d/ Tốc độ dòng pha động
3.2.2 Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lƣợng (LOQ) của phƣơng pháp
pháp
Để xác định giới hạn phát hiện, chúng tôi dùng chuẩn hỗn hợp CAP và FF 2ppb rồi tiến hành thêm chuẩn trên nền mẫu thực (cũng là mẫu trắng không chứa chất phân tích) để nồng độ cuối cùng (sau khi qua tất cả các bƣớc xử lý mẫu) thu đƣợc ở các mức khác nhau (và <2ppb). Tiến hành đo chất phân tích thu đƣợc sắc đồ. Từ sắc đồ chúng tôi đo tỉ số tín hiệu/nhiễu.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định LOD dựa trên tỉ số tín hiệu/nhiễu (S/N). Trong đó: S là chiều cao tín hiệu của chất phân tích; N là nhiễu đƣờng nền
LOD đƣợc chấp nhận là nồng độ mà tại đó tín hiệu lớn gấp 3 lần nhiễu đƣờng nền (S/N=3).
Cũng theo phƣơng pháp này LOQ đƣợc chấp nhận là nồng độ mà tại đó tín hiệu lớn gấp 10 lần nhiễu đƣờng nền (S/N = 10)
Nhƣ vậy LOQ = 3,3 LOD
Hình 3.18 Sắc đồ hai mảnh định lượngcủa CAP và FF thêm chuẩn trên nền mẫu trắng phương pháp với nồng độ 0,03 ng/ml
Theo sắc đồ trên: - Với CAP: S/N = 2H/h = 68x2/40 = 3,4 - Với FF: S/N = 2H/h = 240x2/50 = 9,6
Vậy sắc đồ trên tƣơng ứng với LOD của CAP và LOQ của FF. Từ kết quả này có thể thấy giới hạn phát hiện (LOD) của phƣơng pháp đối với CAP là 0,03 ng/ml tƣơng ứng với giới hạn định lƣợng LOQ = 0,03x3,3 = 0,1ng/ml.
Giới hạn định lƣợng đối với FF = 0,03ng/ml tƣơng ứng cho giới hạn phát hiện LOD=LOQ/3,3 = 0,01ng/ml.
Tính toán theo 2.2.5.e, ta thu đƣợc giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của phƣơng pháp trên nền mẫu thực (ng chất phan tích/g mẫu thực) nhƣ sau:
CAP : LOD 0,009ng/g; LOQ 0,03ng/g FF: LOD 0,003ng/g; LOQ 0,009ng/g