Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 77 - 83)

78

Theo nhƣ phân tích ở trên, môi trƣờng ở các làng nghề đã bị ô nhiễm và đang có xu hƣớng suy giảm về chất lƣợng. Trong khi đó, điều kiện vệ sinh lao động, vệ sinh môi trƣờng của cƣ dân làng nghề không đƣợc đảm bảo. Trên thực tế hầu hết ngƣời lao động không đƣợc trang bị các phƣơng tiện bảo hộ lao động cho dù là đơn giản nhất. 100% làng nghề ở Bắc Ninh không có chƣơng trình cấp nƣớc sạch. Cƣ dân làng nghề phải dùng nƣớc giếng khoan, giếng đào phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt. Chính vì vậy, môi trƣờng bị ô nhiễm đã ảnh hƣởng đến sức khoẻ, gây nên một số bệnh nhƣ bệnh về đƣờng hô hấp, bệnh đƣờng ruột, bệnh da liễu, thậm chí bệnh ung thƣ, bệnh thần kinh… Mặt khác, sản xuất làng nghề không tách rời khu dân cƣ nên môi trƣờng bị ô nhiễm không chỉ ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời trực tiếp tham gia sản xuất mà cả những ngƣời dân sống trong làng. Điều này khiến cho số ngƣời mắc các loại bệnh kể trên chiếm tỷ lệ cao.

Theo thống kê sơ bộ của trạm y tế xã Phong Khê, nơi có làng nghề sản xuất giấy phát triển, đặc biệt là thôn Dƣơng ổ, hiện có hơn 30% số ngƣời mắc các bệnh về đƣờng hô hấp, bệnh da liễu, bệnh đƣờng ruột… Những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh này tăng lên nhanh chóng. Năm 2001 có 200 lƣợt ngƣời đến khám thì tất cả đều mắc các bệnh trên. Chỉ tính riêng tháng 6 năm 2002 có 60 ngƣời đến khám thì tất cả đều mắc bệnh. Đến năm 2004 thì số ngƣời mắc bệnh lên đến gần 400 ngƣời. Theo nhƣ nhận định của nhân viên trạm y tế thì số ngƣời mắc bệnh ngày càng tăng là do sự tác động mạnh của môi trƣờng đã bị ô nhiễm trầm trọng.

Tại làng nghề giấy Dƣơng Ổ có 73% khu vực dân cƣ bị ô nhiễm bởi khói than, 60% bị ô nhiễm bởi bụi và 40% bị ô nhiễm nƣớc. Cuộc sống của ngƣời dân nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn …, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân. Số ngƣời mắc các bệnh đau họng, ngạt mũi, ho, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… chiếm tỷ lệ từ 16 đến 53,7%. Ở thôn Dƣơng Ổ, tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da, bệnh phổi chiếm tới 40% tổng số ngƣời mắc các bệnh của toàn xã [6]. Tỷ lệ ngƣời dân làng nghề tái chế giấy Phong Khê mắc các bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, bệnh thần kinh... rất cao và không có sự khác biệt lớn giữa ngƣời trực tiếp sản xuất

79

và ngƣời không trực tiếp sản xuất (bảng 28). Tình hình sức khoẻ của ngƣời dân làng giấy Phong Khê đƣợc thể hiện qua bảng 27.

Bảng 27: Tình hình sức khoẻ của ngƣời dân làng giấy Phong Khê

Các bệnh và các triệu trứng Tỷ lệ (%) Các bệnh và các triệu trứng Tỷ lệ (%)

Bệnh tai, mũi, họng Bệnh da liễu

Ngạt mũi 40,0 Ngứa 42,3

Chảy nƣớc mắt 37,3 Nổi mẩn 39,0

Khản họng 38,7 Khô, nứt da 14,7

Khô họng 45,7 Trợt, loét da 30,7

Đau họng 32,0 Nƣớc ăn chân tay 40,7

Bệnh hô hấp Nốt phỏng 9,0

Ho 36,0 Bệnh thần kinh

Khạc đờm 39,7 Mất ngủ 44,7

Tức Ngực 29,7 Hoa mắt, chóng mặt 53,0

Cảm giác ngạt thở 31,3 Đau đầu 53,7

Cảm giác khó thở 26,7 Giảm tập trung 25,7

Thở khò khè 11,0 Giảm trí nhớ 31,0

Sốt 18,3 Giảm sức nghe 33,7

Bệnh về mắt Đau mỏi cơ khớp 52,3

Ngứa cộm mắt 45,0 Bệnh tiêu hoá

Chảy nƣớc mắt 32,3 Chán ăn 43,7

Nhìn mờ 34,3 Buồn nôn 10,3

Mắt đỏ 40,7 Khó tiêu 12,0

Đau bụng 24,0

RL đại tiện 17,3

80

Bảng 28: So sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa ngƣời trực tiếp sản xuất và ngƣời không trực tiếp sản xuất ở làng giấy Phong Khê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các bệnh và các triệu trứng Tỷ lệ (%) Các bệnh và các triệu trứng Tỷ lệ (%) Ngƣời trực tiếp SX Ngƣời không trực tiếp SX Ngƣời trực tiếp SX Ngƣời không trực tiếp SX

Bệnh tai, mũi, họng Bệnh da liễu

Ngạt mũi 41,28 38,0 Ngứa 43,6 41,0

Chảy nƣớc mắt 39,53 34,0 Nổi mẩn 37,21 41,0

Khản họng 42,44 34,0 Khô, nứt da 14,53 15,0

Khô họng 47,67 43,0 Trợt, loét da 38,37 20,0

Đau họng 27,33 38,0 Nƣớc ăn chân tay 51,16 27,0

Bệnh hô hấp Nốt phỏng 11,63 5,5 Ho 37,21 34,0 Bệnh thần kinh Khạc đờm 45,35 32,0 Mất ngủ 43,02 47,0 Tức Ngực 31,98 27,0 Hoa mắt, chóng mặt 56,4 28,0 Cảm giác ngạt thở 33,72 28,0 Đau đầu 56,4 50,0

Cảm giác khó thở 30,23 22,0 Giảm tập trung 24,42 27,0

Sốt 18,02 19,0 Giảm trí nhớ 29,65 33,0

Giảm sức nghe 38,95 27,0

Bệnh về mắt Đau mỏi cơ khớp 51,16 54,0

Ngứa cộm mắt 45,93 44,0 Bệnh tiêu hoá

Chảy nƣớc mắt 32,56 32,0 Chán ăn 38,95 50,0

Nhìn mờ 32,56 37,0 Buồn nôn 12,79 7,0

Mắt đỏ 38,37 44,0 Khó tiêu 13,37 10,0

Đau bụng 28,49 18,0

RL đại tiện 20,35 13,0

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khoa học y tế cộng đồng-2001) Nhƣ vậy có thể thấy tác động của môi trƣờng đến sức khoẻ cộng đồng ở làng giấy Dƣơng ổ trên diện rộng. Mọi ngƣời sống trong làng đều bị ảnh hƣởng bất kể có tham gia sản xuất hay không. Điều này thực sự nguy hiểm đặc biệt đối với ngƣời già và trẻ em.

81

Môi trƣờng làng nghề ô nhiễm không chỉ ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời dân, mà còn tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của xã.

Sự tăng trƣởng kinh tế và những thay đổi tại làng nghề không phải là hoàn toàn tích cực. Cùng với sự tăng trƣởng, phát triển kinh tế đối với cộng đồng địa phƣơng và vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, vấn đề sức khoẻ tại làng nghề Phong Khê đã xuất hiện nhƣ một cái gì đó tất yếu của sự phát triển; và ngƣời dân trong làng nghề đang phải chấp nhận sống trong điều kiện ô nhiễm về mặt môi trƣờng để đổi lại sự thu nhập về mặt kinh tế.

Đến làng Dƣơng ổ - xã Phong Khê, hầu hết những thửa ruộng dọc theo chiều dài gần 200m của mƣơng tiêu nƣớc đã trở thành ao chứa một thứ nƣớc thải đen kịt và đặc sệt do chứa quá nhiều hóa chất và bột giấy. Những thửa ruộng này đang phải bỏ hoang trong vài năm nay vì không thể trồng đƣợc một loại cây gì đem lại năng suất, dù chỉ ở mức thấp nhất. Hiện nay, việc tăng cƣờng và mở rộng sản xuất, các hộ dân tự ý xây dựng nhà xƣởng sản xuất ở khu vực Đồng Ngòi, Đồng Dé, Đồng Lũng… đã thải trực tiếp nƣớc thải ra mƣơng và chảy tràn vào các thửa ruộng ở lân cận. Hàng chục hécta đồng ruộng sẽ không thể sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình đang lâm vào tình trạng không có đất sản xuất, năng suất sản xuất không cao, chất lƣợng sản phẩm kém chất lƣợng.... Các bãi rác trong làng luôn ở trong tình trạng đƣợc đốt cháy âm ỉ trong nhiều ngày làm cho bầu không khí trong làng trở nên ngột ngạt và một điều đáng lƣu ý là trong thành phần của rác thải chứa rất nhiều nilon, băng dính, keo, nhựa… trong quá trình đốt cháy thủ công sinh ra các khí độc, trong đó có khí đioxin là tác nhân gây ung thƣ.

Bệnh phổ biến của làng nghề sắt thép Đa Hội, làng nghề đúc nhôm chì Văn Môn là các bệnh về hô hấp, bụi phổi và bệnh về thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sự phát thải khí độc, nguồn nhiệt cao và bụi kim loại từ các lò đúc, nấu kim loại,... trong quá trình sản xuất.

Làng nghề Văn Môn đúc nhôm, chì, kẽm với tỷ lệ các bệnh về hô hấp chiếm 44%, bệnh ngoài da chiếm 13,1% (trên tổng số ngƣời đến khám chữa bệnh tại địa phƣơng) [1].

82

Ở làng cô đúc nhôm Mẫn Xá (xã Văn Môn - huyện Yên Phong), lƣợng khí thải phát sinh do đốt than rất lớn. Đặc biệt quá trình nấu chảy phế liệu sinh ra các khí từ kim loại, khí từ nhựa, dầu mỡ và các loại hoá chất làm cho không khí có mùi rất khó chịu. Theo báo cáo của trung tâm y tế Yên Phong thì bệnh hô hấp ở Văn Môn chiếm 46,8% trong tổng số các loại bệnh. Tuổi thọ trung bình của dân trong xã thấp hơn so với trƣớc đây và so với các xã khác, số ngƣời chết vì bệnh ung thƣ cao [5].

Theo [5], tỷ lệ học sinh lớp 6 và lớp 9 ở Văn Môn mắc các bệnh về đƣờng hô hấp rất cao (bảng 29), trong đó cao nhất ở thôn Mẫn Xá. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì Mẫn Xá là nguồn phát thải.

Bảng 29: Tỷ lệ mắc các bệnh đƣờng hô hấp của học sinh lớp 6 và lớp 9 ở Văn Môn

Bệnh đƣờng hô hấp Nam (%) Nữ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hô hấp trên 23 19,5

Kích thƣớc đƣờng hô hấp 36,7 31,0

Đƣờng hô hấp dƣới 36,7 24,9

Đƣờng hô hấp chung 49,7 40,1

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khoa học y tế cộng đồng-2000) Khảo sát thực tế cho thấy, sức khoẻ của ngƣời lao động tại các lò cô đúc nhôm bị giảm sút vì họ phải tiếp xúc với nhiệt độ cao, khói bụi từ 8 – 10 giờ trong 1 ngày. Nhiều lò cô đúc nhôm phải ngừng hoặc thu hẹp sản xuất vì công nhân nghỉ làm do ốm. Khi đƣợc hỏi nhiều ngƣời lao động cho rằng họ ý thức đƣợc là có độc hại nhƣng vì không có việc làm và đã quen với môi trƣờng đó.

Làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội có tỷ lệ ngƣời lao động bị mắc bệnh mãn tính tƣơng đối cao (khoảng 29%). Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh đau, khô họng ở nghề đúc là 31,7% và nghề cán là 31% (trên tổng số ngƣời đến khám chữa bệnh tại địa phƣơng) [1]. Nguyên nhân do ngƣời lao động trong các nghề này tiếp xúc nhiều hơn với nhiệt độ cao và hơi khí độc. Việc tiếp xúc với bụi với hàm lƣợng cao và trong thời gian dài cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh đƣờng hô hấp mãn tính cho ngƣời lao động tại làng nghề này.

83

Bên cạnh những vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, các nguy cơ tai nạn thƣơng tích đối với ngƣời lao động tại các làng nghề cũng rất cần đƣợc quan tâm. Những tai nạn lao động nhƣ nổ lò, điện giật, bỏng, ngã, gãy tay, vật nặng đè cũng đáng báo động. Theo một nghiên cứu năm 1999, cho thấy tỷ lệ tai nạn lao động tại làng nghề Đa Hội lên tới 56,9% [1].

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 77 - 83)