-
4.2.1. Bổ sung, hoàn thiện một số quy chế để tăng cường khả năng kiểm
của HĐND địa phương
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND, việc quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết toán NSĐP là một trong những quyền hết sức cơ bản của HĐND các cấp trong lĩnh vực ngân sách. Để HĐND thực sự phát huy được quyền và nghĩa vụ này cần sửa đổi các quy định ràng buộc HĐND vào quá nhiều cơ quan quản lý cấp trên. Chẳng hạn như quy định HĐND phải căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp trên giao mới quyết định dự toán ngân sách của mình, hoặc chủ tịch UBND cấp trên có quyền yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách (điều 53 luật NSNN).
- Cải tiến phương thức lập dự toán và thảo luận dự toán giữa TW- Địa phương, tránh tình trạng địa phương lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao, Trung ương thì ngược lại (cũng có nhiều trường hợp không sát thực tế). Từ đó, trong quá trình thảo luận, bảo vệ kế hoạch tình trạng "thiếu dân chủ" xảy ra. Dự toán được duyệt không sát với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- Một cải tiến có tính nguyên tắc của Luật ngân sách năm 2002 là chuyển từ chế độ "hạn mức" sang chế độ cấp phát theo "dự toán". Tuy nhiên qui trình phân bổ hiện nay vẫn còn mang dáng dấp của cấp phát hạn mức nhất là vào dịp cuối năm: Do đó cản trở việc phát huy tính chủ động của địa phương.
- Tạo cơ chế phù hợp để cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát quyết toán ngân sách (Tài chính) và cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát chi, cho thanh toán (Kho bạc) phải quan hệ chặt chẽ khắc phục tình trạng tách rời giữa 2 khâu này.
- Xem xét lại quy trình chi theo dự toán trực tiếp từ kho bạc Nhà nước và trách nhiệm kiểm soát chi của kho bạc để ngăn chặn chi tiêu không hợp lý.
- Xem lại qui định điều chỉnh dự toán trong nội bộ 1 mục và khả năng san sẻ giữa các nhóm sử dụng trong dự toán kinh phí.