do chỉ tập trung vào codon 12-13, là vị trí có tỷ lệ đột biến cao nhất và có ý nghĩa trong điều trị đích. Chiều dài của đoạn gen đƣợc khảo sát không dài nên hầu nhƣ tất cả các đột biến tại đây đều đã đƣợc công bố.
Một điểm đáng quan tâm là nghiên cứu phát hiện đột biến KRAS trong nhóm có mang đột biến EGFR và nhóm không có đột biến EGFR (Bảng 3.10). Các nghiên cứu trƣớc đây thƣờng ghi nhận rằng đột biến gen KRAS
hiện diện trong những khối u có gen EGFR và ALK bình thƣờng, nói một cách khác là đột biến KRAS và các đột biến gen khác trong UTPKTBN loại trừ lẫn nhau [157], [163]. Tuy nhiên, khi ứng dụng kỹ thuật có độ nhạy cao để phát hiện đột biến KRAS, nhƣ kỹ thuật giải trình tự alen đột biến (mutant- allele sequencing), cũng có những nghiên cứu ghi nhận đột biến KRAS gặp trong những trƣờng hợp có đột biến EGFR và là nguyên nhân kháng erlotinib và gefitinib nguyên phát [164], [165]. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong UTPKTBN cần khảo sát đồng thời cả hai đột biến gen EGFR và KRAS để giúp chọn lựa bệnh nhân phù hợp cho điều trị đích bằng erlotinib và gefitinib.