Quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Quảng Ninh (Trang 60 - 65)

-

3.2.1. Quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung đã đưa cung - cầu hàng hóa/dịch vụ công cộng xích lại gần nhau, tạo ra cơ chế có tính chất thị trường trong cung cấp, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ công; tối đa hóa hiệu quả kinh tế, tăng sự thỏa mãn trong tiêu dùng, tăng sự sẵn sàng trong chi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ công (đóng góp cho NSNN).

Tăng cường kỷ luật tài chính, chính trị, thị trường, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cung cấp hàng hóa/dịch vụ công: khi mọi chi phí liên quan tới quyết định của chính quyền địa phương do nhân dân địa phương gánh chịu thì nhân dân địa phương sẽ có công cụ, áp lực để buộc chính quyền địa phương hoạt động một cách có trách nhiệm, phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân và khi chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các hệ quả do quyết định của họ gây ra, thì mới có thể có được các quyết định tốt nhất. Đây chính là nền tảng để thiết lập và duy trì kỷ luật tài khóa, chính trị đối với hoạt động của chính quyền địa phương, hướng tới bền vững NSNN. Cụ thể, tại Quảng Ninh, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và phân bổ dự toán ngân sách giai đoạn 2008 - 2012 được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của thời kỳ thực hiện phân cấp ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2007; Sửa đổi, bổ sung để khắc phục những tồn tại, bất cập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

trong công tác quản lý, điều hành ngân sách về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2005 - 2007.

Một số thay đổi về phân cấp nguồn thu bao gồm:

- Nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất các dự án do tỉnh quản lý được điều tiết 100% cho ngân sách cấp huyện để đầu tư cho các dự án và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện quản lý; Riêng thành phố Hạ Long điều tiết 90% về ngân sách tỉnh để đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh, 10% để lại cho thành phố để đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

- Nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất tại các huyện, thị xã, thành phố phải dành tối thiểu 10% để phục vụ cho công tác quản lý đất đai (Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rà soát đất đai và quy hoạch sử dụng đất, đo đạc bản đồ địa chính...), số còn lại được sử dụng để bố trí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp huyện.

- Từ năm 2008, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết được sử dụng để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội của địa phương, trong đó tập trung đầu tư các công trình về giáo dục, y tế; không sử dụng nguồn thu này vào mục đích khác.

- Thu phạt an toàn giao thông điều tiết về ngân sách tỉnh 90% để chi trả cho các đơn vị tham gia công tác giữ gìn TTATGT (thực hiện theo Thông tư số: 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính) dành 10% cho ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố chi cho lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý.

- Thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản: Về nguyên tắc số thu trên địa phương nào được đầu tư trở lại địa phương đó:

+ Đối với nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản khác (ngoài than) được điều tiết 100% về ngân sách huyện, thị xã, thành phố;

+ Đối với nguồn thu từ hoạt động khai thác than được điều tiết về ngân sách huyện theo tỷ lệ 30% đối với các huyện Đông Triều, Hoành Bồ và 10% đối với thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và thành phố Uông Bí để các địa phương chủ động bố trí đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn; số còn lại tập trung về tỉnh để đầu tư trở lại theo danh mục dự án được duyệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Đối với khoản thu lệ phí trước bạ tàu, thuyền, xe máy, ô tô từ năm 2008 thực hiện điều tiết 100% cho ngân sách huyện.

- Từ năm 2008, bãi bỏ: Phí tham quan danh thắng Yên Tử và đền Cửa ông, ngân sách tỉnh sẽ cân đối đảm bảo cho hoạt động của Ban quản lý di tích.

- Phí nước thải vệ sinh môi trường được điều tiết 100% về ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng dự án nước thải vệ sinh môi trường, nạo vét hệ thống cống rãnh thoát nước, cải tạo phục vụ cho dự án thoát nước khu vực thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả.

- Phí tham quan Vịnh Hạ Long từ năm 2008, toàn bộ số thu sau khi trừ các chi phí hợp lý: in vé, nộp bảo hiểm, chi thường xuyên cho bộ máy quản lý, số còn lại được thực hiện theo cơ chế sau:

+ 30% hỗ trợ thành phố Hạ Long để đầu tư cơ sở hạ tầng theo cơ chế bổ sung có mục tiêu theo danh mục các dự án đầu tư để chỉnh trang đô thị và bảo vệ môi trường ven bờ Vịnh Hạ Long và một phần cho quảng bá du lịch của thành phố.

+ 5% đến 10% tuỳ theo khả năng của từng năm để bổ sung cho quỹ quảng bá du lịch của tỉnh.

+ Số còn lại từ 60 đến 65% được dành toàn bộ để bố trí chi đầu tư tôn tạo Vịnh Hạ Long.

- Đối với quản lý chi sự nghiệp y tế xã, phường, thị trấn giao cho Uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn (có thể giao cho phòng y tế quản lý ).

Đối với ngân sách cấp huyện và xã:

b1/ Đối với các huyện: Cô Tô, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Vân Đồn, Hoành Bồ, Yên Hưng, Đông Triều và thành phố Uông Bí:

- Các khoản thu được điều tiết 100% cho ngân sách cấp huyện và cấp xã, bao gồm:

+ Thu cấp quyền sử dụng đất các dự án thuộc tỉnh và huyện quản lý . + Thuế môn bài.

+ Thuế tài nguyên thu từ doanh nghiệp nhà nước tỉnh, huyện quản lý. + Các khoản thu sự nghiệp thuộc cấp huyện, xã quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Phí và lệ phí do cấp huyện, xã quản lý (trừ phí bảo vệ môi trường thu từ hoạt động khai thác khoáng sản than).

+ Thuế nhà đất.

+ Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước (trừ tiền cho thuê mặt đất, mặt nước thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ).

+ Tiền cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cấp huyện quản lý. + Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

+ Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước do cấp huyện quản lý.

+ Lệ phí trước bạ cấp huyện quản lý (bao gồm cả lệ phí trước bạ tàu, thuyền, xe máy). + Các khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (trừ thuế GTGT, thuế TNDN và thuế tiêu thụ đặc biệt ).

+ Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản… + Thu tiền bán cây đứng.

+ Thu chuyển nhượng và bán tài sản do cấp huyện quản lý.

+ Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách cấp huyện, xã năm trước sang ngân sách cấp huyện, xã năm sau.

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

+ Các khoản viện trợ cho ngân sách cấp huyện, xã.

+ Thu kết dư ngân sách và thu khác ngân sách thuộc cấp huyện, xã quản lý. - Các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp huyện, cấp xã và ngân sách Trung ương bao gồm:

+ Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp nhà nước tỉnh, huyện quản lý và khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp nhà nước tỉnh, huyện quản lý và khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ doanh nghiệp nhà nước tỉnh, huyện quản lý và khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh.

b2/ Đối với thành phố Hạ Long, Móng Cái và Cẩm Phả: - Những khoản thu được điều tiết 100%, gồm:

+ Thu cấp quyền sử dụng đất các dự án thuộc tỉnh, huyện quản lý (trừ thành phố Hạ Long được hưởng 10% các dự án thuộc tỉnh quản lý).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Thuế môn bài.

+ Thuế tài nguyên thu từ doanh nghiệp nhà nước huyện quản lý. + Các khoản thu sự nghiệp thuộc cấp huyện, xã quản lý.

+ Phí và lệ phí do cấp huyện, xã quản lý (trừ phí bảo vệ môi trường thu từ hoạt động khai thác khoáng sản ).

+ Thuế nhà đất.

+ Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước (trừ tiền cho thuê mặt đất, mặt nước thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

+ Tiền cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cấp huyện quản lý. + Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

+ Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước thuộc cấp huyện quản lý.

+ Lệ phí trước bạ cấp huyện quản lý (bao gồm cả lệ phí trước bạ tàu, thuyền, xe máy).

+ Các khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (trừ thuế GTGT, thuế TNDN và thuế tiêu thụ đặc biệt).

+ Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản… + Thu tiền bán cây đứng.

+ Thu chuyển nhượng và bán tài sản do cấp huyện quản lý.

+ Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách cấp huyện, xã năm trước sang ngân sách cấp huyện, xã năm sau.

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (nếu có). + Các khoản viện trợ cho ngân sách cấp huyện, xã.

+ Thu kết dư ngân sách và thu khác ngân sách thuộc cấp huyện, xã quản lý. - Các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã bao gồm:

+ Thuế giá trị gia tăng thu từ Doanh nghiệp Nhà nước tỉnh, huyện quản lý. + Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ Doanh nghiệp nhà nước tỉnh, huyện quản lý. + Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Thu cấp quyền sử dụng đất các dự án thuộc tỉnh quản lý.

+ Riêng TP Móng Cái được điều tiết thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

b3/ Đối với ngân sách cấp xã (bao gồm: xã, phường, thị trấn) - Những khoản thu được điều tiết 100% gồm:

+ Thuế nhà đất cấp xã quản lý.

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp cấp xã quản lý . + Thuế môn bài thu từ cá nhân và hộ kinh doanh. + Thu sử dụng quỹ đất công ích.

+ Thu sự nghiệp và các khoản thu khác do xã, phường, thị trấn quản lý. + Thu phí và lệ phí do cấp xã quản lý.

+ Lệ phí trước bạ nhà đất thuộc cấp xã quản lý.

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất thuộc cấp xã quản lý. + Uỷ nhiệm thu cho ngân sách xã.

- Các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp xã và các cấp ngân sách TW, tỉnh, huyện gồm:

+ Thuế giá trị gia tăng thu từ khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh. + Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh. + Thuế tài nguyên thu từ khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh. + Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Quảng Ninh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)