Hiện trạng sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 34 - 37)

Đa Hội thuộc xã Châu Khê - Từ Sơn - Bắc Ninh, là một làng nghề kim khí nổi tiếng từ xa xƣa. Hiện nay, qui mô phát triển nghề tái chế, sản xuất thép tại thôn Đa Hội đã phát triển ra các thôn khác trong xã: Đa Vạn, Song Tháp, Trịnh Xá, Trịnh Nguyễn, Đồng Phúc với tổng cộng 974 hộ sản xuất gồm các nghề đúc phôi thép, cán thép, mạ, làm đinh, đan lƣới thép....

Cũng giống nhƣ các làng nghề khác, công nghệ sản xuất tại làng nghề Đa Hội là sự kết hợp giữa kinh nghiệm, sự học hỏi và sáng tạo của con ngƣời cùng với sự giúp đỡ của hệ thống cơ khí, máy móc... Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là sắt, thép phế liệu các loại đƣợc thu mua từ các vùng lân cận nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên... trải qua một số công đoạn gia công, xử lý bề mặt... các sản phẩm đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng. Tổng hợp khối lƣợng nguyên liệu đƣợc sử dụng tại làng nghề Đa Hội nhƣ bảng 5.

Bảng 5: Khối lƣơ ̣ng nguyên liê ̣u sƣ̉ du ̣ng tại làng nghề Đa Hội

STT Loại nguyên liệu sử dụng Đơn vị Khối lƣợng

1 Nguyên liệu chính (sắt, thép phế liệu...) Tấn/năm 350000 2 Mangan (sử dụng trong quá trình đúc) Tấn/năm 4800 3 Silíc (sử dụng trong quá trình đúc) Tấn/năm 4600 4 Nhôm (sử dụng trong quá trình đúc) Tấn/năm 4800 5 Kẽm (sử dụng trong quá trình mạ) Kg/năm 500

6 axít H2SO4 Kg/năm 94000

7 NaOH Kg/năm 1000

35

Hình 4: Qui trình tái chế sắt thép phế liệu và nguồn gây ô nhiễm ở làng nghề Đa Hội [9]

Hơi axit, hơi kiềm Nƣớc thải chứa hoá chất Phân loại Mạ kẽm Lò ủ thép Mạ quay Máy làm đinh

Rút dây thép cuộn Hàn chập Thép cuộn Máy cán Lò nung Máy cắt hơi, cóc Thép tấm cũ, mới Phôi thép ngoại nhập Cắt mỏ, hàn hơi Thép phế liệu Lò điện Khuôn Phôi đúc

Nguyên liệu săt thép phế liê ̣u

Thép dẹt Máy đột dập Thép xây dựng đƣờng kính lớn 10 – 50 mm Thép dây buộc Đinh Than Khói hàn Nhiệt

Bụi, tiếng ồn, khí thải

Bụi, tiếng ồn, khí thải, nhiê ̣t Bụi, tiếng

ồn

Bụi, tiếng ồn Bụi, nhiê ̣t, khí

thải Bụi,chất thải rắn Bụi, tiếng ồn Than Nƣớc, hoá chất Bụi, tiếng ồn tiếng ồn

36

Tổng sản lƣợng sắt thép của toàn xã lên tới trên 2000 tấn/ngày và thu hút khoảng trên 10000 lao động trong và ngoài địa phƣơng. Các loại hình sản xuất hiện nay trong xã bao gồm hơn 120 lò đúc và gần 100 lò nung dạng hộp, 49 hộ có máy cán thép và khoảng 30 hộ kinh doanh các loại hình dịch vụ và tạp vụ [9].

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu tại làng nghề là rất lớn: - Lƣợng than đá: trên 30000 tấn/năm

- Lƣợng củi khoảng 320 tấn/năm - Dầu FO: 260 tấn/năm

- Điện: 48 – 60 triệu KWh/năm - Nƣớc sử dụng: 4620000 m3/năm.

Hầu hết diện tích đất ở và phần diện tích hai bên đƣờng liên xã, dọc theo sông Ngũ Huyện Khê đƣợc sử dụng làm nhà xƣởng, nơi tập kết vật liệu. Với diện tích thao tác chật hẹp, hệ thống điện, nƣớc lắp đặt tuỳ tiện, không an toàn. Đặc biệt là không có hệ thống cấp nƣớc và thu gom nƣớc thải, toàn bộ chất thải từ các cơ sở sản xuất đều đƣợc các hộ thải trực tiếp ra phía sau nhà- bờ sông Ngũ Huyện Khê.

Với sự phát triển về qui mô, sự mở rộng sản xuất một cách ồ ạt, sự qui hoạch không theo kịp sự phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, mật độ xe vận chuyển ra vào tấp nập… khiến Châu Khê trở thành một đại công trƣờng với khói, Đa Hội: ƣớc tính tổng lƣợng chất thải rắn tại cụm sản xuất công nghiệp khoảng 35 – 40 tấn/ngày, chủ yếu là xỉ kim loại và xỉ than. Ngoài ra, còn một lƣợng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 2 - 4 tấn/ngày [10]. Lƣợng rác thải này chƣa đƣợc thu gom mà đổ dọc hai bên bờ sông. Chính quyền địa phƣơng dự báo, với tốc độ phát thải nhƣ hiện nay, nếu không có các giải pháp quản lý, qui hoạch xử lý rác thải thì lòng sông trên địa phận chảy qua xã Châu Khê có thể bị lấp hoàn toàn trong vòng 5 – 7 năm tới.

Bên cạnh đó, khí thải tại Châu Khê chủ yếu là khí lò từ quá trình đốt nhiên liệu than, khí CO2 với ƣớc tính khoảng 255 tấn và một lƣợng bụi lên tới 6 tấn. Nhiệt độ môi trƣờng trong khuvực luôn cao hơn so với nhiệt độ khu vực xung quanh từ 5– 7 độ.

37

Hiện nay, chất lƣợng nƣớc sông chảy qua đoạn xã Châu Khê đang bị ô nhiễm nặng bởi lƣợng nƣớc thải hàng ngày lên tới trên 7500 – 8000 m3/ngày và thể hiện rõ nét bởi sự ô nhiễm nhiệt, nhiệt độ của nƣớc thải tại các xƣởng cán, kéo lên tới trên 50OC có thể thải trực tiếp xuống sông, huỷ hoại môi trƣờng sinh vật trên lƣu vực [20]. Đặc biệt có 25 hộ sản xuất các loại dây thép bằng công nghệ mạ kẽm ngay trong khu dân cƣ. Quá trình tẩy rửa bề mặt phải sử dụng một số hoá chất có độc tính cao nhƣ axít sunfuric để tẩy rỉ bề mặt, sau đó đƣa qua hệ thống bể chứa kiềm để trung hoà axit trƣớc khi đƣa vào bể mạ để thực hiện phản ứng điện hoá mạ phủ bề mặt.

Toàn bộ lƣợng nƣớc thải có chứa các tác nhân kim loại nặng Fe, Zn, dầu mỡ, axít, kiềm và các chất hữu cơ… chƣa đƣợc xử lý mà thải trực tiếp môi trƣờng xung quanh với nguồn tiếp nhận chính là sông Ngũ Huyện Khê.

Theo các tài liệu kết quả phân tích, hàm lƣợng bụi tại các khu vực đúc, cán kim loại đều vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Quá trình hoạt động của các máy cán, máy đột dập, máy cắt và phƣơng tiện giao thông gây ra ô nhiễm về tiếng ồn rất lớn trong khu vực sản xuất.

Tình hình ô nhiễm tại làng nghề sắt thép Đa Hội xã Châu Khê qua theo dõi và điều tra cho thấy không những không cải thiện đƣợc mà ngày càng trầm trọng hơn, đang ngày càng gây độc hại đối với môi trƣờng sống và ảnh hƣởng lớn đến sức khoẻ ngƣời dân trong khu vực.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)