Phƣơng pháp sắc ký khối phổ

Một phần của tài liệu xác định đồng thời dư lượng kháng sinh nhóm phenicol trong một số loại thực phẩm tươi sống trên địa bàn hà nội bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (Trang 33 - 35)

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trƣớc đó với các phƣơng pháp phân tích sinh hóa, quang phổ, sắc ký lỏng, điện di mao quản đều cho ngƣỡng phát hiện cỡ ppm. Nhƣng khi khối phổ ra đời, ban đầu chỉ đƣợc dùng chủ yếu cho xác định cấu trúc các chất, nhƣng khi đƣợc ghép nối với sắc ký lỏng hiệu năng cao nó đã trở thành một hệ thống có ƣu thế vƣợt trội trong phân tích các chất với khả năng phát hiện ở nồng độ rất thấp.

Trong những năm gần đây, kỹ thuật sắc ký khối phổ đang đƣợc nghiên cứu và áp dụng khá rộng rãi đối với nhóm kháng sinh Phenicol, nhất là khi Chloramphenicol đang dần đƣợc thay thế bằng những kháng sinh thế hệ mới của nó thì việc phân tích và định lƣợng không chỉ dừng lại ở phân tích riêng CAP mà còn mở rộng sang cả nhóm kháng sinh này.

Trên tạp chí về sắc ký công bố năm 2009, tác giả Janzhong Shen cùng với cộng sự đã xác định đồng thời CAP, TAP, FF và FF amin trong cơ và gan gia cầm bằng kỹ thuật sắc ký khí khối phổ với quá trình ion hóa hóa học âm (GC-NCI/MS). Phƣơng pháp sử dụng nội chuẩn CAP-d5, chạy MS với chế độ SIM và đạt đƣợc độ thu hồi từ 78,5 đến 105,5%, độ lệch chuẩn liên quan (RSD) <17%. Giới hạn phát hiện của phƣơng pháp là 0,1ng/g mẫu đối với CAP, 0,5ng/g mẫu đối với các chất còn lại [25]

Trên tạp chí phân tích thế giới, các tác giả Rebecca S. Nicolich và cộng sự đã nghiên cứu thành công và áp dụng phƣơng pháp phân tích đó để kiểm soát CAP trong các mẫu sữa tại thị trƣờng Brazil bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ. Phƣơng pháp có độ thu hồi trên 95% và giới hạn phát hiện là 0,09ng/mL [30].

Cục quản lý dƣợc và thực phẩm của Mỹ cũng đƣa ra một số quy trình tham khảo để phân tích và kiểm soát CAP trong một số mẫu thủy sản bằng kỹ thuật LC- MS/MS vơí khả năng phát hiện 0,08ppb [18, 23]

Trong điều kiện của nƣớc ta, do chiến lƣợc kiểm soát dƣ lƣợng các chất tồn dƣ nói chung và kháng sinh nói riêng chƣa thực sự rõ ràng, khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Các yêu cầu về nghiên cứu phƣơng pháp để lựa chọn đƣợc những điều kiện phân tích và có khả năng ứng dụng vẫn đang đặt ra đặc biệt là khi chất phân tích cần kiểm soát ở lƣợng vết cũng nhƣ cần phải sử dụng thiết bị phân tích yêu cầu kĩ thuật cao nhƣ sắc ký khối phổ.

Phƣơng pháp HPLC phát triển vững chắc trong đầu những năm 70, khi các vật liệu hiệu quả cao đƣợc sản xuất cùng với các tiến bộ về thiết bị cho phép thực hiện đầy đủ năng lực của các loại vật liệu này. Tiếp sau đó kĩ thuật ghép nối HPLC với khối phổ đƣợc ra đời, ngày càng phát triển mạnh hơn và thể hiện tính ƣu việt của nó trong phân tích nhiều loại hợp chất khác nhau. Nguyên lý hoạt động của nó là các cấu tử đƣợc tách khỏi cột sắc ký sẽ lần lƣợt đƣợc đƣa vào nguồn ion của máy khối phổ. Tại đó, chúng đƣợc phân mảnh và đƣợc tách khối nhờ một từ trƣờng rồi đi vào bộ nhân quang để chuyển hóa thành tín hiệu điện. Ứng với mỗi một pic trên sắc ký đồ sẽ nhận đƣợc một khối phổ đồ riêng biệt và hoàn chỉnh [8]

Kỹ thuật ghép nối LC-MS này đƣợc phát triển rất nhanh và cho đến nay đã trở nên khá phổ biến với nhiều ƣu điểm đặc trƣng đó là: sử dụng các hợp chất đồng vị đánh dấu làm chất chuẩn để làm tăng độ chính xác của phép phân tích, có thể xác định thành phần nguyên tố của hợp chất nếu sử dụng thiết bị có độ phân giải cao và có thể phân tách đƣợc các pic sắc ký không phân tách trên cơ sở sự khác nhau về phổ khối của chúng, nghiên cứu đƣợc các hợp chất không bền, tách và nhận biết đồng thời hỗn hợp nhiều cấu tử, lƣợng mẫu nhỏ. Ngoài ra, thiết bị sắc ký lỏng còn có thể ghép nối với nhiều thiết bị phổ khác nhau nhƣ: cộng hƣởng từ hạt nhân, phổ hồng ngoại chuyển hóa Fourier, quang phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử…[15, 17]

Hình 1.1 Sơ đồ thiết bị lỏng khối phổ (LC/MS)

Một phần của tài liệu xác định đồng thời dư lượng kháng sinh nhóm phenicol trong một số loại thực phẩm tươi sống trên địa bàn hà nội bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)